Chương 14. Tìm ra tính nhân bản chung của chúng ta

24 Tháng Chín 201503:28(Xem: 5243)
NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC 
TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World
Nhà xuất bản: Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Thích Từ Đức
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

PHẦN BA
HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO


Chương 14

TÌM RA TÍNH NHÂN BẢN CHUNG CỦA CHÚNG TA

  

“THƯA ĐỨC THÁNH THIỆN, tôi biết rằng ngày sắp rời Tucson ngày mai để đi đến thành phố kế trong hành trình của ngài.  Nhưng tôi sẽ rời đây và không tháp tùng với ngài đến thành phố tiếp theo.  Do vậy, đây sẽ là cuộc gặp gở cuối của chúng ta trong một lúc  ngắn ngủi.  Nhưng câu hỏi của chúng ta về một phương pháp đặc biệt hơn để thiết lập một cảm nhận sâu xa về sự nối kết với người khác đã là điều gì đấy mà tôi đã và đang muốn hỏi ngài trong một thời gian dài.  Dĩ nhiên, hôm qua, chúng ta đã không có thời gian để đi vào vấn đề này.  Thế nên, đấy là tại sao tôi muốn bảo đảm và bắt đầu cuộc thảo luận hôm nay với câu hỏi ấy.”

“Okay. Hãy bắt đầu,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

“Vậy thì để ôn lại,” tôi bắt đầu, “hôm qua chúng ta đã kết luận rằng hầu hết những vấn nạn xã hội trong cách này hay cách khác dường như liên hệ đến sự bất lực liên hệ đến người khác trong một mức độ sâu sắc, một trình độ căn bản của loài người để nhận thức người khác đúng là một con người như chính chúng ta.  Do vậy, vấn đề này là rất quan trọng.  Tôi đang hy vọng hôm nay chúng ta có thể thẩm nghiệm vấn đề này một cách xuyên suốt và tiến đến một phương pháp thực tiển để trau dồi loại liên kết ấy với mọi người, ngay cả với những người hiện diện không có gì giống với chúng ta.”

“Trong cách ấy,” ngài nói, “có lẻ, chúng ta có thể dùng một phương pháp thông dụng trong sự tiếp cận của Đạo Phật để trình bày các rắc rối.  Ở đây, tôi muốn nói việc sử dụng sự cứu chửa bệnh tật tương đồng.  Đầu tiên, chúng ta thấu hiểu rắc rối là gì; thứ  hai, chúng ta thẩm nghiệm những nguyên nhân và điều kiện của nó; thứ ba, chúng ta  thẩm tra xem có sự chửa trị hữu hiệu hay không; và rồi thì, cuối cùng, nếu chúng ta biết có một phương pháp chửa trị, thì chúng ta tìm cách để áp dụng phương pháp chạy chửa cần thiết.”

“Vâng, thưa Đức Thánh Thiện, tôi thích kiểu mẫu ấy,” tôi trả lời một cách nhiệt tình.  “Vậy thì, sử dụng kiểu mẫu này, thưa Đức Thánh Thiện, những rắc rối chúng ta đã từng thảo luận trong một ít loạt thảo luận sau cùng có thể được xem như là những vấn đề tệ hại quan trọng của xã hội – những điều không đẹp này sẽ bao gồm, thí dụ, thiếu ý thức cộng đồng, gia tăng sự xa lánh hay cô lập, thiếu niềm tin, cũng như những nổi khổ sở sâu xa hơn liên hệ những hành động của thành kiến, xung đột, bạo động, và những thứ như thế.  Tôi nói đúng chứ?” tôi hỏi.

“Vâng, đúng đấy,” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời.

Vì đây là cuộc gặp gở cuối cùng của chúng tôi trong loạt thảo luận này, nên tôi đã hỏi, “Để ôn lại, những  nguyên nhân của các điều tệ hại này sẽ là những thứ như các cảm xúc tàn phá của chúng ta, những cung cách bóp méo suy nghĩ hay vọng tưởng, cộng thêm điều kiện mà chúng ta tiếp nhận từ môi trường của chún ta, và trên một trình độ nền tảng hơn là khuynh hướng phân chia chính chúng ta thành những nhóm, ‘chúng ta’ và ‘họ’.  Và rồi thì một số các điều ‘tệ hại’ này sinh khởi như những nhóm phát triển thành các thứ thành kiến chống lại với nhau, và những hình thức năng động hơn của sự phân biệt.  Đúng không?” tôi hỏi.

“Vâng,” ngài khẳng định một lần nữa, rồi thêm, “Có lẻ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan nơi mà người ta cảm thấy quá tự đầy đủ  đến mức họ không cần những người khác, và cảm nhận siêu đẳng sai lạc cũng nên được bao gồm trong đặc trưng này.  Nhưng dĩ nhiên, khi đối phó với những vấn đề này chúng ta sẽ thấy nhiều nguyên nhân khác biệt, nhiều nhân tố liên hệ.”

“Bây giờ để đi xuyên suốt qua điều này với sự tương đồng như y khoa, thưa Đức Thánh Thiện, ngài sẽ bao gồm điều gì trong đặc trưng của những sự chạy chửa?” tôi hỏi.

“Như tôi thường chỉ ra.” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời, “khi đối phó với những rắc rối của loài người, chúng ta cần những sự tiếp cận đa dạng trong nhiều mức độ khác nhau.  Thí dụ, chúng ta đã từng nói về tầm quan trọng thiết yếu của sự suy nghĩ thực tiển – thể nghiệm bất cứ tỉnh huống nào được đặt ra hay một rắc rối với một sự thấu hiểu rõ ràng với thực tế.  Và tôi nghĩ sự tiếp xúc cá nhân là một nhân tố then chốt  khác đối với những loại rắc rối này, thí dụ, trong việc đối phó với bạo động của loài người – sự tiếp xúc cá nhân và đối thoại là quan yếu cho việc giải quyết những xung đột mà không có bạo động.  Và sự tiếp xúc cá nhân cũng tạo nên căn bản cho một ý thức cộng đồng to rộng hơn.  Những thứ này luôn luôn hữu ích.  Do thế, nhiều phương pháp chạy chửa đặc thù liên hệ với những rắc rối đặc thù, chúng ta đã thảo luận rồi.”

