Bàn Tay Với Tìm Hy Vọng - Cư Sĩ Liên Hoa

26 Tháng Mười 201000:00(Xem: 42741)

BÀN TAY VỚI TÌM HY VỌNG
Cư sĩ Liên Hoa

baolut-04Dù đã biết trước những ngày lũ lụt, bão tố sẽ đến, do tin tức về thời tiết được thông báo, cần đến sự phòng chống, ngăn ngừa, lánh nạn, nhưng rồi cũng không tránh khỏi, nhất là đối với hoàn cảnh khốn khổ, nghèo nàn của đồng bào quê hương, của những dân tộc, mà những vùng bị lũ lụt, thiên tai vẫn còn thiếu thốn đủ mọi phương diện, hạn chế khả năng, phương tiện chống chỏi…hoặc cũng không thể nào làm ngưng được những cơn thịnh nộ của cuồng phong, mưa gió, nước dâng, lũ lụt, cũng như, nhiều khi có sự phụ hoạ hoặc có bàn tay của con người, do lòng tham sân si, vị kỷ…tiếp sức.

Làm sao có thể bỏ nơi là nhà cửa, tài sản cỏn con còn ở đó? Làm sao có thể rời xa nơi có người thân, họ hàng, bè bạn? Làm sao có thể dứt tình ra đi khi bao tấm lòng thân thương, làng xóm vẫn còn đậm đà tình tự đâu đây? Bão đã kéo con người xa nhau, gió đã cuốn bao tấm lòng rời rạc, mưa đã lau khô nước mắt con người, lũ lụt cuốn đi, chỉ để lại là khoảng trống vắng bao la, hoang tàn, mất mác. Tất cả chỉ còn là nước và nước….lênh láng, mênh mông..

Màn hình TV, tin tức trên các nhật báo, truyền thanh … đưa lên những hình ảnh bi thảm, cầu cứu, rền vang những tin tức ghi nhận, lời kêu gọi cứu giúp …tất cả mọi diễn biến đều nói lên những khổ cảnh, yếu đưối của con người trước thiên nhiên, và kêu gọi lương tâm, từ tâm của mọi người để trợ giúp, cứu giúp, chia sẻ…

Người con Phật là những người áp dụng lời Phật dạy vào đời để chuyển hoá thân tâm, hiểu rõ “ba cõi không an, mọi nơi chốn đều vô thường”, nhưng tự nguồn tâm, lại khơi dậy từ lực có mặt, bùng phát, nhìn thấu rõ những khổ cảnh của đồng loại, trước những bất lực và nghiệp lực đem lại, chợt dâng lên những nổi niềm xót xa, tiếp cận…

mắt em đó sao, đâu rồi nước mắt
có phải chăng, mưa đã lấy đi xa
em ngồi đó, ngàn thu còn vang tiếng
bàn tay mòn, vung vẫy giữa biển khơi

loài người ơi, đâu tiếng nói con người
em thổn thức, buông van lời tình tự
mỗi trái tim thôi, kêu gọi lòng người
em mòn mỏi, khan lời cầu tha thiết….

Tôi đã lặng người, xúc cảm, nước mắt cay cay, lòng thật xốn xang, bối rối. Đừng nói tôi phải lặng tâm lúc nầy, vì đó là do nghiệp lực. Đừng kêu tôi im tiếng, vì đó là chuyện vượt khỏi tầm tay. Đừng bắt tôi nhắm mắt, lãng quên, vì đôi tai tôi thính, còn nghe tiếng kêu gọi. Vì, trong trái tim tôi, tôi muốn nói, muốn kêu gào lên giữa đất trời… xin bàn tay của mọi người chia sẻ, xin cho trái tim mở rộng, và xin cho giọt nước mắt vẫn còn tươi đẹp trên đôi mắt của mọi người…vì chúng ta là con người, đồng chủng loại….

