Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

29 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 26536)

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau
Susanta Nguyễn dịch từ nguyên tác của Ahjan Sumedho

tim-hieu-ban-chat-kho-dau-contentĐạo Phật thường quán niệm và suy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại. Trong đạo Phật, khổ đau không nhất thiết đến từ một thảm kịch lớn lao hay một nỗi bất hạnh kinh hoàng nào mà nó chỉ đơn giản là tình cảm bất toại nguyện, không hạnh phúc và thất vọng mà tất cả chúng ta đều trải qua nhiều lần trong đời. Khổ đau là kinh nghiệm chung của cả nam lẫn nữ, cả người giàu lẫn người nghèo. Dù chung ta khác biệt về màu da và dân tộc, khổ đau vẫn là sợi dây ràng buộc và nối kết chúng ta lại với nhau.

Vì thế, trong Đạo Phật, khổ đau được xem là một sự thật thánh thiện. Tuy nhiên, khi Đức Phật thuyết giảng về khổ đau như một sự thật thánh thiện, Ngài không có ý muốn khuyên chúng ta bám vào kinh nghiệm khổ đau và mù quáng tin vào đó như một sự thật tuyệt đối. Trái lại, Ngài dạy chúng ta dùng kinh nghiệm khổ đau như một chân lý thánh thiện để quán niệm và suy tưởng. Chúng ta quán tưởng: Khổ đau là gì? Thực chất của nó là gì? Tại sao ta đau khổ? Đau khổ về cái gì?…

Hiểu biết được bản chất của khổ đau là một kinh nghiệm quan trọng. Với kinh nghiệm riêng của mình, bạn hãy thử suy nghĩ. Trong đời, bạn đã dành bao nhiêu thời gian để tránh né hoặc chạy trốn những điều phiền lòng hay những gì bạn chán ghét? Xã hội mà chúng ta đang sống đã bỏ ra bao công sức để đi tìm hạnh phúc và lạc thú ở đời và trốn tránh những điều khó chịu và những gì chúng ta không ưa thích? Chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc trong một giây phút nào đó, say mê, miệt mài trong một khoảnh khắc nào đó để đạt được những điều mà chúng ta không cho là khổ đau; thí dụ như một tình cảm sôi nổi và hứng thú, một mối tình lãng mạn, một cuộc phiêu lưu kỳ thú, những cảm giác êm dịu của thân xác, được ăn những món ngon vật lạ, nghe tieng nhạc êm dịu, hay nhiều thứ khác nữa. Nhưng thật ra, chúng ta làm tất cả những điều này chỉ là để tránh xa và xua đuổi những sợ hãi, bất mãn, lo âu và phiền muộn, những điều luôn là bóng ma lảng vảng trong tâm thức chưa giác ngộ của chúng ta. Ngày nào mà con người còn sống trong vô minh, không chịu nhìn thẳng vào khổ đau và tìm hiểu bản chất của khổ đau thì họ sẽ tiếp tục bị ám ảnh và không ngừng lo âu, sợ hãi về chính cuộc sống của mình.

Để hiểu được khổ đau, chúng ta phải chấp nhận thay vì tìm cách xua đuổi và chối bỏ khổ đau, hay đổ lỗi cho người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng khổ đau có nguyên nhân của nó và rằng sự xuất hiện của khổ đau tùy thuộc vào một số điều kiện. Đó là những điều kiện tâm lý do chúng ta tự tạo hay do nếp sống văn hóa của môi trường xã hội và gia đình huân tập. Kinh nghiệm sống và quá trình huân tập tâm lý này bắt đầu ngay từ lúc chung ta lọt lòng mẹ. Gia đình, tập thể, cộng đồng, trường học, tất cả những định chế này đã gieo trồng và nuôi dưỡng trong tâm chúng ta những định kiến, thiên kiến, và quan điểm – cả thiện lẫn bất thiện.

Giờ đây, nếu chúng ta không thật sự nhìn thẳng vào những điều kiện tâm lý này, xem xét và tìm hiểu bản chất thật sự của chúng, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục bị chúng sai khiến, chúng ta sẽ hiểu và diễn giải kinh nghiệm sống của mình qua những cái nhìn lệch lạc. Nhưng nếu chúng ta xem xét và tìm hiểu chính bản chất của sự đau khổ, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với những tình cảm như kinh sợ, ham muốn và khát khao, và rồi chúng ta sẽ khám phá ra rằng bản chất thật của chúng ta không phải là những ham muốn hay sợ hãi này. Bản chất thật của chúng ta hoàn toàn không tùy thuộc vào bất cứ điều kiện nào.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 3 | Susanta Nguyễn dịch từ nguyên tác của Ahjan Sumedho

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10631)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9273)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10352)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6415)
Kinh nghiệm cận tử đã thu hút nhiều chú ý gần đây. Năm 2014, bộ phim Heaven Is for Real (Thiên đường có thật), kể về một cậu bé nhỏ nói với cha mẹ mình là cậu đã lên chơi ở thiên đường khi đang được phẫu thuật cấp cứu, đã đem về doanh thu đáng ngưỡng mộ $91 triệu tại Hoa Kỳ. Cuốn sách chuyển thể thành bộ phim xuất bản vào năm 2010, bán được khoảng 10 triệu bản và chiếm 206 tuần trong danh sách bán chạy nhất của New York Times.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7152)
Đã có những bệnh viện và trung tâm lớn hiện đang chữa rất hiệu quả bệnh nan y mà nếu so với phương pháp Thực Dưỡng, nó gần như trùng khít. Sự kết hợp giữa Tây y và Thực Dưỡng sẽ là năng lượng cho bước tiến dài của ngành Y học thế giới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 6126)
Cuối cùng thì những dự định, hi vọng, ước mơ, hoài bão cũng chỉ là khói bụi tan đi như những đám mây trên bầu trời mênh mông, vô tận kia. Đến một ngày rồi ai ai cũng đều phải trả lại cho đất trời những gì đã vay mượn để trở về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 6199)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 6671)
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 23277)