Nhân cách người tri thức yêu nước

04 Tháng Bảy 201508:18(Xem: 8359)

NHÂN CÁCH NGƯỜI TRI THỨC YÊU NƯỚC
Tâm Chiếu Ngọc

Trong chuyến đi thiện nguyện vừa qua tại Nepal, tôi được tiếp xúc với một tình nguyện viên người địa phương- vị giáo sư đang giảng dạy tại một trường đại học ở thủ đô Kathmandu.

nepal earthquake 1Công việc của anh là làm phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nepal và ngược lại ( ngoài ra còn có một vị sư người Nepal), dẫn dắt mọi người đến các địa điểm thiệt hại nhất, tiếp xúc với người dân địa phương, giúp đoàn giải quyết một số vướng mắc trong quá trình di chuyển bằng phương tiện giao thông, giao lưu với các nơi đoàn ghé qua ….

Hiện tại người dân Nepal đang phải trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn trong sinh hoạt, khổ đau khi mất đi người thân do hậu quả của 2 trận động đất  và những đợt dư chấn vừa qua và mùa mưa cũng đã đến. Gần 2 tháng đã trôi qua nhưng sự khốn khó và đau thương vẫn chưa vơi đi được phần nào. Qua nhiều phương tiện thông tin anh đã chủ động liên lạc với các đoàn cứu hộ quốc tế đến Nepal tham gia phụ giúp mọi người với vốn tri thức và trình độ ngoại ngữ mà mình có.

nepal cuu tro 2
Quang cảnh một bữa cơm cứu trợ

Anh sớm gia nhập với đoàn Việt Nam ngay khi đoàn vừa đến thủ đô Kathmandu, sự thông thạo tiếng Anh và bằng sự nhiệt tình của anh đã đưa mọi người đến được tận nơi và gặp được  những con người đang gặp nhiều khó khăn và bất hạnh do thiên tai.

Anh hòa đồng với đoàn rất nhanh, rào cản ngôn ngữ không ngăn cách được chúng tôi cùng làm việc với nhau, ngoài phiên dịch anh cùng khuân vác hàng hóa, giúp sắp xếp người dân  để các buổi phát quà được diễn ra trật tự và hiệu quả, giúp chúng tôi trong tất cả các tình huống giao tiếp với người địa phương kể cả những việc lặt vặt khác. Khi mọi người nghỉ ngơi, anh lại viết bài, phiên âm, ghi chú tên các địa danh mà đoàn đã đi qua để giúp nhóm thông tin truyền tin tức về Việt Nam .

nepal cuu tro 3
TT. Thích Nhật Từ gắp thức ăn cho người tỵ nạn tại đây.

Anh sát cánh với đoàn từ sáng sớm đến lúc tối khuya, mọi người làm việc, anh làm việc, không phân biệt, lựa chọn, bất cứ việc gì anh cũng làm. Nhìn anh ăn sau cùng, ngồi cuối dãy bàn, ăn cơm Việt với món ănViệt, cùng lau mồ hôi lấm tấm trên trán như mọi người, tôi xem anh gần gũi như không có gì khác biệt. Thỉnh thoảng có những giây phút hiếm hoi rảnh rỗi khi xe di chuyển, anh kể cho chúng tôi nghe về đất nước, con người Nepal với đa sắc tộc, đa tôn giáo và thể chế chính trị hiện hành, phong tục tập quán, nếp sống của người dân bản địa vừa khó khăn vừa thân thiện và có phần nhẫn nại… tất cả để mọi người hiểu, cảm thông và thương yêu đất nước này.

nepal cuu troKhi một quốc gia có biến động phần lớn những người trí thức có những biểu hiện bằng hành động và thái độ khác nhau. Họ am hiểu tình hình, phân tích, đánh giá nguyên nhân, hậu quả… rất tốt, thậm chí họ có thể dự đoán cả tương lai, nói nhiều, bàn tính nhiều nhưng ít khi  trực tiếp đến được những nơi tận cùng của khổ đau. Nhưng người trí thức này sắp xếp lại công việc cùng dấn thân vào thực tế, có thể anh không có nhiều ngàn đô la, nhiều kiện hàng hóa, nhiều vật chất khác và không có vị thế trong chính quyền địa phương hay tiếng nói quyết định trên những bàn tiệc, bàn hội nghị…nhưng anh có lòng tâm từ theo lời Phật dạy, có tri thức, có gương mặt hiền lành, thân thiện, dễ mến và dễ hòa đồng, làm việc hết mình với mọi người, trân trọng những ai đến để chia sẻ đau thương với đồng bào của anh.

