Giúp Con Chấp Nhận Bố Dượng

07 Tháng Mười Hai 201401:58(Xem: 4247)

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015


Giúp con chấp nhận bố dượng

blankSau khi li hôn được 2 năm, tôi đã tái hôn với một đồng nghiệp cùng cơ quan. Anh ấy rất thương tôi và chăm sóc con trai 10 tuổi của tôi rất chu đáo. Tuy nhiên con trai tôi không chấp nhận anh ấy, cháu luôn hậm hực, khó chịu với bố dượng, lúc nào cũng nói trống không, cháu cho rằng bố dượng là nguyên nhân bố mẹ cháu chia tay nhưng thực tế không phải như vậy. Anh vào làm ở cơ quan tôi sau khi tôi đã li dị chồng. Tôi thương anh và cũng rất thương con, tôi nên dạy dỗ cháu thế nào để cháu lớn lên không hận thù và biết trân trọng những gì bố dượng đã dành cho cháu?
Mai Thị Hồng Anh, Cao Bằng

Thầy Thích Nhật Từ trả lời

Chị Hồng Anh thân mến!

Phải thừa nhận đây là tình huống hiếm có, vì hai lí do: Thứ nhất, con trai chị mới 10 tuổi mà có lối ứng xử của một người “lớn” về tâm lí; Thứ hai, chồng hiện tại của chị là người bố dượng lí tưởng, thương con trai của vợ như con ruột và thương chị bằng tất cả tấm lòng chân thành. Đây là một diễm phúc lớn. 

Ứng xử ngỗ nghịch của con chị đối với bố dượng thực ra là phản ứng tâm lí phức tạp, do cháu có mối đồng cảm với cha ruột và tự làm đồng minh với cha ruột, do vậy, bất kì ai thay thế chỗ của cha ruột trong nhà đều bị cháu ứng xử phản cảm tương tự thôi. 

Điều đáng mừng là người chồng hiện tại không chỉ yêu chị thật lòng, mà còn thương yêu và chăm sóc con ruột của chị. Đây chính là chiếc chìa khóa có khả năng hoá giải thái độ “hậm hực, khó chịu với bố dượng” của con trai chị. Để con chị từ thái độ “hận thù” vô cớ trở nên “biết trân trọng những gì bố dượng đã dành cho cháu”, chị cần thực hiện một số nỗ lực sau đây.

Đối với con trai: Chị nên theo dõi diễn biến tâm lí của cháu hơn là quá lo lắng cho cháu. Quan tâm cháu một cách sáng suốt (không cáu gắt, không quở trách) sẽ giúp chị không tự dày vò cảm xúc của mình, trong khi sự lo lắng quá mức chỉ làm cho chị khó có thể tiếp nhận trọn vẹn hạnh phúc đang có. Hơn nữa, cháu quá nhỏ để phán đoán đâu đúng, đâu sai, đâu là nguyên nhân li dị của bố mẹ. Do ý thức chưa phát triển trọn vẹn, cháu có thể suy luận rằng bố dượng làm cùng cơ quan với mẹ nên hai người đã yêu nhau, vì thế nên mẹ và cha ruột cháu mới li dị. Chị không phải nói nhiều với cháu như nói với một người lớn, chỉ cần nói: “Bố dượng con vào cơ quan mẹ sau khi mẹ đã li dị bố ruột con, nghĩa là mẹ mới biết bố dượng sau khi chia tay cha ruột con”. Không cần phải thanh minh nhiều vì không cần thiết và có thể làm cho vấn đề trở nên rắc rối. Điều quan trọng, mỗi khi chồng chị chăm sóc và lo lắng cho cháu, chị nên nói với cháu bố rất thương con. Chỉ cần cho cháu biết tình thương mà bố dượng dành cho cháu là đặc biệt trong các tình huống cụ thể thì nỗi ám ảnh “bố dượng giựt cha ruột” sẽ không còn nữa. Khi đến tuổi dậy thì, cháu bắt đầu biết yêu thì tự động cháu sẽ thay đổi thái độ ứng xử tiêu cực. Lúc ấy, cháu sẽ thương bố dượng.

Đối với chồng: Chị cần bày tỏ niềm hạnh phúc lớn lao khi chị được anh ấy làm chồng và làm bố dượng của cháu. Chị phải bày tỏ cho anh ấy biết được các giá trị đặc biệt về sự có mặt của anh ấy trong đời chị và gia đình chị. Khi cảm nhận được điều này, các “thái độ hận thù vô cớ” của cháu đối với chồng chị sẽ không còn là mối bận tâm hay buồn lo của anh ấy, ít nhất về phương diện bù trừ tâm lí. Khi vợ chồng chị đã hiểu được nhau và hiểu được phức cảm tâm lí của cháu, tôi tin chắc là anh ấy sẽ không chấp nhận về thái độ bất kính của con chị khi cháu còn quá nhỏ. Ngược lại, anh ấy sẽ giúp chị rũ bỏ được những dằn vặt trong tâm chị, mặc dù trong tình huống này, chị chẳng có lỗi gì.

