Dear My love

28 Tháng Chín 201515:19(Xem: 5204)

Lời Ban Biên Tập:
hon nhanQuan điểm của Phật giáo về vấn đề hôn nhân rất là khai phóng. Trong Phật giáo, hôn nhân được xem như một vấn đề mang tính cá nhân và riêng tư chứ không phải là một trách nhiệm đối với tôn giáo. Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình. Họ tự do trong việc sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai truyền thống hay hiện đại. Tuy nhiên, trong vấn đề hạn chế sinh sản, những việc cần nên thực hiện là để ngăn chặn sự xuất hiện của một chúng sanh mới bằng các phương cách không liên quan đến việc sát sanh và không tạo nghiệp bất thiện. Dưới đây là tâm tư của một bà mẹ có nên sinh thêm đứa con thứ 2 hay không?

Dear My love,

Hôm nay, nhận được 1 cuộc điện thoại từ người phụ nữ có 3 công chúa, khuyên rằng:

-  Không nên sinh thêm con, 1 đứa con cũng như 10 đứa con. (1 đứa con có khi còn vui hơn nhiều đứa con). Nhưng bạn tôi không nói vì sao vui hơn!
-  Sinh con mà không nuôi dưỡng, giáo dục, học hành đầy đủ thì quá bất ổn.
-  Với độ tuổi sinh con không phù hợp, con sẽ không khỏe mạnh nếu mẹ quá độ tuổi sinh con.

Nhận thấy 3 lời khuyên kia đúng!

Về phía người mẹ đã sinh một con,nhận thấy rằng : Nếu như có một đứa con chúng ta sẽ giáo dưỡng, học hành… tốt đẹp hơn.

Chúng ta có thời gian lo cho bản thân mình, chia sẽ hạnh phúc của mình đến những người còn đau khổ.

Nếu sinh thêm đứa con thứ hai trở lên, chúng ta không đủ thời gian, điều kiện giáo dưỡng con và con sẽ trở thành đại họa cho gia đình và cho xã hội.

Nếu chúng ta có 1 đứa con, chúng ta nghỉ nó sẽ buồn, sẽ cô đơn, nhưng hãy ngừng suy nghĩ như vậy. Hãy lấy sự buồn, sự cô đơn đó làm niềm vui trong cuộc sống.  Hãy giang tay giúp đỡ bao nhiêu người nghèo khổ, những đứa trẻ mồ côi và làm những việc thiện nguyện khác nếu có thể.

Nếu mình chết đi, già đi, con sẽ cô đơn chăng! nhưng làm gì để con không cô đơn. Trước hết cha mẹ phải xây dựng nền tảng từ tình yêu thương từ trong gia đình, anh, chị, em ruột, anh chị em họ, và tình láng giềng xung quanh ta. Cô, dì, chú, bác, cậu sẽ an ủi đứa con của mình khi nó thiếu vắng mình. Nhưng điều quan trọng cha mẹ phải cho con biết chấp nhận sự mất mát đó. Vạn vật đều vô thường và chúng ta không nằm ngoài quy luật đó.

Nếu 1 đứa con, con mình sẽ hư hỏng, sẽ ích kỷ chăng! Chúng ta phải làm thế nào để xóa tan định kiến này. Chúng ta phải cho con sự trãi ngiệm về tình thương yêu, Tình thương từ loại côn trùng nhỏ nhất. Con có thể xúc động trước tình thương muôn loài. Con có thể tự lo lắng, chăm sóc bản thân mình. Con không ỉ lại cha mẹ từ việc nhỏ nhất, cho con thấy được rằng con cần cha me và cha mẹ cần con.

Cha mẹ thường hay kỳ vọng vào sinh nhiều đứa con, để biết đâu được có đứa trở thành tỷ phú. Nhưng chúng ta thì không kỳ vọng điều này. Cái sợ duy nhất sinh thêm con là không đủ điều kiện để lo cho con nên Người. Cái ăn, cái mặc chúng ta có thể lo được, cái lo lớn nhất là sự giáo dưỡng con Người. Với sự phát triển vũ bão của toàn cầu, đạo đức con người đi xuống một cách trầm trọng, họ có thể giết nhau vì miếng cơm manh áo. Đơn cử nạn di dân các nước Châu Âu, xưa nay chúng ta cho rằng Châu Âu là nơi thịnh vượng, phồn vinh và có thể an lạc.  Nhưng chúng ta không còn cái suy nghĩ đó nữa, Thế giới đang bất ổn, Con ra đời vào thời điểm nay là một thử thách lớn cho chính con.

Chúng ta sẽ lo cho con có một cái nhìn tốt, phải đảm bảo cho con có nền tảng Chân Thiện Mỹ. Con phải hơn cha mẹ nó về nhận thức sự tiến bộ và văn minh, Con phải phát triển lên đạt chuẩn  mà Đức Phật đã định hướng cho xã hội loài người đó là Trí, Định, Tuệ. Khi con có Trí, Định Tuệ rồi thì đó chính là  con đường để con đi bình lặng và an toàn nhất.

Vì vậy, chúng ta quyết định không sinh thêm những đứa con, sinh con ở cái tuổi này là một vấn đề rất rủi ro. Liệu có đảm bảo rằng chúng ta sẽ sinh được 1 đứa trẻ bình thường không?  Nếu sinh ra con không bình thường chúng ta rất đau khổ, con rất đau khổ. Đau khổ này sẽ theo chúng ta đến khi chấm dứt kiếp sống này.

Với một xã hội bất ổn về đạo đức về nhận thức, lối sống và không đảm bảo sự phát triển toàn diện của con trẻ. Một khi xã hội không đảm bảo thì chúng ta không có cái gì để đảm bảo sự an lành, che chở cho con chúng ta.

Trên đây là những suy nghĩ miên man của một bà mẹ có nên sinh thêm đứa con thứ 2 hay không?! và bà mẹ đó đã tự giải phóng cho bản thân mình bằng cái suy nghĩ trên.

Mai Hoài Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6084)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6080)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8563)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6560)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6827)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8667)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7750)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7879)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7689)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?