Tản Mạn Về Từ Hán Việt - Phần 4: Bính Âm, Phanh Âm, Phiên Âm Hay Pīnyīn? Nguyễn Cung Thông

02 Tháng Năm 201200:00(Xem: 7731)

TẢN MẠN VỀ TỪ HÁN VIỆT - phần 4:
Bính âm, Phanh âm, Phiên âm hay pīnyīn?
Nguyễn Cung Thông

Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú).

Bính âm là một (trong nhiều cách) ghi âm tiếng TQ (giọng Bắc Kinh/BK) bằng hệ thống chữ La Tinh cũng như tiếng Việt hiện nay. Trong lịch sử ký âm tiếng Hán, các phương pháp chú âm đã từng hiện diện để giúp người đọc chữ Hán thêm phần chính xác như trực âm (直音, ghi một âm gần đúng bằng chữ Hán khác), cổ độc (古讀) - thanh huấn (聲 訓) - độc nhược A (讀若 A, đọc giống như là âm đọc chữ A) - độc vi 讀為, phiên thiết (phản thiết 反切), đồng A (同 A) hay âm A (như X 音 A là X-âm-A/X-đồng-A có nghĩa là X đọc như A)… Các hệ thống ký âm dùng chữ La Tinh ‘chính thức’ bắt đầu từ thời các nhà truyền giáo dòng Tên Matteo Ricci và Michele Ruggieri khi soạn cuốn tự điển Bồ Đào Nha-Hán (Portuguese-Chinese dictionary) vào khoảng 1583-1588 (so với tự điển Việt-Bồ-La ra đời vào năm 1651 của Alexandre de Rhodes). Vào thế kỷ 20 thì hệ thống phiên âm Wade-Giles trở nên rất thông dụng, nhất là trong các tài liệu báo chí phương Tây (khi bắt đầu viết nhiều về văn hoá ngôn ngữ ở TQ), thí dụ như các danh từ riêng vẫn còn dùng hệ thống này như Mao Tse-Tung (毛澤東/毛泽东 Mao Trạch Đông1) hay Nanking (南京 Nam Kinh) ... Các tên riêng này nếu viết theo hệ thống pīnyīn thì trở thành Mao Zedong hay Nanjing (trên báo chí thường bỏ các dấu chỉ thanh điệu như Máo Zé Dōng hay Nán Jīng). Hệ thống pinyin 拼音 là gần đây nhất, tuy không có vấn đề gì với cách dịch truyền thống của 音 là âm, nhưng còn chữ 拼 thì có vài lấn cấn. Thời kỳ xuất hiện của các thư tịch và tài liệu quan trọng dùng trong phần này như Nhĩ Nhã là vào khoảng thế kỷ III TCN, Ngọc Thiên (NT, năm 543 SCN), Đường Vận (ĐV, 751 SCN), Long Kham Thủ Giám (LKTG, 997), Quảng Vận (QV, 1008 SCN), Loại Thiên (LT, khoảng 1039), Tập Vận (TV, 1067 SCN), Hồng Vũ Chính Vận (CV, 1375), Tự Vị (TVi, 1615), Chính Tự Thông (CTT, 1670), tự điển Khang Hy (KH, 1716), Hán Ngữ Đại Tự Điển (HNĐTĐ, 1989) …

 

Xem tiếp nội dung: (file pdf)

TẢN MẠN VỀ TỪ HÁN VIỆT - phần 4: Bính âm, Phanh âm, Phiên âm hay pīnyīn? Nguyễn Cung Thông

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn