MIẾN ĐIỆN: CỘI RỄ CỦA THẢM KỊCH ROHINGYA

17 Tháng Chín 201720:49(Xem: 6241)
MIẾN ĐIỆN: CỘI RỄ CỦA THẢM KỊCH ROHINGYA
Trọng Thành | RFI

rohingyas
Người Rohingya vượt biên sang Bangladesh qua vịnh Bengal. 
Ảnh chụp ngày 11/09/2017. (Reuters)
Lời Ban Biên Tập: Một độc giả thư về ban biên tập chúng tôi thắc mắc tại sao quốc gia Miến Điện là một quốc gia Phật Giáo lại có những hành xử tàn bạo đối với người gốc thiểu sốRohingya. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng và các nước lớn trên thế giới cũng đều lên tiếngphản đối. Vậy những người lãnh đạo Phật Giáoquốc gia này đã làm gì để tránh những vụ tàn sát và xua đuổi đồng loại?  Trước hết chúng tôi giới thiệu bài viết của Trọng Thành đài RFI về cội rễ của vấn đề, sau nữa mời quý độc giả đọc thêm các bài viết liên quan đến vấn đề.





Bangladesh-MyanmarBài « Một lịch sử căng thẳng lâu dài và bạo lực » nhấn mạnh « cuộc thanh lọc sắc tộc » mà chính quyền Miến Điện đang tiến hành là đợt xung đột mới nhất của hơn một thế kỷ căng thẳng giữa hai cộng đồng Phật Giáo và Hồi Giáotại vùng đất biên giới Miến Điện. Le Monde đưa độc giả trở lại trước hết với « nguyên nhân đầu tiên », đó là vào năm 1826, khi chính quyền Anh (kiểm soát Ấn Độ), sau khi xâm chiếm vùng Arkhan (tức bang Rakhine hiện nay), đã khuyến khích dân Hồi Giáo miền đông Bangladesh định cư tại khu vực này.

Trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1911, số lượng dân cư Bangladesh theo đạo Hồi sang định cư tại các địa điểm như Maungdaw, Buthidaung và Rathedaung – các trung tâm của những biến loạn hiện nay – tăng vọt tới 77%.


Cuộc chiến Anh-Nhật

Theo nhà nghiên cứu Moshe Yegar, trong Thế Chiến Hai, sau khi Nhật chiếm Miến Điện năm 1942, căng thẳng giữa hai cộng đồng lại có cơ hội bùng phát. Nhiều phần tử Phật Giáo không chấp nhận trở thành thiểu số tại một số địa điểm nơi người « Rohingya » sống quần tụ, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công nhắm vào các « làng Hồi Giáo », và người « Rohingya » trả đũa, chống lại tín đồ Phật Giáo ở Maungdaw và Buthidaung.

Bangladesh-Myanmar2Xung đột giữa hai cộng đồng đặc biệt quyết liệt, khi các tín đồ Phật Giáo bị lực lượng chiếm đóngNhật Bản sử dụng để đẩy lùi quân Anh, trong khi đó, bên thực dân Anh – rút về Ấn Độ - tổ chức nhiều nhóm dân quân chống Nhật, bao gồmngười Hồi Giáo Rohingya hay Bangladesh. Các chiến binh tình nguyện theo đạo Hồi nhiều khi, thay vì tấn công quân Nhật, lại nhắm vào các làng Phật Giáo.

Kể từ khi Miến Điện độc lập năm 1948, căng thẳng tiếp tục gia tăng. Năm 1951, một « tổ chức của người theo đạo Hồi ở Arakhan » kêu gọi thành lập một « Nhà nước Hồi Giáo tự dobình đẳng với các quốc gia khác của Liên Hiệp Miến Điện ».

