MIẾN ĐIỆN: CỘI RỄ CỦA THẢM KỊCH ROHINGYA

17 Tháng Chín 201720:49(Xem: 6275)
MIẾN ĐIỆN: CỘI RỄ CỦA THẢM KỊCH ROHINGYA
Trọng Thành | RFI

rohingyas
Người Rohingya vượt biên sang Bangladesh qua vịnh Bengal. 
Ảnh chụp ngày 11/09/2017. (Reuters)
Lời Ban Biên Tập: Một độc giả thư về ban biên tập chúng tôi thắc mắc tại sao quốc gia Miến Điện là một quốc gia Phật Giáo lại có những hành xử tàn bạo đối với người gốc thiểu sốRohingya. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng và các nước lớn trên thế giới cũng đều lên tiếngphản đối. Vậy những người lãnh đạo Phật Giáoquốc gia này đã làm gì để tránh những vụ tàn sát và xua đuổi đồng loại?  Trước hết chúng tôi giới thiệu bài viết của Trọng Thành đài RFI về cội rễ của vấn đề, sau nữa mời quý độc giả đọc thêm các bài viết liên quan đến vấn đề.





Bangladesh-MyanmarBài « Một lịch sử căng thẳng lâu dài và bạo lực » nhấn mạnh « cuộc thanh lọc sắc tộc » mà chính quyền Miến Điện đang tiến hành là đợt xung đột mới nhất của hơn một thế kỷ căng thẳng giữa hai cộng đồng Phật Giáo và Hồi Giáotại vùng đất biên giới Miến Điện. Le Monde đưa độc giả trở lại trước hết với « nguyên nhân đầu tiên », đó là vào năm 1826, khi chính quyền Anh (kiểm soát Ấn Độ), sau khi xâm chiếm vùng Arkhan (tức bang Rakhine hiện nay), đã khuyến khích dân Hồi Giáo miền đông Bangladesh định cư tại khu vực này.

Trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1911, số lượng dân cư Bangladesh theo đạo Hồi sang định cư tại các địa điểm như Maungdaw, Buthidaung và Rathedaung – các trung tâm của những biến loạn hiện nay – tăng vọt tới 77%.


Cuộc chiến Anh-Nhật

Theo nhà nghiên cứu Moshe Yegar, trong Thế Chiến Hai, sau khi Nhật chiếm Miến Điện năm 1942, căng thẳng giữa hai cộng đồng lại có cơ hội bùng phát. Nhiều phần tử Phật Giáo không chấp nhận trở thành thiểu số tại một số địa điểm nơi người « Rohingya » sống quần tụ, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công nhắm vào các « làng Hồi Giáo », và người « Rohingya » trả đũa, chống lại tín đồ Phật Giáo ở Maungdaw và Buthidaung.

Bangladesh-Myanmar2Xung đột giữa hai cộng đồng đặc biệt quyết liệt, khi các tín đồ Phật Giáo bị lực lượng chiếm đóngNhật Bản sử dụng để đẩy lùi quân Anh, trong khi đó, bên thực dân Anh – rút về Ấn Độ - tổ chức nhiều nhóm dân quân chống Nhật, bao gồmngười Hồi Giáo Rohingya hay Bangladesh. Các chiến binh tình nguyện theo đạo Hồi nhiều khi, thay vì tấn công quân Nhật, lại nhắm vào các làng Phật Giáo.

Kể từ khi Miến Điện độc lập năm 1948, căng thẳng tiếp tục gia tăng. Năm 1951, một « tổ chức của người theo đạo Hồi ở Arakhan » kêu gọi thành lập một « Nhà nước Hồi Giáo tự dobình đẳng với các quốc gia khác của Liên Hiệp Miến Điện ».

Chính vào thời điểm này mà từ « Rohingya » được lực lượng ly khai và các thành phần Hồi Giáo sử dụng để nói về cộng đồng này. Trong khi đó, chính quyền Miến Điện và đông đảo cư dân nước này không thừa nhận sự tồn tại của người « Rohingya », mà coi họ chỉ là những người Bangladesh tha hương. Trong khi đó, những người tranh đấu cho cộng đồng Rohingya coi đây là một sắc tộc riêng, một phần có nguồn gốc Bangladesh, nhưng có cả các gốc gác khác, như Ả Rập, Ba Tư hay Thổ Nhĩ Kỳ…

Kể từ những năm 1960, nhiều nhóm nổi dậy Rohingya được thành lập. Một số nhóm tuyên bố chiến đấu để bảo vệ quyền tôn giáo, một số nhóm khác nghiêng về Hồi Giáo chính trị. Nhìn chung, xung đột với chính quyền tại vùng biên giới diễn ra « với cường độ thấp ». Bản thân giữa các nhóm cũng có những cạnh tranh, và số lượng mỗi nhóm thường không vượt quá 100 người. Hiệp hội Đoàn Kết Rohingya, có cơ sở tại Bangladesh, từng là một trong những nhóm tích cực nhất.

Lực lượng nổi dậy Quân Đội Giải Phóng Rohingya hiện nay chắc chắn là một hóa thân của các nhóm chiến đấu trước đây, vốn hoạt động trong tình trạng phân tán. Một số người cho rằng lực lượng này do các thế lực lưu vong ở Ả Rập Xê Út và Pakistan giật dây, nhưng theo những người phát ngôn của tổ chức này, thì cuộc chiến của họ không liên quan gì đến Thánh chiến Hồi Giáo.