“Đúng đấy,” tôi khẳng định.  “Vì thế, tôi trở lại câu hỏi chính, tôi nghĩ rằng bây giờ chúng ta đang tìm kiếm cho một phương pháp chửa trị bách bệnh cho địa cầu hay những rắc rối của xã hội.  Do vậy, gắn bó với kiểu mẫu y khoa của ngài, hãy nói rằng ngài khẳng quyết rằng có một sự chửa trị cho những rắc rối này.  Hãy nói rằng chúng ta cả quyết rằng khả năng để nối kết với người khác trong một mức độ sâu xa, việc trau dồi một cảm nhận quan hệ trên một trình độ căn bản loài người.  Vậy thì sau đó chúng ta áp dụng công thức như thế nào?  Tôi muốn nói có những phương pháp và chương trình thực tế có thể hổ trợ để tạo nên một loại liên kết như vậy không?  tôi hỏi.

“Vâng, việc tạo nên một cảm nhận liên kết như vậy  với người khác có thể đòi hỏi một sự chuyển hóa nền tảng cả trong quan điểm và cung cách chúng ta liên hệ với người khác,” ngài trả lời.

“À, tôi phỏng đoán tôi đang tự hỏi một cách đặc thù hơn, nếu chúng ta thật sự muốn thay đổi nhận thức của chúng ta, và phát triển cảm nhận chân thành hơn về sự liên hệ đến người khác, đến toàn thể nhân loại, chúng ta bắt đầu từ chỗ nào?”

“Xét cho cùng toàn bộ đi đến chỗ tỉnh thức.”

Tôi cười lớn, “Vậy thì, một lần nữa chúng ta trở lại sự tỉnh thức – dường giống như chúng ta tiếp tục xoay quanh trở lại tỉnh thức!  Tôi nghĩ trong những cuộc thảo luận đầu tiên ở Dharamsala ngài cũng đã đề cập việc chúng ta cần trau dồi một sự tỉnh thức sâu rộng hơn của cộng đòng nhân loại chung của chúng ta.  Nhưng căn cứ trên tầm quan trọng của những ý tưởng này, và hàm ý của chúng liên hệ đến sự đồng cảm và tử bi, là những điều mà tôi muốn đem đến với ngài, tôi đang tự hỏi ngài có thể diễn tả một cách chính xác hơn những gì chúng ta nên tỉnh thức hơn hay không.  Tôi muốn nói như việc xác định một vài sự kiện hay ý tưởng cụ thể mà chúng ta có thể ‘tỉnh thức’ hay nghĩ đến, điều ấy có thể hổ trợ việc chuyển hóa nhận thức tiềm tàng của chúng ta trong cách này, hổ trợ chúng ta trau dồi một cảm nhận sâu sắc hơn về mối liên hệ đến toàn thể nhân loại.”

Tiên đoán một nửa sự trả lời tiêu chuẩn của ngài, về việc nó lệ thuộc trên những hoàn cảnh, phạm vi, con người, và v.v… tôi đã ngạc nhiên bởi tính chất dứt khoát tự nhiên trong câu trả lời của ngài, “Vâng, tôi nghĩ đây là ba thứ.”  Ngài trả lời một cách quả quyết, “Thứ nhất, phản chiếu trên bản chất xã hội chúng ta; thứ hai, phản chiếu trên sự hệ thuộc tương liên của chúng ta; và cuối cùng, phản chiếu trên tính nhân bản chung của chúng ta.”

Quán Chiếu Bản Chất Xã Hội Chúng Ta

“Thưa Đức Thánh Thiện,” tôi trả lời, “điều ấy nghe rất ý nghĩa.  Vậy thì hãy nói rằng nhằm để chửa trị những tệ hại xã hội và con người, chúng ta cần phát triển một sự tỉnh thức sâu xa về ba thức này.  Bây giờ, tôi đang tự hỏi ngài có thể nói thêm hay chi tiết một cách đặc thù những loại chủ đề nào mà chúng ta có thể quán chiếu trong việc quan tâm đến những sự kiện chủ yếu này hay không?”

“Như tôi đã đề cập, tôi nghĩ về chính điều thứ nhất này là để nhận ra rằng con người chúng ta căn bản là những động vật xã hội.  Chúng ta cần trau dồi một sự đánh giá đúng về bản chất xã hội tự nhiên của chúng ta.   Đến với nhau là một phần tự nhiên của chúng ta, để hình thành những nối kết cộng đồng, để làm việc cùng nhau với tâm linh hợp tác.  Bây giờ hãy nhìn vào những con ong này – sự tồn tại của chúng  tùy thuộc trên sự hợp tác.  Nếu một con ong đến đây, một con ong đi đến kia, chúng sẽ chết.  Mọi người!  Thế nên, không tôn giáo, không luật lệ, không hiến pháp, những động vật nhỏ bé này hợp tác – chúng biết rằng chúng cần hoạt động với nhau để tồn tại.  Do vậy, một cách căn bản đấy cũng là bản chất tự nhiên của chúng ta.

“Bây giờ, nếu chúng ta đánh giá đúng bản chất xã hội và nhu cầu hoạt động hợp tác với nhau, một cách tự nhiên chúng ta sẽ chú ý đến lợi ích của những người khác. Điều này sẽ tạo nên một xã hội ổn định, hạnh phúc hơn, hòa bình hơn – và kết quả là mọi người sẽ hưởng lợi ích.  Không nghi ngờ về điều này.  Trái lại, nếu việc nhận ra bản chất xã hội của loài người không được đánh giá đúng, và mọi người không quan tâm đến lợi ích của kẻ khác, thế thì một cách căn bản mọi người sẽ khổ đau, kể cả chính mình, có phải không?”

Vậy thì, căn cứ trên tầm quan trọng của việc trau dồi tỉnh thức về bản chất xã hội chúng ta, trước khi chúng ta tiếp tục, ngài có thể nghĩ về bất cứ phương pháp phụ trội để gia tăng tỉnh thức về điều này không?”

