Điểm Trọng Yếu Quan Tâm Đầy Đủ Đối Với Người Sắp Chết - Thích Nguyên Định - Dịch

03 Tháng Tám 201000:00(Xem: 28038)

ĐIỂM TRỌNG YẾU QUAN TÂM ĐẦY ĐỦ
ĐỐI VỚI NGƯỜI SẮP CHẾT

Thích Nguyên Định - dịch

Con người là do xác thịt và tâm thức hòa hợp nhau mà thành. Xác thịt cuối cùng rồi sẽ bị hoại diệt, còn tâm thức thì lại không bị diệt mất. Thế nên, mối quan tâm đầy đủ cho lúc sắp mất không chỉ xem trọng giảm bớt sự đau khổ cho thân xác người bệnh, mà điều cần thiết hơn hết là phải hướng dẫn tâm thức người bệnh vãng sanh về thế giới cực lạc Tây phương của Phật A Di Đà, để mãi mãi hưởng thọ sự an lạc rốt ráo chân thật.

Người lúc sắp mất do vì các cơ năng trong thân thể dần dần bị hoại đi, nên thân thể phải cảm nhận sự đau khổ tột bậc. Người xưa đã hình dung cảnh tượng người sắp qua đời giống như là " con rùa sống bị lột mai" hay " gió đao xẻ thân", tức là khiến cho sau khi tắt hơi thở vì thần thức chưa rời khỏi xác liền, nên vẫn còn có tri giác, thân thể cũng theo đó mà nhận lãnh mọi thứ đau khổ. Lúc này, phương thức quan hoài lúc lâm chung của người thân chính xác hay không sẽ trực tiếp giảm nhẹ hoặc tăng thêm phần đau khổ của người bệnh, đồng thời đối với sự hướng về tâm thức của bệnh nhân cũng sai đi một ly thành thua thất ngàn dặm. Nhân đó mà đối với chuyện xử lý đại sự của người sắp mất, ngàn muôn lần phải thận trọng. Mối quan hoài chính xác đối với người sắp mất thì mỗi cá nhân hẳn phải coi trọng và học tập. 

Thông thường, ở thế tục, việc làm của người thân đối với kẻ sắp mất thì phần nhiều giống như đã rơi xuống giếng mà lại còn lấp đá theo, tăng thêm rất nhiều sự đau khổ không cần thiết. Hành động lầm lẫn của họ đại khái có mấy loại sau : 

1. Quá chậm trễ đưa người bệnh về nhà, cho đến trong quá trình trở về nhà lại chích thuốc trợ tim để duy trì mạng sống. 

2. Ở trước người bệnh, khóc lóc buồn thương kêu gào, hoặc đối với người bệnh nói một vài lời tình cảm thân ái, hoặc đối với người bệnh hiện ra dáng vẻ buồn đau, hoặc ở gần bên người bệnh rảnh rang nói chuyện tạp, làm rối động đến tâm trí và sự buồn bã của người bệnh, chỉ tăng thêm sợ hãi buồn khổ không có ý nghĩa gì. 

3. Người bệnh đã gần dứt hơi thở, miễn cưỡng vì họ mà tắm rửa thay đồ hoặc bệnh nhân sau khi tắt hơi thở mới vì họ làm. 

4. Người bệnh trước hoặc sau khi tắt hơi, bị tùy ý xúc chạm hoặc di chuyển tạo thành nỗi khổ đau, khiến cho người bệnh mất đi chánh niệm. 

5. Người bệnh sau khi tắt hơi thở vài tiếng đồng hồ, liền dùng băng khô đông lạnh, hoặc nhập liệm ngay ngày hôm ấy, hoặc trong ngày hôm đó đưa vào hộc ướp lạnh của nhà quàn. 
Một vài cử động trên đối với thần thức của người bệnh sắp hoặc chưa lìa khỏi thân xác, có thể nói đây là một thảm kịch ngược đãi của mọi người trong gia đình. Nó rất có ảnh hưởng sâu xa đến người bệnh, ép buộc tâm thức người bệnh rơi vào các ác đọa, chịu khổ nhiều kiếp khó mong ra khỏi. 

