14-02-2011 | Lá Thư Điều Ngự - Thích Viên Lý

14 Tháng Hai 201100:00(Xem: 9390)

 

Lá Thư Điều Ngự


Thưa chư liệt vị,

Xuân là mùa của hy vọng, nhưng hy vọng chỉ có thể biến thành thực thể khi sự hy vọng ấy được thể hiện qua hành động cụ thể. Nỗ lực hành động để tạo phúc lạc miên trường cho sinh chúng là bản hoài của ba đời mười phương chư Phật nhưng đồng thời cũng là bản thệ của mỗi Phật tử chúng ta.

Với ý thức minh mẫn đó, trước mùa Xuân Di Lặc, người Phật tử tri nhận rằng, bản thân của hận thù chính là đau khổ, bệnh chấp ngã chính là tự hủy diệt, vì thế, hành từ bi, tập hỷ xả là cách báo ân đích thực nhất lên đức Phật.

Chùa Điều Ngự được dựng lập trong một bối cảnh lịch sử khá đặc biệt. Sau hai năm đầy vất vả vì thiếu những phương tiện cần có; tuy nhiên, quý Đạo hữu có lòng với Chùa vẫn một lòng trung kiên với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, luôn lấy hạnh nhẫn nhục, tinh tấn và vô ngã làm dưỡng tố để trưởng dưỡng tâm Bồ đề, lấy hạnh tri túc thay cho những bất túc, chẳng những thế, ngàn người nhưng chỉ một hướng, tất cả đều quyết tâm hành họat cho một cứu cánh duy nhất: Bảo vệ Đạo pháp, gìn giữ Dân quốc, cứu độ chúng sanh. Đạo tâm đó, hạnh nguyện ấy đang và sẽ là ngọn đuốc ngời sáng cho bây giờ và mãi tận nghìn sau.

Trước thềm Xuân mới Tân Mão, thay mặt chư Tăng tại Chùa Điều Ngự và Diệu Pháp, chúng tôi thành tâm tán thán và cảm niệm công đức của những Cấp Cô Độc thời đại và tất cả quý Đạo hữu xa gần. Chính sự tiếp tay đầy ý nghĩa và vô giá của chư liệt vị mà những Phật sự tại Chùa và Giáo Hội được thành tựu viên mãn.

Xin chấp tay cúi đầu thâm tạ và cầu nguyện chư liệt vị một năm mới thành tựu, an tịnh.

Trân trọng,
Tỳ kheo Thích Viên Lý

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2796)
thiền Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất để chấm dứt hoàn toàn khổ đau. Pháp môn này giúp hành giả có thể khiến tâm an trú trong chánh niệm, tỉnh giác, xả ly tham ái, đạt tâm vô ngã, không thủ chấp, giải thoát toàn bộ lậu hoặc có đầy đủ từ bi và trí tuệ và, từ bi và trí tuệ chính là động lực khiến hành giả đồng cảm với những nỗi khổ của tha nhân. Trên căn bản của đại bi tâm hành giả sẽ không ngừng vận dụng mọi thiện phương tiện để cứu độ chúng sinh giải thoát vòng luân hối sanh tử. Do đó, hãy tinh tấn thực hành thiền Tứ Niệm Xứ để giải thoát khổ đau cho mình và muôn loài...
22 Tháng Tám 2022(Xem: 2043)
08 Tháng Tám 2022(Xem: 2385)
Ngày lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa báo hiếu mà nó còn mang ý nghĩa tổng quát về mối liên hệ mật thiết giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Theo thông lệ, ngày lễ Vu Lan - Tự Tứ được tổ chức sau khi chư Tăng kết thúc mùa an cư kiết hạ với mục đích nương tựa vào sức mạnh thanh tịnh hòa hợp của Tăng Đoàn để nâng cao khả tính báo ân và dụng lực cứu khổ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 4132)
Sáng nay, ngày 19/07/2022 vào lúc 12 giờ trưa. Trong đạo tình linh sơn cốt nhục HT Thích Viên Lý-Chủ Tịch Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại đã quan lâm đến Chùa Việt Nam-Los Angeles để hộ niệm và cung tiễn nhục thân của Cố Hòa Thượng thượng Như hạ Minh. Kính ngưỡng nguyện Giác Linh Người Cao Đăng Phật Quốc, Hội Nhập Ta Bà Phân Thân Hoá Độ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 2868)
Vu lan là ngày đại lễ thiêng liêng của Phật giáo. Nhưng ngày nay, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ riêng của Phật giáo, mà do tính khế cơ, khế lý nên đã nghiễm nhiên trở thành ngày lễ truyền thống văn hóa, mang đậm tính nhân văn của nhiều dân tộc văn minh trên toàn thế giới. Nhất là dân tộc Việt Nam thân yêu, một dân tộc vốn có nếp sống tâm linh cao đẹp từ thuở cha ông chúng ta dựng cờ mở nước. Điều nầy, cho thấy ý nghĩa ngày lễ Vu lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh của dân tộc và nhân loại biết chừng nào!
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 5119)
Nhằm góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả mọi việc làm và ý nghĩ đều hướng đến thực dụng. Để giúp cho mọi người dễ dàng tiếp xúc với kho tàng giáo lý của Đức Phật, giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy trên cơ sở chánh tín.
01 Tháng Sáu 2022(Xem: 6016)
Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi đi từ nhiều kiếp quá khứ.