SỰ KHÔN NGOAN THEO PHẬT GIÁO
Tuệ Thiện Chữ khôn ngoan của nhà Phật bao gồm 3 ý niệm : thông minh, hiểu biết và đạo đức. Sự thông minh không đòi hỏi phải thật cao; vì xét ra những vị thánh đệ tử Phật không phải tất cả đều cực thông minh, có vị học vài câu kệ mà cả tháng trời không thuộc. Nhưng những vị nầy có học hỏi , biết việc gì phải làm để cải thiện trí tuệ , nên Phật thường gọi họ là vị Đa Văn (nghe nhiều, học rộng) và Phật cũng khuyến khích sự học hỏi như một phương tiện để đạt hạnh phúc (Kinh Hạnh Phúc). Sau cùng Đạo Đức dĩ nhiên là lý tưởng để đạt sự giải thoát. Để tìm hiểu sự khôn ngoan theo Phật Giáo , chúng ta hãy phân tích quang cảnh sống của con người.
Con người sống trong hai thế giới, thế giới bên ngoài và thế giới bên trong. Nhưng thường khi chúng ta chỉ biết thế giới bên ngoài, bởi vì từ sáng tới tối chúng ta bị lôi cuốn ra thế giới bên ngoài, hơn nữa có tới năm cửa để mỡ ra bên ngoài và chỉ có một cửa để mỡ vào thế giới bên trong. Năm cửa đó là ngũ căn: mắt, tai, mũi, lưởi, thân và cửa kia là ý thức. Vả lại chúng ta không quen để quay cái nhìn vào bên trong và cũng không biết rằng con người có một đời sống tâm linh rất dồi dào, nếu biết khám phá và khai thác nó. Thế giới bên ngoài là thế giới của vật chất, của các sóng ba động, của Sắc Pháp.Nó là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên. Còn thế giới bên trong thuộc tinh thần, tâm linh và Tâm Pháp. Nó được quan tâm bởi các nhà tâm lý học, tâm não học và các thiền gia.
Thế giới nội tại rất phức tạp nó bao gồm nhiều yếu tố có khi ý thức được, có khi không. Các nhà tâm lý học phải tự rèn luyện trí tuệ nội quán để quan sát nó, hoặc phải dùng những phương pháp khoa học tân thời để đối đối tượng hóa nó.
|
Gửi ý kiến của bạn