Này anh, này chị,
đừng đổ nước vào tôi làm ướt
đừng làm tung toé
nước rất cần cho nhiều nơi khan hiếm
vùng hạn hán, nơi thiên tai
nơi đây, chúng ta có đủ
đừng đùa giỡn
đừng làm phung phí
hãy ngủ đi
chờ một ngày mới
có ánh nắng chói chang
có ngọn gió chạy nhảy vui đùa
có tiếng cười dòn,
vỡ ra giữa bầu trời
có tôi, có mọi người
đời có khi buồn lo
cũng có lúc vui tươi
có nước mắt
cũng có nụ cười rạng rỡ
như chuyện của đời thường
sáng tối
này mẹ, này cha
hình có tiếng gì vang dội
như xô ngả mọi vật
tràn lan, chấn động
cuốn trôi...
con rất sợ
sao chân con lạnh
sao thân con ướt
sao nước đâu lại đổ
đẩy xuống nhà mình
khắp mọi nơi
cha mẹ đâu rồi?
anh chị em … con đâu?
sao nhà cửa trôi đi
sao đồ đạc chìm nghỉm,
dấu vết không còn
cha mẹ ơi! cứu con
chỉ có tình yêu thương
như tình của bà mẹ vì con
mới có nghị lực,
hy sinh, cứu giúp
con ngộp thở quá
hãy ráng đập vỡ ngói nhà
cạy lên vài miếng ngói
làm lỗ hỗng
Ráng vươn lên
để chúng ta thở
được nhìn thấy ánh sáng
đưa những bàn tay với cao lên
cao lên nữa
như đêm tối có ánh đèn
cất lên lời kêu gào
kêu gào thật to, thật lớn
cho vang rền không gian
cho lũ lụt ngưng lại
cho loài người thương yêu
cho những ai gây nên nạn tai
xin hãy dừng lại
vì lương tâm con người
những ai tham lam
xin hãy nhìn lại
đây là đồng loại
đây là con người
con người thì có tình thương yêu
xin cứu chúng tôi
hy vọng sẽ sống sót
chúng ta sẽ sống sót
mọi người sẽ nhìn thấy
bóng dáng con người
yếu đuối bất lực
trước nghiệp cảnh diễn bày
mọi người sẽ động lòng
vì trong tâm
ai cũng mang giống người
hạt giống của tình thương
hạt giống của chia sẻ, thương yêu
bàn tay với cao lên
tiếng nói cất cao lên
để được thở
hít khí trời trong sáng
dù dưới chân
dù chung quanh
nhà tan, cửa nát
nước tràn lan như cánh đồng nước
nhưng vẫn còn hy vọng
vì tình người không bao giờ mất
dù trước bao nhiêu nghiệt ngã,
nghịch cảnh vây quanh
thì tình yêu thương vẫn còn
em đừng sợ
dù đất trời có nghiêng ngả
lòng con người vẫn không thay đổi
em đừng sợ
hãy vươn tay lên
cho hy vọng vẫn còn,
đâu đây, thật gần gũi
thật tình người ....

Trái tim của con người thật là tuyệt đẹp, thật là kỳ diệu, là chiếc chìa khoá vô tâm, vô tự, vô hình, vô tướng, vô vọng, vô niệm…nhưng có khả năng mở ra tất cả cánh cửa của các cảnh giới, và đem con người gần lại với nhau, sẻ chia chân thành, thương yêu đùm bọc…. bởi vì nhận thức được rằng “ mọi người đều có Tánh Phật và sẽ trở thành vị Tỉnh thức”, nên quí trọng, tri â