Đối với bản thân: Chị phải tin tưởng nguyên tắc “nước chảy đá mòn” có khả năng hiện thực rất cao, nên đừng để tâm quá nhiều vào sự lo âu, day dứt không cần thiết. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của gia đình chị. Điều đáng mừng là chồng chị chăm sóc cháu rất chu đáo chứ không phải làm lấy lệ, qua loa, hay lấy lòng chị. Niềm tin về sự thay đổi thái độ ứng xử của con trai chị sẽ làm cho anh ấy vững tin về lối sống cao thượng của mình, theo đó, anh sẽ trung thành với lối sống hiện anh đang có, tức là tiếp tục thương yêu và chăm sóc chu đáo cho mẹ con chị. Hun đúc tinh thần anh ấy một cách nhẹ nhàng, kèm theo những lời khen chân thành, phát xuất từ trái tim biết ơn của chị là thượng sách để anh ấy có thể kiên trì trong việc giúp con chị chấp nhận bố dượng. Công thức “mưa dầm thấm đất” sẽ dần dần giúp con chị thấy rõ giá trị của bố dượng không thua kém gì cha ruột, thậm chí còn có thể đặc biệt hơn nữa. Nói theo Đức Phật, cái gì chân thật thì bất hư.

Thân chúc con chị sớm trưởng thành trong nhận thức và ứng xử. Chúc chị có một gia đình hạnh phúc.

MỤC LỤC 
CHÌA KHOÁ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10021)
Khi nhìn thấy được cái lấp lánh kỳ diệu của các vì tinh tú, có thể ta sẽ không còn muốn nhìn vào cái vũng tối u ám nữa, thậm chí ta không còn thấy đó là vũng tối đáng sợ, mà đó là cái nền phải có để tinh tú xuất hiện và tỏa sáng.
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11672)
Cuộc sống luôn bận rộn và hối hả, nên ít khi ta nhìn lại và tự hỏi những thứ vật chất mà ta đang mong cầu có thực sự cần thiết hay không? Ta đang thiếu thức ăn hay thèm muốn những món ăn hấp dẫn hơn? Ta đang thiếu đồ mặc hay đua đòi trang phục mới lạ hơn? Ta đang thiếu phương tiện di chuyển hay ao ước chiếc xe khác hiện đại hơn?
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6921)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có một câu ca dao lục bát rất hay đáng để chúng ta phải chiêm nghiệm: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong – Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình”. Nó mang tính nhân văn sâu sắc với những thương cảm, xót xa của kẻ đã từng “dư thừa”bắt đầu thấm thía hoàn cảnh của người “thiếu thốn”để từ đó biết đến sự thương cảm và chia sẻ.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4704)
Bé nhà tôi 10 tuổi, bé rất ngoan và dễ thương. Chỉ có điều bé thật thà quá, thật đến mức làm mếch lòng người khác. Ví dụ chú của bé mua tặng bé một món đồ chơi, khi chú hỏi “Con có thích không?” thằng bé không ngần ngại đáp “Con không thích, đồ chơi đó rởm lắm chú ạ”.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 12111)
Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo. Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách. Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"
12 Tháng Mười 2014(Xem: 4919)
Đạo đức có xuống cấp không và có cách nào để thay đổi. Tôi chỉ mong chúng ta nhắc nhau tu hành giữ giới. Biết rằng không dễ nên mới cần nhắc nhau, cần khuyến tấn nhau tu tập. Tôi càng thấy rằng tăng thân, rằng các đạo tràng cùng tu là rất quang trọng, là cần cấp bách thành lập.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 6232)
Các nhà văn và nhà báo đều có tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Vả lại, dù cho đời người có ngắn ngủi đi nữa thì những gì đã viết cũng sẽ còn lưu lại hàng nhiều thế kỷ. Trong lãnh vực Phật giáo thì những lời giáo huấn của Đức Phật, ...
29 Tháng Chín 2014(Xem: 11383)
Nhiều năm trước khi xuất gia, tôi đã tin rằng kinh nghiệm mang đến trí tuệ. Vì thế tôi rời bỏ quê hương Anh quốc để đi Ấn Độ, lang thang đó đây để thu thập kinh nghiệm sống ở châu Âu và châu Á. Cuộc hành trình càng khó khăn, tôi càng thích thú vì tôi cảm thấy những gian nan đó giúp tôi hiểu về bản thân hơn và chúng sẽ đem lại lợi ích cho cuộc đời tôi.
24 Tháng Chín 2014(Xem: 6838)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
20 Tháng Chín 2014(Xem: 8612)
Một buổi sáng đẹp trời. Tâm hồn bạn thơ thới. Bạn vừa ăn một bữa điểm tâm thật ngon miệng và sẵn sàng chuẩn bị cho một ngày mới. Rồi thì điều bạn không muốn đã xảy ra. Bạn gặp phải một người khó chịu và ngày mới của bạn từ tốt lành bỗng dưng biến thành tai họa!