Khó Thay Được Làm Người - Quảng Tánh

30 Tháng Ba 201200:00(Xem: 14877)
Khó thay được làm người 
Quảng Tánh

blankHình ảnh con rùa mù sống trong biển lớn, một trăm năm mới ngoi lên một lần mà đầu lọt qua lỗ hổng của khúc cây lênh đênh trên biển, cho thấy điều đó thật vô cùng khó khăn, hy hữu ở đời. Nhưng Thế Tôn đã khẳng định, việc ấy còn dễ hơn một người khi đã bị vô minh che lấp khiến rơi vào đọa xứ...

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Trùng Các giảng đường, dạy các Tỷ-kheo:

1-Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần.

Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không?

Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài.

Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy; còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại. Vì sao?

Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỷ-kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có người yếu bị ăn thịt. Vì sao?

Vì không thấy được bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con đường đưa đến Khổ diệt".

2-Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất lớn này chỉ toàn một bãi nước và một người đến ném xuống đấy một khúc cây có một lỗ hổng. Rồi gió phương Đông thổi nó trôi về phương Tây; gió phương Tây thổi nó trôi về phương Đông; gió phương Bắc thổi nó trôi về phương Nam; gió phương Nam thổi nó trôi về phương Bắc. Tại đấy, một con rùa mù cứ mỗi trăm năm nổi lên một lần.

Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng không?

Thật khó được vậy, bạch Thế Tôn, con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng ấy!

Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là được làm người! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Pháp và Luật này do Như Lai thuyết giảng chiếu sáng trên đời.

Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, các ông đã được làm người, và Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác. Và Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng chói sáng ở đời.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con đường đưa đến Khổ diệt".

(Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Vực thẳm)

SUY NGHIỆM:

Hình ảnh con rùa mù sống trong biển lớn, một trăm năm mới ngoi lên một lần mà đầu lọt qua lỗ hổng của khúc cây lênh đênh trên biển, cho thấy điều đó thật vô cùng khó khăn, hy hữu ở đời. Nhưng Thế Tôn đã khẳng định, việc ấy còn dễ hơn một người khi đã bị vô minh che lấp khiến rơi vào đọa xứ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) được sanh trở lại làm người. Cho nên, được sinh làm người là điều rất khó.

Tuy được phước làm người nhưng cũng có năm bảy hạng người. Có người vô phước, có người thiếu phước, có người đủ phước, có người phước đức tràn trề. Nhưng phước đức nhất là người sanh ra đời được gặp Phật và tu học theo Chánh pháp. Đây quả là điều khó trong khó mà người có phước đức nhân duyên lớn mới được gặp trong cuộc đời.

Người học Phật chúng ta hiện nay, được phước làm người nhưng thiếu phước gặp Phật, vì Phật đã nhập Niết bàn lâu xa. Tuy vậy, Tam bảo vẫn thường trụ ở thế gian, hình ảnh và dấu tích của Thế Tôn vẫn còn cho chúng ta chiêm ngưỡng, bái vọng. Quan trọng hơn, hóa thân của Ngài là giáo pháp thì hiện vẫn lưu truyền. Được làm người, được tu học theo Chánh pháp là một đại nhân duyên phước báo mà ta vẫn đang có trong tầm tay.

Mỗi người con Phật chúng ta hiểu biết và thực hành theo Chánh pháp chính là người có phước đức lớn. Vì thế, phải nỗ lực học tập giáo pháp hơn nữa để thấu triệt lời Phật dạy. Khi chúng ta đã có “Con đường diệt khổ” rồi, chỉ cần tinh tấn hành trì, siêng năng không mệt mỏi thì thành quả “Khổ diệt” cũng không phải ở đâu xa.

(CÙNG TÁC GỈA)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tám 2015(Xem: 7200)
Biển Pháp mênh mông, chúng sanh nhỏ bé, lặn hụp, bị chi phối rất nhiều trong vòng sanh tử luân hồi. Do đó, hiểu được Pháp, hành được Pháp là một điều không phải dễ.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 7506)
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Hành trình Tây Tạng của Hòa thượng Minh Tịnh Nhẫn tế (1935-2015), Tổ sư Khai sơn Tây Tạng tự, môn đồ đệ tử đời thứ ba và chư huynh đệ thân hữu thiện trí thức đã kết tập hình ảnh, tư liệu về cuộc đời của Hòa thượng
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 5212)
NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TÙNG TRIÊU TRIỆT NGỘ CẢM TÁC (thơ chữ Hán ĐNT Tín Nghĩa – Lam Nguyên dịch), trang 8 ¨ NHƯ BÓNG CÂU (thơ Kiều Mộng Hà), trang 8
09 Tháng Năm 2015(Xem: 20542)
Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115483)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 7728)