Ngày làm việc cuối cùng của chúng tôi ở Nepal rồi cũng kết thúc, anh theo đoàn ra tận sân bay, giúp chúng tôi khuân vác từng chiếc valy, túi hàng để hoàn tất thủ tục hàng không. Ngay tại cổng kiểm soát, anh chấp tay cúi chào từng thành viên của đoàn (cách chào của người Nepal) và nói lời cám ơn. Nhìn người trí thức hơn 50 tuổi, tóc đã lốm đốm bạc, thân thiện, hiền hòa, lòng tôi dâng lên nhiều xúc cảm, hình ảnh đó theo tôi trên suốt chuyến bay về quê hương và tôi tự hỏi mình nếu ở hoàn cảnh tương tự, tôi có thể đủ sức lực và nhiệt tình để làm tròn những việc như anh đã làm không?

 Máy bay đã cất cánh, màng đêm giăng đầy phía trước. Kathmandu xa dần; Nepal đổ nát, đau thương xa dần; chỉ còn lại lập lòe những đốm sáng phía sau, nhỏ dần và mất hút. Nhưng tinh thần thiện nguyện của những người con Phật vẫn sáng ngời, cùng hòa đồng với nhau không phân biệt sắc tộc, trình độ hay tuổi tác. Mong rằng nơi quê hương Đức Phật đản sanh, ánh sáng của Phật Pháp sẽ mãi mãi chiếu rọi và lan tỏa làm bừng sáng thêm những tấm lòng luôn đến với tận cùng khổ đau của nhân loại./.

                  

Kỷ niệm chuyến đi Nepal, tháng 6 năm 2015
Ảnh: Thầy Thích Ngộ Dũng (Quỹ Đạo Phật Ngày Nay)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4374)
Trước đây, tôi vẫn thường nghe kể về một cô gái người Thụy Sĩ, ở cái tuổi hai mươi, nhân dịp qua Việt Nam du lịch, thấy trẻ mồ côi tật nguyền bèn nhủ lòng từ bi, muốn giúp đỡ chúng.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6908)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có một câu ca dao lục bát rất hay đáng để chúng ta phải chiêm nghiệm: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong – Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình”. Nó mang tính nhân văn sâu sắc với những thương cảm, xót xa của kẻ đã từng “dư thừa”bắt đầu thấm thía hoàn cảnh của người “thiếu thốn”để từ đó biết đến sự thương cảm và chia sẻ.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 4753)
Mục đích truyền thống của Phật giáo là đạt tới sự giác ngộ; như thế sẽ cần tới trọn một đời cho thiền tập và định tâm lặng lẽ. Tuy nhiên, một nhà sư, Hòa thượng Pomnyun Sunim, từ lâu đã quyết định rằng việc thiền tập của thầy phải đi song song với hoạt động. Từ đó, thầy theo đuổi một mục tiêu rất khác, nhiều tính trần gian hơn: kết thúc khủng hoảng nhân quyền tại Bắc Hàn.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 4481)
Đối với người tu học Phật Pháp, thì sắc thân và tinh thần là phương tiện tốt nhất để học giáo lý và thực hành Phật Pháp bằng những việc làm tốt đẹp đóng góp cho cộng đồng, bởi vậy Đức Phật đã dạy “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Nghe theo lời Phật dạy, CLB Xuyên Việt, do Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng CEO Thái Hà Books làm Chủ tịch, đã tổ chức chương trình đạp xe – chạy bộ gây quỹ cứu giúp sinh viên Nguyễn Anh Ngọc của ĐH Mỏ Địa Chất Hà Nội.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 5013)
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 3790)
Anh Liên là ngưồi đến Mỹ sớm nhất trong đám chúng tôi. Vừa rồi tôi điện thoại thăm anh. Sau vài câu trao đổi thường lệ về sức khỏe, sinh hoạt có gì lạ, anh cho biết sắp về VN và lần này là lần thứ 28. Tôi buột miệng khen vừa hỏi : Thế là nhất anh rồi, vẫn là việc từ thiện mổ mắt chứ?
22 Tháng Tám 2014(Xem: 8719)
Bạch Thày, thời gian gần đây có quá nhiều câu chuyện phiền não liên quan đến các nhà chùa, làm ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của người dân nói chung và những Phật tử nói riêng với cửa chùa và các công việc thiện nguyện. Hơn lúc nào hết, con thấy những năm trở lại đây công tác từ thiện được mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt quan tâm và nhiệt huyết. Đáng lẽ ra những việc làm tốt đẹp này sẽ phải được “chắp cánh” để thêm nhân rộng, nhân sâu hơn trong cuộc sống
01 Tháng Năm 2014(Xem: 4442)
Công tác mổ mắt giúp người nghèo tại Vietnam năm 2003, phí tổn do 34 nhà hảo tâm tài trợ và do Ô. Bà Nguyễn Quang Liên làm đại diện đã hoàn tất. Tổng số người được mổ là 270, mổ làm 5 đợt trong tháng 12 năm 2003. Cả 5 đợt này đều được mổ tại bệnh viện An Bình, quận 5 Saigon do 3 bác sĩ nhãn khoa giải phẫu. Đó là các bác sĩ Nguyễn cường Nam , Giám Đốc và 2 bác sĩ Mai , Yến với sự trợ giúp của các bác sĩ khác cùng y tá.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 24418)