Ghi lại những cảm xúc…

Ngày 25.10.2010

video-iconXem video clip: Thương Người Miền Trung: Nhạc và lời của Nhạc sĩ Lê Minh Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9645)
Không ai biết tên thật của ông, họ chỉ gọi ông là ông Hai. Những ai đến chùa Phật Quang, đường Đào Duy Từ, quận 10, kế sân vận động Thống nhất cũ của Sài gòn, đều bắt gặp người đàn ông lưng còng, tay chân cong vẹo, đi đứng khó khăn, khổ người khô khốc.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4373)
Trước đây, tôi vẫn thường nghe kể về một cô gái người Thụy Sĩ, ở cái tuổi hai mươi, nhân dịp qua Việt Nam du lịch, thấy trẻ mồ côi tật nguyền bèn nhủ lòng từ bi, muốn giúp đỡ chúng.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6907)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có một câu ca dao lục bát rất hay đáng để chúng ta phải chiêm nghiệm: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong – Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình”. Nó mang tính nhân văn sâu sắc với những thương cảm, xót xa của kẻ đã từng “dư thừa”bắt đầu thấm thía hoàn cảnh của người “thiếu thốn”để từ đó biết đến sự thương cảm và chia sẻ.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 4753)
Mục đích truyền thống của Phật giáo là đạt tới sự giác ngộ; như thế sẽ cần tới trọn một đời cho thiền tập và định tâm lặng lẽ. Tuy nhiên, một nhà sư, Hòa thượng Pomnyun Sunim, từ lâu đã quyết định rằng việc thiền tập của thầy phải đi song song với hoạt động. Từ đó, thầy theo đuổi một mục tiêu rất khác, nhiều tính trần gian hơn: kết thúc khủng hoảng nhân quyền tại Bắc Hàn.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 4481)
Đối với người tu học Phật Pháp, thì sắc thân và tinh thần là phương tiện tốt nhất để học giáo lý và thực hành Phật Pháp bằng những việc làm tốt đẹp đóng góp cho cộng đồng, bởi vậy Đức Phật đã dạy “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Nghe theo lời Phật dạy, CLB Xuyên Việt, do Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng CEO Thái Hà Books làm Chủ tịch, đã tổ chức chương trình đạp xe – chạy bộ gây quỹ cứu giúp sinh viên Nguyễn Anh Ngọc của ĐH Mỏ Địa Chất Hà Nội.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 5012)
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 3790)
Anh Liên là ngưồi đến Mỹ sớm nhất trong đám chúng tôi. Vừa rồi tôi điện thoại thăm anh. Sau vài câu trao đổi thường lệ về sức khỏe, sinh hoạt có gì lạ, anh cho biết sắp về VN và lần này là lần thứ 28. Tôi buột miệng khen vừa hỏi : Thế là nhất anh rồi, vẫn là việc từ thiện mổ mắt chứ?
22 Tháng Tám 2014(Xem: 8719)
Bạch Thày, thời gian gần đây có quá nhiều câu chuyện phiền não liên quan đến các nhà chùa, làm ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của người dân nói chung và những Phật tử nói riêng với cửa chùa và các công việc thiện nguyện. Hơn lúc nào hết, con thấy những năm trở lại đây công tác từ thiện được mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt quan tâm và nhiệt huyết. Đáng lẽ ra những việc làm tốt đẹp này sẽ phải được “chắp cánh” để thêm nhân rộng, nhân sâu hơn trong cuộc sống
01 Tháng Năm 2014(Xem: 4442)
Công tác mổ mắt giúp người nghèo tại Vietnam năm 2003, phí tổn do 34 nhà hảo tâm tài trợ và do Ô. Bà Nguyễn Quang Liên làm đại diện đã hoàn tất. Tổng số người được mổ là 270, mổ làm 5 đợt trong tháng 12 năm 2003. Cả 5 đợt này đều được mổ tại bệnh viện An Bình, quận 5 Saigon do 3 bác sĩ nhãn khoa giải phẫu. Đó là các bác sĩ Nguyễn cường Nam , Giám Đốc và 2 bác sĩ Mai , Yến với sự trợ giúp của các bác sĩ khác cùng y tá.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 24415)