Chồng Trở Thành Người Hoàn Toàn Khác Khi Say Rượu

25 Tháng Sáu 201517:49(Xem: 4948)

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

CHỒNG TRỞ THÀNH NGƯỜI HOÀN TOÀN KHÁC KHI SAY RƯỢU

Thưa Thầy, vợ chồng con lấy nhau đã được 4 năm. Chồng con luôn chu toàn với vợ con, với họ hàng nội ngoại, bản tính thật thà, tốt bụng nhưng anh ấy có một tật xấu là uống rượu, uống rất nhiều. Mỗi lần uống là say xỉn, đập vỡ đồ đạc, thậm chí có những lần còn đánh con. Những lúc ấy con rất giận và quyết định sẽ ly hôn nhưng khi tỉnh táo lại chồng con lại xin lỗi và năn nỉ con tha thứ. Con có cảm giác như trong chồng con có 2 con người khác hẳn nhau khi tỉnh và khi say. Đã nhiều lần con khuyên ngăn anh ấy từ bỏ rượu nhưng không được. Con mong Thầy bày cho con cách nào giúp chồng con từ bỏ tật nghiện rượu, nếu không con sợ hạnh phúc gia đình sẽ ngày càng sứt mẻ bởi cha sẽ làm gương xấu cho các con, vợ chồng không còn tôn trọng nhau nữa.

Thái Thị Hồng Vân, Ba Lan

Dù xuất phát từ nguyên nhân cá nhân (đang đau khổ, muốn giải sầu, giảm căng thẳng) hay nguyên nhân xã hội (thể hiện tính đàn ông, xã hội chấp nhận, luật pháp không cấm, là đầu câu chuyện giao tế, phương tiện làm ăn,...), điều ta cần thừa nhận là sự nghiện rượu dẫn đến nhiều bất hạnh cho người nghiện, cho gia đình và xã hội. Để giúp chồng từng bước bỏ rượu, có trách nhiệm với hạnh phúc gia đình, chị nên khéo léo chia sẻ với chồng các kỹ năng cần thiết sau đây:

Ý thức về tác hại sức khỏe

Rượu làm người nghiện mệt mỏi, thân thể suy yếu, béo phì, tinh thần bại hoại, tổn thương ý chí, có nguy cơ mắc các chứng bệnh xơ gan, thận, dạ dày, đường ruột, tiêu hóa, thực

quản, tăng huyết áp, mờ mắt, hại thị lực, dễ bị cảm lạnh, co thắt mạch máu, suy tim, chảy máu não, giảm trí nhớ và nhiều bệnh khác...

Ý thức về hậu quả xã hội

Theo Đức Phật, mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp của tội lỗi, việc uống rượu và các chất gây say nghiện tiềm tàng nhiều hậu quả xã hội, tạo cơ hội phạm pháp như giết người, bạo lực, gây sự, hiếp dâm, trộm cắp, lừa đảo, đánh mất nhân cách, không có trách nhiệm với gia đình và xã hội, đặc biệt nguy hiểm khi tham gia giao thông,...

Thay thế mùi vị

Đây là phương pháp thông dụng, có khả năng giúp cho người nghiện rượu không phải đối diện với sự dằn vặt, khó chịu khi nỗ lực kiêng rượu; nhờ đó, có thể bỏ rượu thành công. Thay thế hương vị của rượu bằng các hương vị khác có sự hấp dẫn tương tự nhưng không có tác hại, như nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà, ăn uống cái gì đó để miệng bận rộn,. có thể giúp người nghiện bớt nghiện.

Thay thế không gian

Nên tạo thuận lợi cho người nghiện rượu thay đổi và từ bỏ không gian, khung cảnh “môi trường rượu”. Muốn bỏ rượu, người kiêng rượu không nên bén mảng đến các quán rượu, không nên tiếp khách và ký hợp đồng tại quán rượu, không nhận điện thoại của người nghiện rượu, nên tránh các bạn nhậu lúc họ đang nhậu; ngược lại nên đến những nơi không thể có rượu để thỏa mãn cơn nghiện. Đến giờ nghiện rượu thì nên làm các công việc khác như chơi thể thao, đi xem phim, tham gia các hoạt động xã hội công ích,. Rời khỏi không gian của rượu thì con nghiện sẽ có thể từ từ bỏ được rượu. 

Thay đổi hành động

Tập thể dục đều là một thói quen tốt, vốn có khả năng giúp ta tăng cường sức khỏe, giảm bớt thời gian giao du bạn nhậu và la cà quán nhậu. Người chơi thể thao đều đặn sẽ ít bị chán đời, nên nhu cầu (trên thực tế là ngộ nhận) uống rượu giải sầu không cần thiết nữa. Người có sức khỏe sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho gia đình và xã hội hơn.

Thực tập buông xả, rộng lượng và tha thứ

Khi không quá bận lòng với những cảnh nhân tình thế thái ta sẽ không bị chán nản, tuyệt vọng, nhờ đó, không có cớ để mượn rượu giải sầu. Khi tâm trở nên rộng lượng, ta dễ tha thứ lỗi lầm của mọi người, nhờ đó, không để bụng để dạ những chuyện mang lại bất hạnh cho ta. Việc thực tập ba đức tính trên có khả năng rũ bỏ những nỗi buồn và khổ đau của con người trong các tương quan xã hội. Khi giải phóng được nỗi buồn đau, tuyệt vọng và bất hạnh, ta sẽ dễ dàng bỏ rượu hơn.

Nhìn chung, ngoài những nỗ lực tư vấn và hỗ trợ tinh thần của chị dành cho chồng, vấn đề còn lại là chồng chị phải quyết tâm chuyển hóa thói quen nghiện ngập rượu chè và các chất gây say khác. Anh ấy phải kiên nhẫn và không bỏ cuộc nửa chừng, còn chị cũng phải luôn nhẫn nại ở bên cạnh anh vào những “giờ phút khó khăn” khi cơn nghiện vật vã anh. Ngoài ra, vợ chồng chị cần thêm tư vấn của các bác sĩ chuyên trị bệnh nghiện rượu nữa. Tôi tin rằng với tình yêu cao cả, lòng vị tha, sự kiên nhẫn rộng lượng và sự khéo léo của người vợ chị sẽ giúp chồng chị dần dà vẫy tay chào với thói quen uống rượu. Chúc chị thành công!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7597)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115527)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6116)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7166)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6271)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8891)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6321)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7041)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7010)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6201)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.