“Trong thực tế, điều này có thể đơn giản là vấn đề duy trì sự quan tâm đến chứng cứ hay những thí dụ về bản chất xã hội này,” ngài trả lời.

“Ngài có thể nghĩ về bất cứ thí dụ nào ngay bây giờ không?” tôi hỏi.

Ngài nghĩ một lúc.  “Vâng. Bây giờ hãy nhìn vào những gì xãy ra khi cộng đồng đối diện với một khủng hoảng nào đó.  Điều này thường thường, khi chúng ta thấy bản chất sự hợp tác hiện hữu, khi người ta quây quần với nhau để đối phó với khủng hoảng , với sự cát tường của cộng đồng trên hết trong tâm ý họ.  Đây chính là đáp ứng căn bản của con người, sự nương tựa trên mỗi người cho việc hổ trợ, cho sự bảo vệ, và những đề xuất cho sự biểu hiện bản chất xã hội của chúng ta.

“Thí dụ, hãy nhìn vào những gì xảy ra ở New York theo sau thảm họa 11 tháng Chín.  Đứng trước cuộc khủng hoảng này, con người của thành phố ấy quy tụ lại với nhau như chưa từng có trước đây, củng cố ý thức cộng đồng của họ, làm việc với nhau một cách hợp tác, và những rào cản giữa mọi người bổng nhiên bắt đầu rơi rụng, người ta liên kết  như họ chưa từng làm bao giờ trước đây.  Tôi đã nghe rằng người ta đã nhìn vào mắt của nhau, đáp ứng nhau trên đường, và liên hệ với như như những con người của New York, bất chấp vị thế xã hộ là gì mà người ta có hay người kia ăn mặc thế nào, v.v…  Và tôi nghĩ rằng điều này thậm chí đã có một tác động lâu dài hơn.  Khi có sự sụp đổ ở thành phố New York, tôi đã nghe rằng tinh thần hợp tác thật nổi bật, người ta cởi mở với nhau, hổ trợ hơn, có một thái độ chia sẻ kinh nghiệm hơn.”

Tôi thêm, “Dĩ nhiên, câu hỏi là tại sao chúng ta không luôn luôn hành động trong thái độ ấy, tại sao cần phải có một vụ khủng hoảng để lôi kéo chúng ta lại với nhau.”

Trong một lúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma duy trì sự yên lặng.  Đôi khi ngài dừng lại để quán chiếu trên một điểm nào đó không thể đoán được.  Thông thường những sự phản chiếu là ngắn gọn.  Biểu lộ sự quán chiếu của ngài phỏng đoán rằng ngài đang xoay quanh một vấn đề nào đó trong tâm tư ngài, có lẻ tìm kiếm một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề căn bản nào đó.  Ngồi tréo chân, ngài nhổm tới nhổm lui nhẹ nhàng khi ngài suy nghĩ.  Giống như nhiều lần khác trải qua hàng năm, tôi ngạc nhiên với cung cách ngài khám phá những vấn đề với một sự phát hiện tâm linh thật sự.  Thậm chí nếu chúng tôi thảo luận một chủ đề mà ngài đã bàn thảo không biết bao nhiêu lần, vẫn có sự mới mẻ trong sự tiếp cận của ngài và một ý chí để làm hào hứng những quan điểm của ngài vào bất cứ lúc nào.

Một cách hiển nhiên, đã hoàn toàn việc quán chiếu ngắn gọn nội tại, ngài đã trở lại cuộc thảo luận của chúng ta cũng không thể ngờ như khi ngài dừng lại.  “Thế này, Howard, tôi nghĩ điều này trong vị thế tương đồng với y khoa mà chúng ta đang sử dụng, khi chúng ta thật sự ở trong sự đau đớn thân thể, chúng ta tìm kiếm thuốc men.  Nhưng khác đi, nếu người ấy không rõ ràng là bệnh hoạn, thế thì người ấy không muốn tìm kiếm y tế.  Chúng ta có thể thấy những nguyên nhân của một rắc rối đã được phát triển nhưng chúng ta không quan tâm nếu không đau đớn.  Do bởi không có sự đe dọa tức thời của đớn đau ở đấy.  Thông thường phải có một chấn động mạnh mẽ của đau đớn trước khi chúng ta phản ứng.”

“À,” tôi chỉ ra, “ở đây chúng ta đang nói về những cung cách để làm gia tăng ý thức nối kết của chúng ta đối với người khác.  Và chúng ta có thể nói rằng một thứ đưa con người lại với nhau, với một tinh thần hợp tác và một ý thức nối kết, là một cuộc khủng hoảng hay khổ đau chung.  Nhưng vì lý do này hay lý do khác,” tôi nói phần nào đó đùa cợt,”tôi không chắc việc tạo nên những cuộc khủng hoảng hay khổ đau có chủ tâm mà chúng ta có thể chia sẻ là sự tiếp cận hiệu quả nhất để xây dựng một ý thức ràng buộc và ý thức cộng đồng giữa những con người hay không?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma chắc lưỡi một cách ngắn gọn.  “Thế thì hãy tiếp tục với sự tương đồng y khoa này, trong trường hợp của người bệnh, một người cẩn trọng sẽ không đợi đến giai đoạn khủng hoảng không chịu nổi đau đớn trước khi chăm sóc cơn bệnh tật của người ấy.  Tốt hơn nhiều nếu chúng ta có thể tự giáo dục mình, nhận ra những triệu chứng của bệnh hoạn và trở nên tỉnh thức hơn về những nguyên nhân của rắc rối trước khi đau đớn khởi lên.  Ông có thể muốn kiểm tra những gì đang xảy ra.  Cách này chúng ta có thể săn sóc tốt đẹp hơn chính mình.  Tương tự thế, ngay cả không có một cơn khủng hoảng, nếu con người trong một xã hội nào đó phản chiếu một ít sâu sắc hơn, họ sẽ thấy bản chất xã hội sâu xa của họ và mối liên hệ hổ tương của sự cát tường của tất cả những thành viên của xã hội.  Vấn đề thông tuệ sẽ phải là việc cố gắng để nhận ra điều này trước khi khủng hoảng khơi màu.

“Do thế, nếu người ta thật sự dành ra một ít thời gian để phản chiếu trên điều này, họ sẽ đi đến nhận biết rằng sự cát tường của một cá nhân trong một cộng đồng là còn tùy thuộc trên sự cát tường của xã hội, là những  quyền lợi đan quyện vào nhau.  Bây giờ, tôi đã đề cập việc chúng ta có thể gia tăng sự tỉnh thức của chúng ta như thế nào về những thứ nào bằng việc tìm kiếm những thí dụ kiểu mẫu, chứng cứ của bản chất xã hội của chúng ta.  Và, may mắn thay, nếu chúng ta tìm kiếm nó, chứng cứ sẽ là ở đấy – bởi vì sự thật của vấn đề là những con người bình thường có thể đến với nhau.  Đó là biểu hiện bản chất căn bản của chúng ta.”

Quan tâm đến những điều huyền bí, những vấn đề bao quát ngoại tại, và những cội nguồn đặc trưng phân biệt về sự hiện hữu của con người, bản chất xã hội thâm căn cố đế một cách sâu xa như vậy, có một nơi chúng ta có thể bắt đầu: với một chức năng đã phân chia chúng ta khỏi tất cả những loại động vật khác, não bộ con người.  Hay, một cách lựa chọn, có lẻ chúng ta có thể bắt đầu với một thứ chịu trách nhiệm một cách đơn độc cho tất cả những sự thành đạt của con người, chịu trách nhiệm cho tất cả những hoạt động nổi bật của văn minh con người đã có kết quả từ não bộ vĩ đại của chúng ta:  một miếng trái cây còn chưa chín.

Không ở đây tôi không đang nói về quả táo của Eva, sinh trưởng trên cây cấm về kiến thức của tốt và xấu.  Tôi đang nói về một mãnh thông thường chưa chín của trái cây, treo trên một cây bình thường, lớn lên trong rừng rậm Phi châu khoảng mười lăm hay hai mươi triệu năm về trước.  Một buổi sáng lúc ấy, có một con khỉ nhỏ chưa ăn sáng, vì thế nó cô nàng đói lắm.  Cô nàng chưa điểm tâm bởi vì nó mê ngủ, và tất cả những trái cây chín rơi khỏi cây đã bị nhau ngấu nghiễn bởi những bạn bè của cô ta.  Bao tử cô ta đang kêu gào, và nó quá đói, nên cô nàng quyết định cắn một miếng chưa chín, dĩ nhiên biết nó sẽ không làm cho cô ta êm dịu, vì những con khỉ không thể tiêu hóa được trái cây chưa chín.  Trông lạ chưa kìa, cô nàng khám phá ra rằng cô có thể chịu đựng với quả chưa chín – trong thực tế, cô thấy rằng nó thỏa mãn cơn đói của cô và cô có thể tiêu hóa nó!  À, đấy là một ngày may mắn của cô ta, bởi vì từ lúc ấy sự biến hóa gene đã cho phép nó thỏa thích với trái cây mỗi ngày – những kẻ khác phải chờ trái cây chín rơi xuống, nhưng cô nàng có thể có một buổi ăn nhẹ bất cứ lúc nào nó muốn.  Không phải để ra hầu hết thời gian để tìm kiếm quả chín làm cô ta có thật nhiều thời gian để kết đôi, và có nhiều con cái cũng có thể ăn trái cây chưa chín.  À, trong một vài thế hệ, có toàn bộ một đàn khỉ sống trong rừng có thể tiêu hóa trái cây chưa chín, và chúng chỉ cứ thế mà sống và phát triển.

Thế là vào lúc ấy đã có cả toàn thể một bộ lạc họ hàng của những kẻ ăn quả chưa chín, những tạo vật cũng sống trong rừng và những kẻ cũng chỉ có thể tiêu hóa trái cây đã chín; chúng đang phiền toái thật sự.  Bổng chốc, thật đáng kinh ngạc vô số quả cây biến mất trên cành, ngay cả khi chúng chưa có cơ hội để chín, và những kẻ ăn trái cây đang phải đói lả.  Thật không công bằng!  Cuối cùng, chuyện đã trở nên quá tệ nên một ít họ hàng đi đến cho rằng chúng đã chán ngấy, và chúng quyết định rời khỏi khu rừng, hay tối thiểu đi đến bìa rừng, giáp giới với đồng cỏ.  Không cần phải nói, chúng tìm thấy nhiều thực phẩm hơn – với ít sự cạnh tranh hơn với những kẻ ăn trái cây chưa chính quái quỉ!  Nhưng, không ngạc nhiên gì, bây giờ có thêm rắc rối khác.  Có một số tạo vật đáng sợ lạ lùng sống ở đấy, những con mèo khồng lồ và chó, những kẻ hóa ra thích ăn thịt những con khỉ nhỏ bé cũng như những con khỉ thích thú nếm những quả cây chín.

A, không một cá nhân nào trong chúng muốn trở lại rừng, nơi an toàn nhưng chúng lại lúc nào cũng đói.  Trong rừng, chúng thường thật là độc lập, khi mỗi con khỉ hoàn toàn có khả năng để lượm những trái cây chín rơi trên mặt đất, vì thế chúng thật sự không phải hành động hợp đoàn với nhau nhiều lắm.  Nhưng bây giờ, những con khỉ nhận ra rằng nếu chúng làm việc với nhau như một nhóm, cảnh báo những thành viên khác về những con thú săn mồi, cố gắng để chống đở như một nhóm, thế thì tất cả bọn chúng sẽ có cơ hội tồn tại khá hơn nhiều.  Do vậy, chúng đưa ra điều ấy và cố gắng để việc ấy có thể hoạt động!  Tuy nhiên, mọi thứ không phải toàn hảo một cách chính xác – trong rừng, mỗi con khỉ có thể hành động tối đa mà nó muốn.  Bây giờ, chúng phải hành động trong những nhóm, chúng vẫn muốn làm bất cứ điều gì chúng thích làm nhưng chúng phải cân bằng những nhu cầu tự thân trong một cách không làm nguy hại đến chức năng của cả nhóm, và mọi thứ bắt đầu trở nên phức tạp hơn.  Khi kích cở của nhóm lớn lên, quan hệ họ hàng hình thành và  có những điệu múa phức tạp phát triển từng bước để sống, chỉ để được an toàn, để có thêm thực phẩm, và có thể kết đôi trong một lúc nào đấy.

