Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

29 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 26457)

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau
Susanta Nguyễn dịch từ nguyên tác của Ahjan Sumedho

tim-hieu-ban-chat-kho-dau-contentĐạo Phật thường quán niệm và suy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại. Trong đạo Phật, khổ đau không nhất thiết đến từ một thảm kịch lớn lao hay một nỗi bất hạnh kinh hoàng nào mà nó chỉ đơn giản là tình cảm bất toại nguyện, không hạnh phúc và thất vọng mà tất cả chúng ta đều trải qua nhiều lần trong đời. Khổ đau là kinh nghiệm chung của cả nam lẫn nữ, cả người giàu lẫn người nghèo. Dù chung ta khác biệt về màu da và dân tộc, khổ đau vẫn là sợi dây ràng buộc và nối kết chúng ta lại với nhau.

Vì thế, trong Đạo Phật, khổ đau được xem là một sự thật thánh thiện. Tuy nhiên, khi Đức Phật thuyết giảng về khổ đau như một sự thật thánh thiện, Ngài không có ý muốn khuyên chúng ta bám vào kinh nghiệm khổ đau và mù quáng tin vào đó như một sự thật tuyệt đối. Trái lại, Ngài dạy chúng ta dùng kinh nghiệm khổ đau như một chân lý thánh thiện để quán niệm và suy tưởng. Chúng ta quán tưởng: Khổ đau là gì? Thực chất của nó là gì? Tại sao ta đau khổ? Đau khổ về cái gì?…

Hiểu biết được bản chất của khổ đau là một kinh nghiệm quan trọng. Với kinh nghiệm riêng của mình, bạn hãy thử suy nghĩ. Trong đời, bạn đã dành bao nhiêu thời gian để tránh né hoặc chạy trốn những điều phiền lòng hay những gì bạn chán ghét? Xã hội mà chúng ta đang sống đã bỏ ra bao công sức để đi tìm hạnh phúc và lạc thú ở đời và trốn tránh những điều khó chịu và những gì chúng ta không ưa thích? Chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc trong một giây phút nào đó, say mê, miệt mài trong một khoảnh khắc nào đó để đạt được những điều mà chúng ta không cho là khổ đau; thí dụ như một tình cảm sôi nổi và hứng thú, một mối tình lãng mạn, một cuộc phiêu lưu kỳ thú, những cảm giác êm dịu của thân xác, được ăn những món ngon vật lạ, nghe tieng nhạc êm dịu, hay nhiều thứ khác nữa. Nhưng thật ra, chúng ta làm tất cả những điều này chỉ là để tránh xa và xua đuổi những sợ hãi, bất mãn, lo âu và phiền muộn, những điều luôn là bóng ma lảng vảng trong tâm thức chưa giác ngộ của chúng ta. Ngày nào mà con người còn sống trong vô minh, không chịu nhìn thẳng vào khổ đau và tìm hiểu bản chất của khổ đau thì họ sẽ tiếp tục bị ám ảnh và không ngừng lo âu, sợ hãi về chính cuộc sống của mình.

Để hiểu được khổ đau, chúng ta phải chấp nhận thay vì tìm cách xua đuổi và chối bỏ khổ đau, hay đổ lỗi cho người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng khổ đau có nguyên nhân của nó và rằng sự xuất hiện của khổ đau tùy thuộc vào một số điều kiện. Đó là những điều kiện tâm lý do chúng ta tự tạo hay do nếp sống văn hóa của môi trường xã hội và gia đình huân tập. Kinh nghiệm sống và quá trình huân tập tâm lý này bắt đầu ngay từ lúc chung ta lọt lòng mẹ. Gia đình, tập thể, cộng đồng, trường học, tất cả những định chế này đã gieo trồng và nuôi dưỡng trong tâm chúng ta những định kiến, thiên kiến, và quan điểm – cả thiện lẫn bất thiện.

Giờ đây, nếu chúng ta không thật sự nhìn thẳng vào những điều kiện tâm lý này, xem xét và tìm hiểu bản chất thật sự của chúng, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục bị chúng sai khiến, chúng ta sẽ hiểu và diễn giải kinh nghiệm sống của mình qua những cái nhìn lệch lạc. Nhưng nếu chúng ta xem xét và tìm hiểu chính bản chất của sự đau khổ, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với những tình cảm như kinh sợ, ham muốn và khát khao, và rồi chúng ta sẽ khám phá ra rằng bản chất thật của chúng ta không phải là những ham muốn hay sợ hãi này. Bản chất thật của chúng ta hoàn toàn không tùy thuộc vào bất cứ điều kiện nào.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 3 | Susanta Nguyễn dịch từ nguyên tác của Ahjan Sumedho

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2016(Xem: 6325)
Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice)
12 Tháng Ba 2016(Xem: 8177)
Hiện nay, hầu hết người ta đều nghĩ rằng võ học Trung Quốc là xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm là do Bồ-đề Đạt- ma sáng tạo, và Dịch cân kinh là thánh điển của võ học Thiếu Lâm! Nhưng thực ra quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Võ học Trung Quốc đương nhiên không xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm không phải do Bồ-đề Đạt-ma sáng lập, và Dịch cân kinh cũng không phải là công phu của Phật môn.
01 Tháng Ba 2016(Xem: 6488)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati ) vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào.
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 8027)
Miêu tả 2.500 trường hợp thuộc dữ liệu của trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ) được các nhà nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận kể từ khi bác sĩ Ian Stevenson nghiên cứu trường hợp đầu tiên cách đây 40 năm. Tiền kiếp - có hay không? trình bày các trường hợp này một cách rõ ràng và đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn có thể tồn tại sau khi bộ não chết đi. Đây là một cuốn sách thú vị và gợi suy nghĩ; nó có thể thách thức và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của độc giả về sự sống và cái chết.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7344)
Nội dung chính của quyển sách như chính tác giả xác định trong phần giới thiệu là “để chuyển tải thông tin cực kỳ quan trọng” về cái khám phá “hạt nhân” của sức khoẻ tim mạch – một phân tử nhỏ bé mang tên Nitric Oxide. NO – như cách gọi của các nhà hóa học – được cơ thể sản sinh ra đặc biệt nhằm giúp các động mạch và mạch máu không bị xơ vữa gây đột quị
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10392)
Vì vậy, ngày hôm nay, tất cả con cái, người thân tụ tập nơi đây với nhau, con hãy suy xét xem bằng cách nào cha mẹ của mình lại có thể trở thành con cái của mình đời hiện tại. Trong những đời trước con là con cái của cha mẹ, bây giờ họ trở thành con của con. Trí nhớ của họ giảm đi, đôi mắt của họ mờ đi. Đôi khi họ cắt ngang lời nói của con. Hãy đừng để những điều này làm lãng xao dòng tâm. Tất cả những ai đang chăm sóc người bệnh đều phải biết buông xả.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6469)
Cấy ghép bộ phận cơ thể trở thành một cách điều-trị y-khoa đã được chấp nhận, để thay thế các bộ phận cơ thể đang hư-hỏng ở vào giai-đoạn cuối. Tuy nhiên, chỉ có bản thân chúng ta là có thể giúp cho việc hiến tạng thành công. Sau đây là một số sự thật quan trọng về việc hiến tặng bộ phận cơ thể:
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8795)
Quả là một chuyện không được cho là bình thường vì đang khỏe mạnh yêu đời mà lại đi đến các nhà quàn hỏi thăm vấn đề hỏa táng hay chôn cất người chết vì nhiều người quan niệm rằng nói về cái chết là một điều cấm kỵ, có thể mang lại vận sui vào người.
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5060)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.