Dục Vọng Và Sân Hận Tự Giải Thoát: Một Giáo Huấn Truyền Khẩu Thậm Thâm - Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche

22 Tháng Năm 201200:00(Xem: 25020)

Dục Vọng và Sân Hận Tự Giải Thoát:
Một Giáo Huấn Truyền Khẩu Thậm Thâm

Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche


Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh
Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
Nếu con chứng ngộ được điều này, hãy tu tập trong sự hiển bày của tánh giác.
E Ma! Pháp cao cả và kỳ diệu biết bao!

Đối với các hành giả du già đã chứng ngộ điều này,
Thể hiện của sắc tướng là Pháp thân.
Tất cả âm thanh là tiếng vang của tánh Không.
Các tư tưởng là sự hiển bày của tánh giác.
E Ma! Pháp cao cả và kỳ diệu biết bao!

Khi con biết rằng tư tưởng là ảo ảnh,
Con có thể xem các ý tưởng sân hận và dục vọng như bạn bè.
Dù bất kỳ niệm sân hay tham dục nào khởi lên,
Nếu con chuyển hóa chúng thành những người hỗ trợ, đó là con đường thậm thâm.
E Ma! Pháp cao cả và kỳ diệu biết bao!

Khi con hiểu điểm chính của tham dục và sân hận là tự giải thoát,
Cả hai chiếu sáng như người hỗ trợ.
Chúng trở thành đồ trang sức cho con.
E Ma! Pháp cao cả và kỳ diệu biết bao!

Khi con tự tin rằng ngay cả kẻ thù hãm hại
Thật sự là bạn bè giúp con,
Thì lòng sân hận với kẻ thù
Và quyến luyến với bằng hữu
Là dục vọng và sân hận đã tự giải thoát - E Ma Ho!

Khi con chứng thực ý nghĩa của sự bình đẳng là như thế,
Những biểu lộ lầm lạc đã tự giải thoát - kỳ diệu biết bao!
Sự lầm lạc chính nó tự giải thoát - kỳ diệu biết bao!
Nền tảng của lầm lạc đã tự giải thoát - kỳ diệu biết bao!
E Ma! Pháp cao cả và kỳ diệu biết bao!

Sự lầm lạc và giải thoát không hiện hữu
Trong chân tánh, trạng thái tự nhiên.
Vì thế hãy trưởng dưỡng sự vững tin vào điểm chính
Rằng tham dục, sân hận tự phát khởi và giải thoát.

Đây là chỉ giáo thậm thâm, chính yếu,
Về tham dục và sân hận tự giải thoát.
Vì lợi lạc của bản thân và chúng sinh,
Hãy luôn thực hành văn, tư, tu về giáo huấn này.

Dechen Rangdrol đã viết những lời giáo huấn ngắn gọn và sâu sắc này về ý nghĩa tối hậu, để các đệ tử may mắn có thể thấu hiểu ý nghĩa và thực hành dễ dàng. Sarva Mangalam! Gelek Phel - cầu mong cho đức hạnh và sự thiện hảo tăng trưởng!

Chú thích: Tại thánh địa tối thượng Bồ Đề Đạo Tràng, đấng đạo sư đã ứng khẩu ban cho những lời kệ này trước đám đông hơn một trăm đệ tử từ phương Đông và Tây, ở Phòng Hội Nghị Đại thừa, tháng Mười Hai, 22, 2010. Dzogchen Ponlop Rinpoche đã ghi lại những lời kệ này.

Tyler Dewar, Nitartha Translation Network phiên dịch Anh ngữ.
Lozang Ngodrub Việt dịch.

http://www.facebook.com/notes/khenpo-tsultrim-gyamtso-rinpoche/desire-and-anger-self-liberated-a-profound-oral-instruction/10150165088103858

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9220)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18117)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12125)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15562)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.