Những cư dân đồng cỏ là tổ tiên xa xôi của của khỉ tinh tinh Chimpanzee, khỉ đột Gorillaz và con người, và đây là cội nguồn của những bộ não to lớn của chúng ta, tối thiểu theo một số những nhà linh trường học hàng đầu, những người đã và đang nghiên cứu về loài khỉ trong nhiều thập niên.  Có một loại chú ý thông thường trong văn hóa chúng ta là sự tiến hóa  những não bộ to lớn một cách mơ hồ có điều gì đó để làm việc với những ngón cái đối lập, và chúng ta đã tiến triển những bộ não lớn để làm công cụ và khôn lanh hơn những người láng giềng chủng loại khác.  Giả thuyết này, được gọi là thuyết Machiavellian intelligence (não bộ xã hội ), cống hiến sự tiến hóa cho những não bộ lớn đến bản chất xã hội của chúng ta.  Ý tưởng chính yếu là chúng ta vươn lên từ một dòng dõi mà trong ấy cả sự thành công cá nhân và nhóm người tùy thuộc trên sự quân bình nhu cầu để hành động với người khác với nhu cầu để ôm ấp chính chúng ta, phát triển mạnh cả như cá nhân và như một nhóm, để tranh đua và hợp tác đồng thời.  Một khi chúng ta đã bắt đầu sống với nhau trong những nhóm, việc này đặt một trác nhiệm hoàn toàn mới trong não bộ của chúng ta: các thành viên đã phát triển sự thông minh để cân bằng những nhu cầu cá nhân với nhu cầu của tập thể, học hỏi làm thế nào để hợp tác và thực tập một số hạn chế cá nhân khi cần thiết.  Nó cũng đòi hỏi sự thấu hiểu thái độ những thành viên của nhóm khác, hình thành những sự liên minh mà chúng là năng động và có thể thay đổi, v.v… Và như những cấu trúc xã hội đã trở nên phức tạp hơn, khả năng của chúng ta để suy luận và dự tính và phát triển những chiến lược phức tạp là hữu ích nếu chúng ta có thể sinh sống an toàn, có đủ để ăn, và tiếp tục để kết đôi, không bị cô lập khỏi tập thể, là những thứ đặt cá nhân vào hiểm họa của cái chết.

Các nhà linh trường học đã thấy rằng giả thuyết này rất lôi cuốn, khi nó phù hợp với những dữ liệu hiện hữu, chẳng hạn như sự kiện là trong những chủng loại khỉ vượn kích cở liên hệ của vỏ não (trung tâm ‘suy nghĩ’ hiện đại nhất của não bộ mà chúng ta biết) trong mối liên hệ với toàn thể não bộ còn lại là sự liên hệ một cách trực tiếp với kích cở của những  nhóm xã hội hình thành bởi những chủng loại.  Trong thực tế, các nhà linh trường học có thể nhìn vào kích cở của một vỏ não khỉ vượn trong sự mổ xẻ và tiên đoán một cách chính xác kích cở nhóm của những chủng loại ấy.  Giả thuyết trái cây chưa chín cũng phù hợp với sự tăng trưởng trong kích cở thân thể của những khỉ vượn sau này (là điều cho phép một cơ hội lớn hơn của việc tự vệ chống lại những thú săn mồi), và nó giải thích một  phạm vi rộng lớn thái độ của khỉ vượn, chẳng hạn như chảy chuốt, mà nó được nghĩ là để suy tính đến những đồng minh cụ thể trong nhóm và hình thành những nối kết gần gũi  hơn.

Nếu giả thuyết này đúng, thế thì não bộ con người, đặc trưng phân biệt những chủng loại của chúng ta, được hình thành một cách đặc thù cho chúng ta để làm việc với nhau một cách hợp tác, và bản bản chất xã hội của chúng ta, như Đức Đạt Lai Lạt Ma để xuất, chính là cốt lõi của những gì được gọi là con người.

Sự khám phá về mối quan hệ này giữa nhóm xã hội và kích cở não bộ trong khỉ vượn cũng đã đưa đến một sự tính toán nào đó về kích cở lớn nhất của những nhóm xã hội tự nhiên cho con người – và những nhà nghiên cứu đã đi đến  một hình ảnh tượng trưng khoảng 150 đến 200 người.  Đấy là kích cở của nhóm mà não bộ của chúng ta được cấu thành để chung sống,  hãy nhớ trong trí rằng não bộ con người được thích nghi cho những xã hội săn bắn hái lượm.  “Kích cở đội nhóm tự nhiên” là kích cở của nhóm mà chúng ta có thể sống và phát triển tổ chức hoạt động đầy đủ và trơn tru nhất, nơi chúng ta có thể  duy trì những đặc trưng cá nhân đa dạng cho những thành viên của nhóm, vì vậy có thể dự đoán thái độ những thành viên của nhóm khác – nó là kích cở của nhóm mà chúng ta có thể duy trì với những mối quan hệ hổ tương tốt nhất, tương tác một cách trôi chảy trên căn bản cá nhân với mọi người.  Ở mức độ này, áp lực tương đương phục vụ để duy trì thái độ trong những mối quan hệ thích đáng và những thành viên của nhóm có thể giải quyết những rắc rối trong chính họ mà không phải đình hoản tất cả những quy tắc và thẩm quyền, v.v…  Một ký ức làm tôi mê ly sau khi học hỏi về hình tượng này của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài nói rằng người ta đã chọn để tổ chức dân số tị nạn của họ thành “những trại” của 160 người khi người Tây Tạng hình thành cộng đồng tị nạn ở Ấn Độ.

