Thai Phụ Làm Đẹp Có Ảnh Hưởng Đến Cá Tính Của Thai Nhi?

07 Tháng Sáu 201523:37(Xem: 4507)

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

THAI PHỤ LÀM ĐẸP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁ TÍNH CỦA THAI NHI?

Bạch Thầy, con làm chủ một vài SPA tại TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp hơn bao giờ hết, vì luôn có cảm giác mập mạp, xấu xí và lo sợ các ông chồng sẽ chán, bỏ “cơm” tìm “phở”. Xin hỏi, việc làm đẹp của thai phụ có ảnh hưởng gì đến tính cách của thai nhi về sau không ạ?

Vũ Lan Hạnh, Q.1, TP. HCM

Việc làm đẹp đối với phụ nữ không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ mà còn đáp ứng các nhu cầu tâm lý, vốn có thể tạo cảm giác tự tin và hạnh phúc ở các quý bà. Đối với chị em đang mang trong người một mầm sống thì việc làm đẹp không nên bị thúc đẩy bởi cảm giác nếu không như thế thì chồng sẽ bỏ “cơm” tìm “phở”. Lối suy nghĩ này một mặt phản ánh sự thiếu tự tin ở thai phụ, do quá ý thức về sự mập mạp và xấu đi của mình trong thời gian mang thai, mặt khác cho thấy đánh giá này có phần võ đoán.

Theo Phật giáo, thói quen và lối sống của thai phụ trong chín tháng có ảnh hưởng đến nhân cách của thai nhi sau khi chào đời. Do đó, việc làm đẹp “vừa phải” như một thói quen thường nhật của thai phụ không có gì đáng quan ngại đến tính cách của thai nhi về sau. Ảnh hưởng cá tính một cách tích cực hay tiêu cực từ thai phụ đối với thai nhi lệ thuộc vào thái độ và cường độ chăm sóc thẩm mỹ trong thời gian mang thai. Làm đẹp một cách lòe loẹt do ý thức quá nhiều về sắc đẹp và kèm theo những nỗi lo lắng bị bỏ rơi trong nhiều tháng sẽ có thể làm cho đứa con sau này có tâm lý tự ti, tự kỷ, mất tự tin và dễ buồn lo. Đây là điều nên tránh. Ngược lại, thói quen chăm sóc thẩm mỹ cho bản thân một cách vừa phải và thích hợp sẽ góp phần tạo tính cách ngăn nắp, tươm tất, gọn gàng và năng khiếu thẩm mỹ cho con về sau. Đây là một thói quen tốt, nên phát huy và duy trì trong suốt cuộc đời người phụ nữ chứ không chỉ trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.

Theo Kinh Báo ân cha mẹ, trong thời gian mang thai, thai phụ không nên quá lo lắng về nhan sắc vì điều này có thể tạo ra sự căng thẳng, lo âu, buồn rầu vô cớ, dễ cáu gắt, dễ bất mãn, có cảm giác dễ bị xúc phạm, hoài nghi chồng bỏ rơi hoặc bớt thương yêu mình,... Hãy duy trì các thói quen tích cực trong thời gian mang thai như bạn vẫn chăm sóc bản thân trước khi có bầu. Thờ ơ, không quan tâm gì đến bản thân là điều nên tránh, nhưng quan tâm thẩm mỹ quá mức đến độ lòe lẹt cũng là điều không nên. Nên thỏa mãn các nhu cầu thẩm mỹ cũng như ăn uống, sức khỏe, giải trí,... một cách vừa phải để tránh tạo thêm các gánh nặng tâm lý, vốn là điều không nên đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Thai phụ không nên tự ti về cái bụng “như mang ba-lô đá” (Kinh Báo trọng ân của cha mẹ), mà nên nhìn thấy các phương diện tích cực của một cơ thể đầy sức sống, khuôn mặt bừng sáng niềm vui, mái tóc bóng mượt hơn và làn da sáng hồng do những thay đổi tự nhiên về hoóc môn trong thời gian thai nghén. Đừng mặc quần áo quá rộng, thùng thình vì sẽ tạo cảm giác mập thêm. Không nên nhuộm tóc vì hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến da đầu. Đừng tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và ma túy vì sẽ làm cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và lối sống của trẻ. Đừng lo lắng hay để tâm tư trĩu buồn vì như vậy sẽ làm cho thai phụ trông bị già đi. Đừng suy nghĩ quá nhiều, đừng quan trọng hóa vấn đề, đừng cường điệu hóa sự việc - nhờ đó có thể giúp thai phụ sống thoải mái, tăng cường sức khỏe và tạo cảm giác hạnh phúc ở thai phụ, chính là mang đến những cảm xúc tích cực cho thai nhi.

Hãy uống nhiều nước sạch để cho làn da tươi mát. Uống thêm trà xanh để giúp cơ thể giải độc và làm chậm quá trình lão hóa; thường xuyên mát-xa cơ thể một cách nhẹ nhàng để làm làn da khỏe hơn, cơ thể săn chắc hơn. Thỉnh thoảng bạn có thể đổi kiểu tóc bằng cách cắt tóc ngắn hơn một chút cho đỡ tốn công chăm chút. Hãy duy trì hơi thở ra - vào thật sâu lắng để giảm các căng thẳng trên thân thể và tâm lý. Thực tập thiền hành, đi thẳng người trong tư thế nhẹ nhàng mà vững chãi để dáng đi không khệ nệ và nặng nề. Hãy phát triển các đức tính tốt như rộng lượng, tha thứ, hoan hỷ, hợp tác, không chấp nhặt, năng động, lạc quan, yêu đời, thoải mái,... vốn có khả năng ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành tính cách của trẻ về sau. Thấy được tác động về sức khỏe, nhân cách và lối sống từ người mẹ sang người con trong suốt thời gian mang thai, tốt nhất, thai phụ nên ăn uống và tập luyện thích hợp, bình thường hóa nhu cầu thẩm mỹ, làm chủ dòng cảm xúc, vượt qua các thói quen tiêu cực, tăng trưởng các đức tính tốt và thực tập theo dõi hơi thở thiền,... để mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp chị có thể tư vấn tốt nhất cho các “Thượng đế - bà bầu” của mình tại SPA!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6942)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4657)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5216)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7599)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4902)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4678)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4877)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10758)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 10006)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6356)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.