Những phương pháp xử lý có lợi ích đối với người bệnh. Người bệnh đang ở trong lúc nguy ngập, được thầy thuốc cho phép, sớm đem người bệnh về nhà để cho họ trong tư thế thật dễ chịu và bảo người bệnh hãy nghỉ ngơi, nằm ngay ngắn hoặc ngồi, tùy theo mình quan sát nhu yếu của bệnh nhân mà quyết định, trong phòng bệnh phải duy trì sự thanh tịnh an toàn để giúp đỡ tâm hồn người bệnh được an lành. Nếu người bệnh có tín ngưỡng tôn giáo thì có thể theo tôn giáo mà họ tín ngưỡng ở bên cạnh họ cầu nguyện, khiến cho tâm thần của người bệnh có chỗ nương tựa mà sanh lòng hoan hỉ. Nếu người bệnh tín ngưỡng theo Phật giáo hay không tín ngưỡng theo tôn giáo nào thì có thể ở bên thân họ mà xưng niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, bảo người bệnh rằng : " Bốn đại chỉ là khổ không, đời người như ảo mộng. Vậy nên cùng với công đức bổn nguyện của Đức Di Đà và sự trang nghiêm thù thắng ở thế giới Cực Lạc mới là chân thật". Chỉ dạy cho người bệnh không nên nhớ nghĩ tài sản và con cháu, không nên nhớ lại mọi chuyện thế gian, dặn dò người bệnh phải buông bỏ muôn duyên, luôn nhớ nghĩ đến Phật Di Đà, toàn tâm toàn ý lắng nghe mọi người niệm Phật, đồng thời cũng cùng niệm hoặc trong tâm niệm theo mọi người. Lại đề tỉnh người bệnh rằng nếu thấy được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, phải thật vui vẻ, nên theo cùng Ngài vãng sanh về thế giới "Cực Lạc". Lúc hơi thở của người bệnh sắp dứt hoặc chưa dứt, cho đến sau khi tắt hơi thở ít nhất là 8 giờ, không nên sờ mó hoặc động đậy di dời người bệnh, không nên tắm rửa thay quần áo cho người bệnh, không nên ở gần người bệnh mà khóc lóc om sòm. Người có tại nơi ấy phải đồng thanh niệm Phật. 

Nguyện xử lý đúng như pháp khi lâm chung để giúp đỡ đưa tiễn thần thức của người bệnh vãng sanh về thế giới Cực Lạc Tây phương, chỉ có an vui, không đau khổ. Điều đó nên đối với người bệnh mà nói, chính là sự giúp đỡ rất lớn và cũng chính là đạo hiếu rất lớn đối với con cái, đồng thời trong gia đình cũng đạt được sự lợi ích không đâu bằng. 

Nam mô A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10532)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9196)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10299)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6371)
Kinh nghiệm cận tử đã thu hút nhiều chú ý gần đây. Năm 2014, bộ phim Heaven Is for Real (Thiên đường có thật), kể về một cậu bé nhỏ nói với cha mẹ mình là cậu đã lên chơi ở thiên đường khi đang được phẫu thuật cấp cứu, đã đem về doanh thu đáng ngưỡng mộ $91 triệu tại Hoa Kỳ. Cuốn sách chuyển thể thành bộ phim xuất bản vào năm 2010, bán được khoảng 10 triệu bản và chiếm 206 tuần trong danh sách bán chạy nhất của New York Times.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7108)
Đã có những bệnh viện và trung tâm lớn hiện đang chữa rất hiệu quả bệnh nan y mà nếu so với phương pháp Thực Dưỡng, nó gần như trùng khít. Sự kết hợp giữa Tây y và Thực Dưỡng sẽ là năng lượng cho bước tiến dài của ngành Y học thế giới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 6080)
Cuối cùng thì những dự định, hi vọng, ước mơ, hoài bão cũng chỉ là khói bụi tan đi như những đám mây trên bầu trời mênh mông, vô tận kia. Đến một ngày rồi ai ai cũng đều phải trả lại cho đất trời những gì đã vay mượn để trở về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 6152)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 6616)
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 23215)