Điều gì hàm ý cho thế kỷ 21 khi chúng ta sống trong những “nhóm” của hàng trăm triệu người được tổ chức thành “quốc gia hay liên bang”?  À không hay lắm.  Điều này có nghĩa là chúng ta có khả năng tối thiểu trên sự giải phẩu não bộ, để nối kết trên một mức độ “cá nhân” với khoảng 150 người tại một thời điểm nào đó – xa hơn thế, người ta chỉ trở thành những thành viên khó hiểu của một nhóm nào đó, với những đặc trưng ấn tượng rập khuôn cố hữu.  Trong một ý nghĩa, hình tượng 150 người này đại diện con số tối đa những người mà não bộ có thể đồng thời duy trì như những con người thật sự, mỗi người với những đặc trưng cá nhân, những ai mà với họ cảm thấy có một ý nghĩa nối kết cá nhân.  Nhiều  hơn thế, chúng ta đã tiến triển nhiều sách lược khác để đối diện với những người chúng ta cùng sống: Chúng ta chia sẻ ngôn ngữ, với nó chúng ta có thể trao đổi tin tức về những con người mà không phải sống trong những nhóm nhỏ nơi chúng ta phải học hỏi thông tin về những người khác lần đầu tiên.   Chúng ta đã phát triển những trật tự ngôi thứ xã hội và những chính quyền với các thẩm quyền đại diện cho một số lượng lớn những con người.  Chúng ta thường sử dụng ấn tượng cố hữu rập khuôn một cách tự do, nhận thức các thành viên của những nhóm lớn để có những sự cung ứng nào đó, như một phương tiện của “sự hiểu biết” điều gì đấy về một số lượng lớn những cá nhân mà không thể gặp gở tất cả mỗi người.

Nhưng từ quan điểm sinh học, tối thiểu một sự tranh luận nào đó, nhóm càng mở rộng kích cở, càng có nhiều người dường như ở trên một mức độ nhận thức [của não bộ] như không tên, những đối tượng không có khuôn mặt, một cái “nó” hay một “thứ” hơn là “ông ta” hay “bà ta”.  Chúng ta có thể bị bao vây bởi hàng nghìn người khác nhau mỗi ngày, ngay cả hình thành sự tiếp xúc cá nhân với họ, nhưng chúng ta

quên lãng chi tiết cá nhân của họ – người nào đó đem thư cho chúng ta mỗi ngày, nhưng ngoại trừ chúng ta biết họ một cách cá nhân, trên trình độ nhận thức [của não bộ], họ dường như chỉ đơn giản là “một vật thể đem thư”; hay ai đấy lấy rác mỗi tuần một lần một cách đáng cảm kích, và họ có một tác động to lớn trong phẩm chất đời sống của chúng ta (hãy tưởng tượng nếu không có ai lấy rác cho chúng ta và hàng xóm của chúng ta – mãi mãi), tuy thế một cách thông thường chúng ta nhận thức họ chỉ đơn giản như một “thứ làm cho rác rưới biến đi.”

Điều này giải thích rất nhiều.  Một người nào khác gần gũi hơn là một người trong cùng nhóm, người khác ấy dường như “thật” hơn và thường chúng ta trải nghiệm thương cảm và chăm sóc cho họ.  Đó là tại sao chúng ta cảm thấy cảm xúc hơn vì cái chết của một người hàng xóm cạnh nhà hơn là cả tá người trẻ hơn trong một vụ tai nạn xe buýt trong phía kia của thị trấn những người mà chúng ta nghe trên tin tức, và tại sao chúng ta cảm thấy xúc cảm hơn cho một tá người vì cái chết của những cư dân trong thị trấn của chính chúng ta hơn là năm mười nghìn người đã chết trong một cơn động đất ở phía khác của thế giới.  Có lẻ đấy là tại sao, trong buổi sáng ấy, cuộc gặp gở lần đầu tiên của tôi với Đức Đạt Lai Lạt Ma khi tôi ngồi nghe tin tức, nhớ lại trong lời mở đầu của quyển sách này, những câu chuyện về sự khổ đau của những con người thật sự, nổi khổ đau của con người giống như tôi, có một tác động ít ỏi trong một trình độ sâu hơn.

Không cần phải nói, điều này chỉ là một trong nhiều nhân tố đóng góp đến những rắc rối của thế giới hiện đại.  Nhưng may mắn thay, có những cung cách để biến “thứ làm rác rưởi biến đi” thành một người thật sự, những cách “cá nhân hóa” một ấn tượng rập khuôn cố hữu, để thấy những người khác như những con người thật sự, vơi phẩm giá và sự tôn trọng nhân bản, như những con người mà chúng ta cảm thấy đồng cảm và yêu thương.  Chúng ta đã nói về một số trong những phương pháp này – chẳng hạn như kỷ năng “rau cải” của Susan Fiske hay sách lược tiếp xúc mặt đối mặt cá nhân.  Và ở đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma thêm vào phương  pháp sau cùng: phát triển một sự tỉnh thức sâu xa về bản chất xã hội của chúng ta, sự liên hệ hổ tương của chúng ta, và tính nhân bản thông thường của chúng ta, vì thế mỗi người chúng ta gặp gở dược thấy qua mắt kính này.

Bất chấp ý tưởng của chúng ta về bản chất thật sự của con người là gì, có một thứ chắc chắn là – từ quan điểm tiến hóa và sinh học, Đức Đạt Lai Lạt Ma là đúng đắn một cách tuyệt đối rằng chúng ta đã tiến hóa để hoạt động với nhau trong những nhóm, và con người không thể tồn tại mà không hành động hợp tác với nhau.  Dĩ nhiên, đặc trưng này là không giới hạn đối với con người – hầu hết những loại khỉ vượn khác, giống như họ hàng của con người. sống trong các nhóm và biểu lộ những dấu hiệu rõ ràng về đau buồn khi bị tách lìa khỏi nhóm.  Trong những thí nghiệm mà trong ấy người ta cô lập một cá thể khỉ khỏi nhóm, con khỉ sẽ kéo tay nắm cửa hết lần này đến lần khác, không để làm gì khác hơn là để có thể thoáng  thấy một con khỉ khác.  Trong thực tế, cho dù được thấy từ quan điểm của các nhà xã hội sinh vật học hay những nhà tâm lý học tiến hóa, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng đây là một chức năng di truyền bẩm sinh trong thái độ con người, và có vô số chứng cứ khoa học hổ trợ cho quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về bản chất xã hội của loài người.

