Những « Nhà Sư » Trên Phố Bolsa Huy Phương / Người Việt 2012/04/05

05 Tháng Tư 201200:00(Xem: 17524)

Những « Nhà Sư » Trên Phố Bolsa
Huy Phương / Người Việt 2012/04/05

nhasuphobolsaỞ trong khu phố Little Saigon khoảng mười năm nay người ta thường thấy một người đàn ông mặc áo vàng như một nhà sư , ngồi trên một chiếc xe lăn máy , ở những khu phố đông người như khu chợ ABC , Phước Lộc Thọ , Phở Quang Trung ...

Vị sư xem chỉ tay và nói : « Cuối tháng này cô sẽ có một món tiền lớn ! » ( Hình : Huy Phương / Người Việt )

Ông ôm một chiếc thùng giấy nhỏ đề chữ « lạc quyên » và một hàng số điện thoại : 714- 894-1518 , ngửa tay xin tiền những người qua lại . Có tiền có khi ông đút vào túi , có khi ông để khách dúi tiền vào hộp . Tôi thấy ông từ 10 năm qua , từ lúc tương đối ông chưa già , nay suốt ngày ông ở ngoài đường , dù trời mưa hay nắng , trông ông có vẻ xuống sắc . Rất nhiều người cho tiền ông và đôi lúc ông cũng chận xe ngang những cô gái trẻ , ngỏ ý muốn xem chỉ tay cho họ . Có người lắc đầu bỏ đi nhưng cũng có người dừng lại đưa bàn tay ra cho ông cầm lấy , ông vuốt bàn tay khách , nói những câu chung chung và nhận một số tiền nhỏ . Tình cờ , một lần đậu xe trong parking , tôi thấy ông hướng dẫn một cô gái còn trẻ , vào một chỗ trống giữa hai xe để người khác khỏi tò mò để xem chỉ tay , bên cạnh chiếc xe tôi vừa lái vào . Tình cờ , tôi nghe ông nói : « Cuối tháng này cô có một món tiền vào ! » Cô gái hỏi lại : « Tiền này từ đâu Thầy ? » . Tôi không nghe được câu trả lời vì ông có vẻ ấp úng .

Sáng nay gặp ông đang đậu xe trước cửa chợ ABC đang xin tiền người qua lại . Trong một cuộc chuyện trò « bất đắc dĩ , » ông cho biết pháp danh của ông là Trí Quang , trước tu tại chùa Nam Quang , Quảng Ngãi , sang Mỹ năm 2006 , « theo diện nhân đạo . » Thoạt đầu ông nói do chùa Việt Nam ( ? ) bảo lãnh , nhưng sau đó ông lại nói ông được Mỹ cho sang trong diện nhân đạo dành cho các tu sĩ Phật Giáo . Từ ngày sang Mỹ đến nay , « chùa » của ông là đường phố và nghề của ông là khất thực . Ông cho biết số tuổi của ông là 82 , nhưng ông không có trợ cấp tiền bạc , thuốc men , housing gì của chính phủ Mỹ . Khi chúng tôi xin địa chỉ để đến thăm ông , ông nói không có địa chỉ và ở rày đây mai đó . Một người làm việc trong chợ cho biết , có lẽ ông sống ở gần khu chợ ABC , nên sáng nào cũng di chuyển bằng chiếc xe lăn gắn máy ra đây . Ông sư này cho biết ông không có chùa , từ ngày sang Mỹ đến nay , mỗi ngày ông ra vùng này để khất thực , ai cho gì ông ăn nấy . Về tiền , ông cho biết « ngày khá thì vài chục , ngày ít thì vài đồng ! » Tuy vậy trong lúc nói chuyện với ông , mức độ những người hảo tâm đến bỏ tiền vào thùng giấy của ông không phải là ít .

Sư , Ni thật hay giả ?

