Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Với Hơn 200 Nghị Sĩ Nhật Bản

19 Tháng Mười Một 201620:46(Xem: 6056)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHIA SẺ VỚI HƠN 200 NGHỊ SĨ NHẬT BẢN
Vân Tuyền


Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với hơn 200 Nghị sĩ Nhật Bản tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Khi đến chúng Nghị viện (Hạ viện), Ngài đã được sự nghênh tiếp thật long trọng với một tràng pháo tay thật to của hơn 200 vị đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hiện diện tại cuộc họp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma ca ngợi Nhật Bản là một quốc gia dân chủ công nghiệp hóa lớn nhất ở châu Á, có truyền thống phong phú bởi Phật giáoThần đạo. Ngài bày tỏ sự tôn trọng đối với truyền thống Shinto (神道) với sự yêu thươngtôn trọng thiên nhiên. “Thần đạo hướng con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và trù phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, những rặng núi cao sừng sững cho đến những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những con lạch, những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Chúng ta là một phần của thiên nhiên. Vì vậy, tôn trọng thiên nhiên là rất tối cần thiết

Thần đạotôn giáo bản địa của nhân dân Nhật Bản. Nó đã ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bảnăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật. Đây là tôn giáo đã định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được chính nền văn hóa Nhật Bản định hình. Trong số 128 triệu dân Nhật Bản thì có 107 triệu xác nhận theo Thần đạo và 89 triệu người theo đạo Phật. Thần đạo đã gắn liền với đạo Phật từ hàng thế kỷ, thậm chí còn chia sẻ chung những đền chùa. Người Nhật có câu "Sinh theo Thần, Tử theo Phật", cho thấy đức tin của họ vào cả 2 tôn giáo”.

Chia sẻ vị thế của mình về các vấn đề Tây Tạng, Ngài nói: “Về phương diện chính trị, chúng tôi không đòi hỏi sự độc lập. Đối với kinh tế và những lý do khác, chúng tôi có thể chung sống với Trung Quốc. Nhưng Tây Tạng không chỉ vấn đề chính trị, ở chỗ là bảo tồn một trong những nền văn hóa cổ xưa của thế giới, nó có sự liên quan mật thiết đến thế giới ngày nay. Vì vậy, các giá trị ấy rất đáng được trân trọng để gìn giữ và phát huy. Chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm phải bảo tồn các giá trị văn hóa ấy chứ không nên phá hủy nó”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma với các thành viên Nghị viện hỗ trợ Tây Tạng tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích đường lối cứng rắn của Trung Quốc, sự cai trị của họ trong việc nỗ lực kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúng. Ngài lập luận: “1,3 tỷ người Trung Quốc có quyền biết thực tế mọi việc. Một khi người dân Trung Quốc họ được quyền biết thực tế mọi việc, họ có khả năng phán xét những điều đúng sai. Vì vậy, việc kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúngvô đạo đức... Tự do ngôn luậnhệ thống dân chủ là cách duy nhất.

Thế giới là của 7 tỷ người và Nhật Bản là của nhân Nhật Bản. Mỗi quốc gia trên thế giới đều do nhân dân làm chủ. Các triều đại luôn thay đổi theo quy luật của thời gian chi phối, đều là giai đoạn, chỉ có đất nước và dân tộc mới trường tồn mà thôi”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tôi chỉ là một cá thể trong 7 tỷ người trên hành tinh này, Ngài cam kết kiến tạo hòa bình và hạnh phúc thế kỷ 21.  Ngài tiếp tục nói về ba cam kết trong đời của Ngài. Thứ nhất, về mặt một con người, cam kết đầu tiên của tôi là quảng bá các giá trị nhân bản như từ bi, tha thứ, khoan dung, sự hoan hỷ và sống tự chế. Tất cả con người đều như nhau. Chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Ngay cả những người không tin vào tôn giáo cũng công nhận sự quan trọng của các giá trị nhân bản trong việc làm cho đời sống của họ hạnh phúc hơn. Tôi vẫn giữ tâm nguyện nói về tầm quan trọng của các giá trị nhân bản này và chia sẻ chúng với bất kỳ ai tôi gặp.

Thứ nhì, về mặt một người tu tập giáo pháp, quyết tâm thứ nhì của tôi là quảng bá sự hòa hợp tôn giáocảm thông giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau. Bất kể các dị biệt triết lý, tất cả các tôn giáo lớn thế giới đều có tiềm lực để làm cho con người tốt đẹp hơn. Do vậy, điều quan trọng cho tất cả các truyền thống tôn giáotôn trọng lẫn nhau và công nhận giá trị của các truyền thống đáng tôn kính của nhau.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Shyu Watanabe chất vấn đức Đạt Lai Lạt Ma tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Thứ ba, tôi là một người Tây Tạng và mang danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma. Người Tây Tạng đặt niềm tin vào tôi. Do vậy, cam kết thứ ba của tôi là vấn đề Tây Tạng. Tôi có trách nhiệm làm người phát ngôn tự do cho dân Tây Tạng trong cuộc chiến đòi công lý của họ. Cam kết này sẽ kết thúc khi nào có một giải pháp hai bên cùng có lợi giữa người Tây TạngTrung Quốc. Tuy nhiên, hai cam kết đầu của tôi thì tôi vẫn sẽ giữ gìn cho tới hơi thở cuối cùng.