Nhưng khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc nhở chúng ta, hãy nhận ra và thấu hiểu bản chất xã hội của chúng ta thì không phải là điều gì đấy đơn thuần là một sự quan tâm khoa học.  Nó không chỉ là một vấn đề tâm lý học, tôn giáo, hay lý thuyết chuyên môn, mà đúng hơn nó là điều quan yếu cho sự sống còn của chúng ta.  Trong một thời đại khi mà, vì lý do này hay lý do khác, ngày càng nhiều người hơn hướng một cách tương đối cách ly hay che phủ cuộc sống, diễn tiến nghiệp vụ thường ngày của họ dưới một ảo tưởng rằng họ độc lập và tự túc, dường như nhiều người đã khuếch trương một ý niệm rằng chúng ta không có  nhu cầu thật sự cho việc nối kết đến một cộng đồng lớn hơn hay nhân loại, rằng đây là điều gì đấy tùy ý không bắt buộc.  Thế nào đấy trong một hay hai  thế kỷ trước chúng ta đã đánh mất cái nhìn về nhu cầu căn bản của con người cho một sự nối kết xã hội, cách này hay cách khác quên đi rằng đây là một vấn đề sống còn của chúng ta.  Khi cuộc đàm luận của chúng tôi tiếp tục, ngài đã nhắc nhở chúng ta về sự thật căn bản này với  sự trình bày sáng tỏ dứt khoát hơn.

Quán Chiếu Sự Hệ Thuộc Tương Liên Của Chúng Ta

Chúng ta bị vướng trong một mạng lưới không thể thoát khỏi của hổ tương; bị ràng buộc trong một vỏ bọc ngoài duy nhất của số mệnh. Bất cứ điều gì tác động trực tiếp trên  một người, sẽ ảnh hưởng một cách gián tiếp đến tất cả những  người khác.  Thế giới được hình thành trong cung cách ấy.”

- Dr. MARTIN LUTHER KING

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một cách tin tưởng về bản chất xã hội của chúng ta như những con người, và việc nhận ra và thấu hiểu điều này một cách sâu xa có thể thay đổi nhận thức về chính chúng ta, và thiết lập lại thái độ của chúng ta đối với người khác.  Do vậy, chúng ta đi đến nhân tố căn bản thứ hai.

Tôi hỏi, “Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã bàn luận nhân tố thứ nhất rằng chúng ta có thể quán chiếu, có thể thường trau dồi một ý thức tương đồng với tất cả mọi người. Đấy là bản chất xã hội của chúng ta.  Bây giờ ngài có thể nói về nhân tố thứ hai mà ngài đã đề cập không?”

“Vâng,” ngài trả lời ngay lập tức.  “Tôi nghĩ nhân tố tiếp theo ràng buộc chúng ta với nhau là sự liên hệ hổ tương của chúng ta.  Như những con người chúng ta tùy thuộc vào mỗi chúng ta cho sự tồn tại của chúng ta.  Và tôi nghĩ rằng trong xã hội hiện đại, chúng ta đang trở nên thậm chí tùy thuộc liên đới với nhau và nối kết hổ tương với nhau.  Bây giờ nhé, trong quá khứ, nhiều người đã sống tách biệt, như những  người nông dân và những người du mục.  Họ không quá lệ thuộc trên những người khác.  Do vậy, một cách thực tế hơn có lẻ ngày xưa người ta cảm thấy độc lập -  như những nông dân cá thể họ làm việc cần cù, và tạo ra những thứ cần thiết cho chính họ.  Nhưng  mọi thứ đã thay đổi.  Ngày càng có nhiều người hơn sống trong những thành  phố, và toàn bộ căn bản của việc xây dựng nên những cộng đồng đô thị tầm vóc thế giới liên hệ con người  đến với nhau và làm việc với nhau.  Dĩ nhiên, chúng ta có thể thấy từ những nhóm bộ lạc trước đây đến ngày nay, dường như con người thích sống với nhau; chúng ta tự nhiên có khuynh hướng kết hợp lại với nhau.  Nhưng khi xã hội đã trở nên phức tạp hơn, và chúng ta đã phát triển những thành phố thật to lớn, dường như hơn bao giờ hết chúng ta cần một ý thức hợp tác, một ý thức cộng đồng.

“Do vậy, tôi thường đề cập thế giới đã trở nên nhỏ bé hơn như thế nào,” Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục.  “Điều này có nghĩa là qua kỷ thuật hiện đại và những cuộc đối thoại chúng ta có cơ hội để gặp gở với người khác khắp thế giới ở một tỉ lệ gia tăng không ngừng, và qua những thứ như cấu trúc kinh tế hiện đại đời sống chúng ta đang trở nên gia tăng  hòa quyện vào nhau.  Và lợi ích cá nhân cùng lợi ích của người khác liên hệ một cách gần gũi với nhau.  Thí dụ, bất cứ khi nào có một sự tái hiện bạo động ở Trung Đông, nó lập tức tác động đến giá cả xăng dầu; có một loại ảnh hưởng lôi kéo domino qua một phản ứng dây chuyền hậu quả là điều được cảm nhận một nhạy cảm cơ bản thậm chí bởi một gia đình thông thường sống ở phía bên kia của địa cầu.

“Ngày nay, đời sống của chúng ta ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi những gì xảy ra trong xã hội chung quanh chúng ta, và ngay cả một cách toàn cầu.  Thí dụ, sự ô nhiễm quá thừa thải được tạo ra trong khu vực của chúng ta bởi công kỷ nghệ địa phương hay những lối sống nào đó có thể có những tác động vươn xa vượt khỏi cộng đồng của chính chúng ta hay ngay cả xứ sở của chúng ta – nó ngay cả có thể có một tác động toàn cầu trên tầng ozone, v.v…  Nhưng thường thì, khi chúng ta thảo luận, người ta không nghĩ về ảnh hưởng của những hành động của họ trên những người khác, và chúng ta có khuynh hướng có một cảm giác độc lập với những người khác, không có cảm giác về sự nối kết đến cộng đồng hay xã hội rộng lớn hơn.”

