- Lời Giới Thiệu
- Phần 1: Tổng Luận Kinh Bốn Mươi Hai Chương
- Chương 1: Định Nghĩa Sa Môn Và Sa Môn Quả
- Chương 2: Đối Tượng Tu Tập (Bảo Sở Sa Môn, Định Nghĩa Đạo)
- Chương 3: Sa Môn Hạnh
- Chương 4: Thập Thiện - Thập Ác
- Chương 5: Lỗi Lầm Và Hối Quá
- Chương 6: Phỉ Báng Thiện Và Ác Quả Dị Thục
- Chương 7: Thái Độ Của Đức Phật Trước Lời Khiển Trách
- Chương 8: Ác Giả Ác Báo
- Chương 9: Giá Trị Tri Và Hành
- Chương 10: Phước Đức Tuỳ Hỷ Hạnh Bố Thí
- Chương 11: Đối Tượng Và Phước Đức Của Bố Thí
- Chương 12: 20 Điều Khó Của Kiếp Người
- Chương 13: Điều Kiện Chứng Túc Mạng Minh
- Chương 14: Định Nghĩa Thiện Và Vĩ Đại
- Chương 15: Nhẫn Nhục
- Chương 16: Điều Kiện Con Đường Đạt Đạo
- Chương 17: Ánh Sáng Người Đạt Đạo
- Chương 18: Cốt Tuỷ Của Đạo Phật
- Chương 19: Nguyên Lý Vô Thường Của Vạn Pháp
- Chương 20: Hữu Thể Con Người: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã
- Chương 21: Danh Vọng: Thú Vui Ít Giá Trị
- Chương 22: Tài Sắc: Ngọt Ít, Đắng Nhiều
- Chương 23: Ân Ái Là Tù Ngục
- Chương 24: Ái Dục Khổ Đệ Nhất (Cũng May Chỉ Có Một)
- Chương 25: Lửa Ái Cháy Tay
- Chương 26: Thiên Ma Dâng Ngọc Nữ
- Chương 27: Lại Nói Về Điều Kiện Đạt Đạo
- Chương 28: Không Nên Chủ Quan (Khi Chưa Phải Là A La Hán)
- Chương 29: Đoạn Trừ Tâm Ái Dục – Duy Trì Phạm Hạnh
- Chương 30: Tránh Dục Như Tránh Lửa
- Chương 31: Đoạn Âm Không Bằng Đoạn Tâm
- Chương 32: Diệt Ái Dục, Ly Sinh Tử
- Chương 33: Tỳ Kheo-chiến Sĩ Diệt Lậu Hoặc
- Chương 34: Độc Lộ Giải Thoát (Tinh Tấn Trung Đạo)
- Chương 35: Bỏ Cấu Nhiễm Tâm, Đạt Đạo Giải Thoát
- Chương 36: Lại Nói Về Cái Khó Của Con Người
- Chương 37: Chứng Đạo Phải Do Sự Tu Tập (Như Lai Chỉ Là Người Chỉ Đường)
- Chương 38: Mạng Sống Con Người Chỉ Trong Một Hơi Thở
- Chương 39: Chư Pháp Bình Đẳng, Vô Hữu Cao Hạ
- Chương 40: Thân Hành Đạo - Tâm Hành Đạo
- Chương 41: Tinh Tấn - Bỏ Tình Dục (Giải Thoát)
- Chương 42: Phương Tiện Tri Kiến, Như Thị Tri Kiến
- Phụ Lục
TÌM HIỂU KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010
Chương 24: Ái dục khổ đệ nhất (Cũng may chỉ có một)
I. DỊCH NGHĨA
Trong các ái dục, sắc dục là nguy hại hơn hết. Cũng may là chỉ có một. Nếu mà có cái thứ hai, có lẽ thiên hạ không ai hành đạo được.
II. LƯỢC GIẢI
Mặc dù ở nội dung của kinh văn, Đức Phật chỉ chú trọng, nhấn mạnh sự nguy hại của sắc dục trong phạm vi của người hành đạo. Người hành đạo là người tu hạnh viễn ly giải thoát, mà ái là sợi dây cột trói con người ở tái sinh. Nhưng trên tinh thần mà nói, thì lời dạy này còn bao quát cho mọi giới và mọi lãnh vực, hễ đam mê rượu chè, sắc đẹp, nhất định người ta sẽ thất bại trong sự nghiệp.
Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật ví sánh sắc dục như là độ nước cần thiết để cho hạt giống thóc sinh trưởng ở mảnh ruộng nghiệp. Nước là yếu tố quan trọng để mầm sinh. Ái cũng vậy, là điều tiên quyết của Hữu: “Này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống và ái là sự nhuận ướt. Chúng sinh bị vô minh che lấp, bị sắc dục trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy sẽ có sự tái sinh. Nghĩa là “hữu” có mặt.”[1] Vướng mắc vào ái là vướng mắc vào sinh tử miên viễn, trong đó đam mê sắc dục là cụ thể và nguy hại hơn hết.
Chính sắc dục đã làm đắm lụy biết bao anh tài thế phiệt, sắc dục không phải là sóng nước, mà lại là sóng tình: “Vũ phi kiềm tỏa năng lưu khách. Sắc bất ba đào dị nịch nhân”.
Từ một Napoleon nước Pháp, một Trụ Vương thời phong kiến Trung Quốc, cũng đều bị sắc dục mà tan tành sự nghiệp. Câu nói của một triết gia Tây phương: “Nếu không có đàn bà thì tất cả đàn ông đã ngồi đồng bàn với bậc thánh” hay của Pơrê: “Người đàn bà là thiên đường của cặp mắt và là địa ngục của tâm hồn”, há không làm cho phái nam nhi suy gẫm, cảnh tỉnh hay sao! Mùi vị của sắc dục, có chăng, chỉ là khó chịu: “Sắc dục là liều thuốc đắng”. Sung sướng, khổ đau chỉ là hai mặt của một vấn đề: “Ái tình như đỉnh núi cao: leo lên, người ta ca hát, xuống dốc bên sườn, người ta than khóc”. (An-đơ-rê Thơ-ria).
Hệ lụy của sắc dục quá rõ ràng làm cho chính Napoleon, vị anh hùng đã một thời làm bá chủ châu Âu, cũng là người làm điêu đứng bao trái tim phụ nữ, phải nhận định nó là đầu mối của sự nguy hiểm: “Đàn bà là linh hồn của mọi mưu cơ”.
Cuối cùng, nói như Cô-hin: “Đam mê nữ sắc là ký kết với đau khổ” vì sự đam mê này không đem lại hạnh phúc như người ta tưởng, mà phần nhiều đem lại tai họa không nhỏ. Những bậc vĩ nhân, đạo nhân, A la hán… sở dĩ được nhân loại tôn xưng như vậy là do các vị ấy biết sống ngoài sự trói buộc của sắc dục, nghĩa là sống phạm hạnh, giải thoát.
[1] Tăng Chi I, tr. 256-257.