Đáp lời với một loạt các câu hỏi, Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ và tôn trọng các truyền thống văn hóa của người Trung Quốc: “chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ người Trung Quốc, chúng tôi thực sự rất tôn trọng. Họ có nền văn hóa 5 nghìn năm, họ là những người bảo tồn văn hóa dân tộc tốt và làm việc rất chăm chỉ”.

Phát biểu với các thành viên của Nghị viện, những người trong Quốc hội Nhật Bản ủng hộ Tây Tạng, Ngài nói rằng sự ủng hộ của họ đối với các vấn đề Tây Tạng hiện là một cam kết phổ cập đến công lýsự thật.
Một nhóm Nghị viên hỗ trợ cho Tây Tạng đã được thiết lập trong Quốc hội Nhật Bản, trong đó cam kết sẽ hỗ trợ phục hồi cho các vấn đề Tây Tạng.
 
(Nguồn: Central Tibetan Administration)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5967)
Việc đấu tranh bảo vệ tổ quốc phải song hành với việc vận động cho dân chủ và nhân quyền, vì dân tộc chúng ta sẽ không thể bảo vệ tổ quốc nếu quyền lực không thuộc về nhân dân.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 7408)
Ngay hôm 20/3/Giáp Ngọ, trước lúc Tăng Đoàn GHPGVNTN đi đảnh lễ tưởng niệm tại Chùa Linh Mụ, đã có hai cán bộ công an Phòng PA38, đã vào gặp Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, họ yêu cầu cho biết, ngày hôm nay chư tăng tập họp đi đâu và làm cái gì? Có phải Tăng Đoàn ra mắt phải không?
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 21200)
Vì mạng mạch trường tồn của chánh pháp. Thừa ủy nhiệm của Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nay cung thỉnh chư Hòa thượng, Thượng tọa sau đây đăng lâm pháp tịch Hội Đồng Chứng Minh và Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn GHPGVNTN đã được chư Tăng Yết Ma suy cử, nhiệm kỳ (2014 - 2016).
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 8320)
Kính bạch Chư tôn đức và thưa Quý liệt vị, Chư Tổ dạy rằng, văn tự ngữ ngôn còn trong vòng đối đãi, dễ gây tranh cãi, hơn thua. Chỉ có vô ngôn, im lặng mới không còn thị phi, bỉ thử. Nhưng vì những nghi ngờ, hoang mang trong chư Tăng và Phật tử về biến động GHPGVNTN thời gian qua, nên cần có vài lời để làm sáng tỏ. Vấn đề này không đơn thuần là việc cá nhân mà là việc chung của Giáo hội.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 7722)
Trước tết Nguyên Đán, Hòa thượng có gởi về 20.000 CAD để cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung. Ban từ thiện chúng tôi đã nhập chung với các khoản tiền cứu trợ của Hòa thượng Thích Viên Lý (chùa Điều
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 28080)
Thưa thầy, từ lâu nay con làm việc trong BHD cũng đã có nhiều lần không đồng tình với một số việc làm của anh TB HD TW nguyên chánh LÊ CÔNG CẦU.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 7652)
Nhân dịp xuân về, thay mặt chư tôn đức Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (TĐPGVNTN), tôi trân trọng kính gửi đến chư tôn Trưởng lão Giáo phẩm, chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, các nhà nhân sĩ trí thức, cùng đồng bào Phật tử các giới trong và ngoài nước, lời vấn an sức khỏe và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất, cầu mong tất cả thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý dưới ánh hào quang của chư Phật.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 9145)
Kể từ nay chúng tôi lui về nương tựa Tăng Đoàn PGVNTN để gìn giữ đạo hạnh tu tập và sẽ chỉ hướng về VIỆN TĂNG THỐNG và VIỆN HÓA ĐẠO khi Giáo Hội đã được phục hoạt đúng nghĩa theo Hiến Chương 1964 có sửa đổi năm 1973.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 9704)
Nhận định rằng: Giáo Hội PGVNTN là Giáo Hội truyền thừa theo lịch sử. Hiện nay, cơ chế tổ chức nhân sự của Giáo Hội đang bị lũng đoạn, tạo nên sự xáo trộn vô cùng lớn lao trong nội bộ của Tổ chức, gây hoang mang và làm mất niềm tin đối với Phật tử trong nước cũng như ngoài nước.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 8300)
Trước cảnh huống bị đát của đất nước, chư tăng chúng tôi đang và sẽ kề vai sát cánh với tất cả những ai nặng lòng với vận nước, vận đạo, luôn tạo mọi thuận duyên làm sao đó để tăng già tương lai tươi sáng về nhiều lĩnh vực, mà quan trọng là người Việt Nam trong và nggoài nước nắm chặt tay nhau trong trình tự dân tộc, để xây dựng một Việt Nam văn minh, phú cường thịnh trị.