Aung San Suu Kyi chuẩn bị lên tiếng

Về tình hình tại chỗ, báo Le Figaro cho biết đã có hơn 379.000 người Rohingya tị nạn sang Bangladesh. Dòng sông biên giới Naf đầy tử thi. Hôm qua, phát hiện thêm bảy người bị bắn chết, sau khi thi thể của họ được vớt lên. Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt mọi hoạt động chống lại người Rohingya.

Người đươc coi là đứng đầu chính phủ Miến Điện trên thực tế, bà Aung San Suu Kyi, trở thành đối tượng bị chỉ trích mãnh liệt, vì thái độ « thụ động, trước số phận bi thảm của cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này ». Đối với Le Figaro, sự im lặng của ngoại trưởng Miến Điện cho thấy rõ « những giới hạn » của bà trước giới quân sự đầy quyền lựcQuan điểm coi người Rohingya là người nước ngoài của lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing, được rất nhiều người trong số 90% cư dân Phật Giáo của Miến Điện hưởng ứng. Quan điểm này lại càng có cớ để truyền bá, khi tổ chức Al-Qaida đe dọa tấn công chínhquyền Miến Điện để báo thù. Cuộc khủng hoảng bang Rakhine đang ngày càng trở nên một vấn đềquốc tế.

Theo Les Echos, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ có phát biểu chính thức về vấn đề này vào ngày 19/09. Theo một người phát ngôn chính phủ, một trong các nội dung phát biểu của bà liên quan đến « hòa giải dân tộc và hòa bình ». 

(Thư Viện Hoa Sen)

Bài đọc thêm:
Chủ Nghĩa Dân Tộc Phật Giáo ở Miến Điện
Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực
Hận thù mang màu vàng cà sa làm xấu hình ảnh Phật giáo
 (Thích Như Điển)
Miến Điện: Ca Tụng Chư Tăng Đạo Phật By Sao Noan Oo - Thích Quảng Ba Dịch
Myanmar, hương bay ngược gió
Nếp Sống Phật Tử Ở Miến Điện - Ht Thích Trí Chơn Chuyển Ngữ
Phật Giáo Tại Miến Điện

Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà Aung San Suu Kyi
Sự cố Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 7190)
Chúng con nhận thấy rằng có những chức vụ quan trọng ngoài tầm tay của Ngài. Đã có nhiều lần chúng con thỉnh ý Ngài nên giao lại chức vụ nào quá quan trọng cho các bậc Tôn đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện đảm trách nhưng ngài trả lời “Tôi nhận là để có người”.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 5507)
Tổ chức hoạt động của BHD GĐPT Khánh Hòa không khả thi về phương diện giáo dục, phát triển tổ chức theo mục đích và tôn chỉ của GĐPT Việt Nam
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 5950)
Nơi đây chúng tôi cũng xin ghi ơn đạo hữu Võ Văn Ái và đạo hữu Lê Công Cầu đối với GHPGVNTN. Tuy nhiên quý vị đã làm tổn thương uy danh của Giáo hội, làm mất hòa hợp tăng, tiếm chức tổng thư ký viện tăng thống... khiến cho GHPGVNTN khủng hoảng nghiêm trọng. Vậy chúng tôi kính mong hai vị nên từ chức để Giáo hội trường tồn, chư tăng hòa hợp.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 7066)
Con cũng đã có thư chất vấn gởi đến Đạo hữu Võ Văn Ái để khẩn cầu Đạo hữu trả lời. Nhưng, đã mười ngày qua Đạo hữu vẫn giữ thái độ im lặng. Sự im lặng này cho phép đi đến kết luận: Đạo hữu Võ Văn Ái sử dụng phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế như mũi giáo nhọn đâm ngược trở lại những người đồng hành trong cùng một Giáo Hội với Đạo hữu.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 7027)
Với tư cách quyền Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT tỉnh Quảng Trị, chúng tôi tuyên bố giải thể BHDGĐPT tỉnh Quảng Trị.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 4848)
Con nhận thấy từ khi nhận chức đến nay con chẳng làm được gì cho Ban Đại Diện. Hơn nữa, Hòa thượng đã đơn phương điều hành hết tất cả mọi công việc Phật sự, nên con nghĩ rằng nếu có còn trên cương vị đó thì cũng như không mà thôi.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 5976)
Suốt thời gian trên 50 năm anh đã gắn bó sinh hoạt tổ chức GĐPT, đã từng đứng trước “đầu sóng ngọn gió”, dám chấp nhận hy sinh vì mục đích lý tưởng Áo Lam, đã vượt qua bao gian nan – nguy hiểm với một thái độ bất khuất, trung kiên để phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 4668)
Ban Đại Diện GHPGVNTN Tỉnh Khánh Hòa và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Huynh trưởng cấp Dũng: Quảng Thừa TÔN THẤT PHÚ, Tạ thế lúc 21 giờ 15, ngày 25/12/2013 (23/11/Qúy Tỵ)
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 5249)
Mấy chục năm nay Đạo hữu phụ trách phòng Thông Tin Phật Giáo Thế Giới thuộc GHPGVNTN là để phục vụ cho cái gì? Và mục đích của sự phục vụ ấy là gì? Mà lại dùng vọng ngôn xảo ngữ để vu cáo chư vị Hòa thượng trong Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 6626)
Chư tăng đã điểm qua, phân tích nội dung một số bài viết thiếu tinh thần xây dựng, vô căn cứ, báng bổ cấp trên, miệt thị chư tăng. Đây là nguyên nhân chính của biến cố đau thương của Giáo hội hiện nay.