Chính vào thời điểm này mà từ « Rohingya » được lực lượng ly khai và các thành phần Hồi Giáo sử dụng để nói về cộng đồng này. Trong khi đó, chính quyền Miến Điện và đông đảo cư dân nước này không thừa nhận sự tồn tại của người « Rohingya », mà coi họ chỉ là những người Bangladesh tha hương. Trong khi đó, những người tranh đấu cho cộng đồng Rohingya coi đây là một sắc tộc riêng, một phần có nguồn gốc Bangladesh, nhưng có cả các gốc gác khác, như Ả Rập, Ba Tư hay Thổ Nhĩ Kỳ…

Kể từ những năm 1960, nhiều nhóm nổi dậy Rohingya được thành lập. Một số nhóm tuyên bố chiến đấu để bảo vệ quyền tôn giáo, một số nhóm khác nghiêng về Hồi Giáo chính trị. Nhìn chung, xung đột với chính quyền tại vùng biên giới diễn ra « với cường độ thấp ». Bản thân giữa các nhóm cũng có những cạnh tranh, và số lượng mỗi nhóm thường không vượt quá 100 người. Hiệp hội Đoàn Kết Rohingya, có cơ sở tại Bangladesh, từng là một trong những nhóm tích cực nhất.

Lực lượng nổi dậy Quân Đội Giải Phóng Rohingya hiện nay chắc chắn là một hóa thân của các nhóm chiến đấu trước đây, vốn hoạt động trong tình trạng phân tán. Một số người cho rằng lực lượng này do các thế lực lưu vong ở Ả Rập Xê Út và Pakistan giật dây, nhưng theo những người phát ngôn của tổ chức này, thì cuộc chiến của họ không liên quan gì đến Thánh chiến Hồi Giáo.

Aung San Suu Kyi chuẩn bị lên tiếng

Về tình hình tại chỗ, báo Le Figaro cho biết đã có hơn 379.000 người Rohingya tị nạn sang Bangladesh. Dòng sông biên giới Naf đầy tử thi. Hôm qua, phát hiện thêm bảy người bị bắn chết, sau khi thi thể của họ được vớt lên. Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt mọi hoạt động chống lại người Rohingya.

Người đươc coi là đứng đầu chính phủ Miến Điện trên thực tế, bà Aung San Suu Kyi, trở thành đối tượng bị chỉ trích mãnh liệt, vì thái độ « thụ động, trước số phận bi thảm của cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này ». Đối với Le Figaro, sự im lặng của ngoại trưởng Miến Điện cho thấy rõ « những giới hạn » của bà trước giới quân sự đầy quyền lựcQuan điểm coi người Rohingya là người nước ngoài của lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing, được rất nhiều người trong số 90% cư dân Phật Giáo của Miến Điện hưởng ứng. Quan điểm này lại càng có cớ để truyền bá, khi tổ chức Al-Qaida đe dọa tấn công chínhquyền Miến Điện để báo thù. Cuộc khủng hoảng bang Rakhine đang ngày càng trở nên một vấn đềquốc tế.

Theo Les Echos, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ có phát biểu chính thức về vấn đề này vào ngày 19/09. Theo một người phát ngôn chính phủ, một trong các nội dung phát biểu của bà liên quan đến « hòa giải dân tộc và hòa bình ». 

(Thư Viện Hoa Sen)

Bài đọc thêm:
Chủ Nghĩa Dân Tộc Phật Giáo ở Miến Điện
Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực
Hận thù mang màu vàng cà sa làm xấu hình ảnh Phật giáo
 (Thích Như Điển)
Miến Điện: Ca Tụng Chư Tăng Đạo Phật By Sao Noan Oo - Thích Quảng Ba Dịch
Myanmar, hương bay ngược gió
Nếp Sống Phật Tử Ở Miến Điện - Ht Thích Trí Chơn Chuyển Ngữ
Phật Giáo Tại Miến Điện

Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà Aung San Suu Kyi
Sự cố Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 7113)
Hội Đồng Điều Hành kính yêu cầu Chư Tôn đức và Quý Phật tử lãnh đạo các Tổng vụ, Ban, Ngành trực thuộc Tăng Đoàn GHPGVNTN, tổng kết các Phật sự đạt được trong năm qua và các Phật sự dự định trong năm tới; kể cả các khó khăn, trở ngại tại các địa phương.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 7158)
Mũi Cửa Khẻm trên đèo Hải Vân là một vị trí trọng yếu trong việc phòng thủ quốc gia, ai kiểm soát được nơi đây sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển vùng trời trong khu vực, và sẽ khống chế thành phố Đà nẵng cùng cảng Tiên Sa.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6272)
Để ngăn chặn một thảm nạn khủng khiếp giáng lên đầu các em sinh viên học sinh và người dân Hồng Kong, Tăng Đoàn GHPGVNTN xin cất lời thống thiết kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các trung tâm, quốc gia quyền lực trên thế giới, nhất là Vương quốc Anh, hãy gấp rút, nhanh chóng lên tiếng, tìm cách ngăn chặn thảm nạn tàn khốc có thể xảy ra như một Thiên An Môn lần thứ hai trên xứ sở Hồng Kong.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6128)
Xin các Ông hãy xét lại chính sách bất nhân nói trên, và ra lệnh chính quyền địa phương ngưng ngay việc cưỡng chiếm đất đai hiện đang là chủ trương tàn bạo áp đặt lên đầu dân và nông dân từ Nam chí Bắc. Đặc biệt đối với chùa Liên Trì chúng tôi.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6235)
Dù Phật giáo đã và đang trải qua những cơn Pháp nạn hiểm nghèo, nhưng Tăng Đoàn GHPGVNTN không để chướng duyên làm lu mờ bản thể thanh tịnh và hòa hợp của Tăng già vốn là yếu tố làm nên sức mạnh và sự trường tồn của Phật giáo.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 10311)
Nay chuẩn y Ban Hướng Dẫn Trung ương GĐPT Việt Nam và Đại diện BHD.TƯ tại các Miền trực thuộc Tăng Đoàn GHPGVN - Nhiệm kỳ 2014 – 2016 với thành phần như sau:
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 10003)
Vào lúc 06g30 ngày 29/6/2014 (03/6/AL), tại Chánh diện Tổ Đình ThậpTháp, Bình Định, toàn thể Huynh trưởng về dự lễ đã chỉnh tề đội ngũ. Ba hồi chuông trống Bát nhã và hương đăng cung đón chư tôn Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Điều hành Tăng Đoàn GHPGVNTN quan lâm Đạo tràng, niệm hương đảnh lễ Phật.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 8755)
Nhân ngày Húy nhật năm nay, sáng sớm ngày mùng 3 tháng 6 âm lịch (Giáp Ngọ), các Huynh Trưởng GĐPT đảnh lễ cung thỉnh chư tôn Hòa Thượng trong Hội đồng Điều hành chứng minh Lễ Tân thăng Cấp Dũng và Cấp Tấn các Huynh trưởng GĐPTVN, đồng thời cũng là Lễ ra mắt Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN trực thuộc Tăng Đoàn GHPGVNTN.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 8374)
Để tưởng niệm Đức Đệ Tứ Tăng Thống, chư Tăng, Ni và Phật tử hãy noi theo công hạnh của Ngài, cố gắng, can đảm, vượt qua mọi khó khăn, thể hiện tinh thần Bồ Tát Đạo, dấn thân cứu giúp chúng sanh thoát khỏi ách nạn lầm than.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 9012)
Việc bảo vệ đất nước phải được thực hiện bằng phương pháp dân chủ hóa đất nước, và việc này cũng không thể chậm trễ vì Trung cộng có thể tấn công xâm chiếm chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta còn đơn độc. Thời gian trước mắt đối với dân tộc chúng ta còn quý hơn cả vàng bạc vì nó quyết định sinh mệnh tồn vong của đất nước.