Ông là sư thật đi khất thực hay sư giả như tệ nạn hiện nay ở các thành phố lớn Việt Nam , đó là câu hỏi của nhiều người đã thắc mắc . Thật sự . không gì chứng minh ông là một nhà sư thật . Ông không ở chùa , lai lịch mù mờ , lời « tâm tình » của ông bất nhất , không có diện nào là « nhân đạo » để đưa một người như ông đến Mỹ . Về giáo lý không một nhà sư nào nói câu nói mà ông đã nói với tôi : « Nhờ Phật , Thánh , Thần , Tiên ... chỉ đường dẫn lối đưa tôi qua đây . » Về số tiền ông kiếm được hằng ngày , ông nói là để giúp cho chùa Nam Quang ở Quảng Ngãi . Thoạt đầu ông cho biết chùa Nam Quang ở Cầu Đen , ngã ba Nam Ngãi , nhưng sau đó ông lại nói ở Quảng Ngãi có đến hai ba chùa tên Nam Quang . Một vị quê quán ở Quảng Ngãi đã cho chúng tôi biết , Quảng Ngãi không có dịa danh nào là « Cầu Đen » và « Ngã Ba Nam Ngãi » và cũng không có chùa nào tên Nam Quang . Hỏi về số tiền xin được ông gửi về cách nào , thì ông lại nói : « Lâu lâu có người đến lấy ! » Khi chúng tôi dùng số điện thoại trên thùng lạc quyên của ông để gọi thử thì đây là số điện thoại một công ty thương mãi người Mỹ .

Năm ngoái , một thời gian dài , trước cửa chợ Saigon Market người ta trong thấy một vị sư trẻ mập mạp và tại chợ ABC có một ni cô cầm thùng lạc quyên , đứng xin xin tiền gọi là giúp chùa ở Việt Nam . Không ai muốn tìm hiểu về những vị này ở đâu tới , quyên tiền cho ai , ai có lòng thương hay muốn làm phước thì bỏ tiền vào thùng . Ngay người « bảo vệ » tại chợ ABC đã gọi cảnh sát nhiều lần , nhưng cảnh sát không can thiệp vào những vụ này . Trong chợ hoa Phước Lộc Thọ vừa rồi , một « ni cô » mặc áo vàng đi « khất thực » quanh chợ , ( không biết có xuống tóc không , vì lúc nào cũng đội món nón len dày ) . Sau một ngày đứng « xin » tiền đã dang tay vẫy một xe đời mới vừa chạy trờ tới , tôi tưởng cô đón xe để xin tiền , nhưng không , cô đã mở cửa xe và bước lên ngồi ở ghế trước cạnh tài xế , và chiếc xe vội vã chạy đi .

Dư luận có hai chiều , giới Phật Tử cho rằng hình ảnh thảm não nhếch nhác của một « ông sư » hay « bà ni » quanh quẩn ở khu chợ đông người để xin tiền bố thí trông không được đẹp mắt và có thể mọi người sẽ có cái nhìn sai về chuyện « khất thực » của các nhà sư Phật Giáo , cần phải dẹp bỏ . Trái lại , phần lớn các bà các cô thì động lòng hay làm phước đi ngang thuận tay nhét tiền vào thùng của thầy , mà không biết « thầy » là ai , số tiền « thầy » thu được sẽ đi về đâu , dùng vào mục đích gì ? Chúng ta nghĩ sao về ông già « sư giả »này ? Đáng thương hay đáng trách ? Nếu ông là một người bình thường đi ăn xin ngoài đường phố thì đó là chuyện bình thường .

Ở Việt Nam nhiều giới vô công rỗi nghề mặc áo vàng giả danh nhà sư để quyên tiền hay tống tiền là một tệ nạn thời đại , nay nhìn lại những hoạt cảnh tại một khu phố Bolsa điển hình như khu chợ ABC góc đường Magnolia-Bolsa , thấy cũng không khác gì hơn !

Huy Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6931)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4653)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5212)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7595)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4901)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4672)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4874)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10739)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 10002)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6351)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.