“Tôi vừa mới nghĩ” tôi tiếp tục,  “gần như nghịch lý rằng mặc dù bản chất tùy thuộc liên đới và nối kết hổ tương một cách sâu đậm của thế giới ngày nay, chúng ta dường như có một ý thức ngay cả rộng lớn hơn về sự cô lập và độc lập…

“Thí dụ, người ta có thể làm việc trong một công nghệ nào đó, hay hoạt động cho một công ty nào đó, và nó có thể làm cho nhiều người vận hành công ty của họ hay sản xuất những vật phẩm họ bán ra, tuy thế, khi họ nhận nhận phiếu trả lương cá nhân của họ mỗi hai tuần, có một loại cảm nhận rằng, ‘À, tôi đã làm công việc của tôi, tôi đã làm việc cần cù trong văn phòng và tôi đã nhận được thù lao cho công việc của tôi, và tôi đang giúp đở cho chính tôi, vì thế sẽ không can hệ gì đến bất cứ điều gì khác mà những người khác đã làm trong công ty; đó là việc của họ.’ Đây là loại sự việc…”

Ngài gật đầu, với một biểu lộ đầy ý nghĩa.  “Ông biết  không, dường như rằng khi chúng ta còn rất trẻ, từ một lứa tuổi rất sớm, chúng ta có ý thức bẩm sinh về sự nối  kết với những bà mẹ của chúng ta, chúng ta có cảm giác  rằng chúng ta có thể tùy thuộc vào sự chăm sóc và quan tâm của mẹ chúng ta – nhưng thế nào đấy sau này, khi chúng ta lớn  lên, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta có thể tự sinh sống một cách hoàn toàn, giống như chúng ta có thể tồn tại một cách độc lập với những người khác.  Tôi nghĩ đó là một sai lầm.

“Vậy thì, nó trở thành một vấn đề của nhận thức”  Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “một vấn đề của thái độ đã làm nên sự khác biệt.  Người ta có một sự lựa chọn.  Người ta có thể chọn để thấu hiểu về sự tùy thuộc liên đới của chúng ta, giống như một công nhân, người cảm thấy một ý nghĩa nối kết với tất cả những người khác những người đang làm việc trên chiếc xe mà họ đang sản xuất.  Hay, họ có thể duy trì thái độ, “Vâng, tôi tự do và độc lập, tôi làm ra tiền của riêng tôi và tôi mua sắm những vật phẩm cho riêng tôi.”  Dĩ nhiên, loại nhận thức ấy sẽ đưa đến một loại ý thức thiếu sót sự tùy thuộc trên những người khác, và kết quả sẽ là vắng bóng cảm giác nối kết với người khác.”

Nếu chúng ta suy nghĩ về điều ấy một ít, không khó để nảy ra vô số cung cách để thấy thế giới chúng ta là liên đới hổ tương, để thấy chúng ta đang trở nên nối kết một cách gần gũi hơn với năm tháng đi qua.  Lịch sử hiện đại đã được đặc trưng bởi một sự liên đới hổ tương và phụ thuộc tương duyên lớn mạnh một cách tiêu biểu trên mọi trình độ – trong những tiến bộ của thông tin, internet, vận chuyển,  sự hòa quyện của những nền kinh tế, sự khởi đầu của vũ khi như những bộ phận của cơn ác mộng thế ấy mà những khái niệm như những’ Sự Tàn Phá Hổ Tương Chắc Chắn’ đã được tưởng tượng; ý tưởng của việc ngăn chặn vũ khí nguyên tử căn cứ trên tri thức rằng một hành động như vậy sẽ bảo đảm sự giải trừ vũ khí hoàn toàn cho cả hai phía.  Những tiến bộ của kỷ thuật hiện đại đã tiến tới một bước đi mù quáng như vậy.  Lưu ý rằng trong kỷ nguyên Oldowan kỷ thuật của thời kỳ ấy – những dụng cụ bằng đá – vẫn giống như vậy, với một ít điều chỉnh không đáng kể, trong hai triệu năm.  Sự bùng vở lớn kế tiếp đã đến khoảng ba trăm nghìn năm trước đây khi một kẻ thông minh nào đó đã nghĩ ra rằng chúng ta có thể đặt một tay cầm vào cây búa đá và có một khí cụ với nhiều hơn một thành phần đơn độc.  Mặc dù những tiến bộ phát triển khởi đầu ở một nhịp độ lạnh lùng, chúng ta đã thấy nền văn minh con người phát triển một cách kỷ thuật (trong những cung cách khác) tại một tỉ lệ gia tăng nhanh chóng, truyền qua những thời kỳ, cho đến một tốc độ của thay đổi kỷ thuật gần như khả năng sáng tạo táo bạo.  Chỉ trong vài thế kỷ trước chúng ta đã chứng kiến sự chuyển biến rung chuyển thế giới của Cách Mạng Khoa Học Kỷ Thuật và cũng đã thấy những thay đổi tiếp tục tăng tốc suốt thể kỷ trước, khi căn bản chính yếu của sự liên đới tương duyên có thể là kinh tế – thí dụ thế, những sự kiện chẳng hạn sự sụp đổ của Wall Street năm 1929, đã tác động khắp thế giới – hay quân sự, với hai cuộc thế chiến đã quăng ra một mạng lưới quét qua những quốc gia khắp thế giới với những hậu quả kinh khiếp cho thường dân lẫn binh sĩ bị vướng trong  sự tàn phá “tài sản dân sự bất ngờ cũng như không phải bởi chiến trận”.

Cuối cùng, chúng ta đi đến những ngày hiện tại, khi dường như cuộc sống của chúng ta hầu như bị đảo lộn mỗi ngày bởi một phát minh mới nào đó.  Ngay cả sự liên đới tương duyên mà chỉ mới thế kỷ trước đã bị lu mờ so với những cung cách thế giới đang “co lại” ngày nay, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra.  Sự liên đới hổ tương gia tăng một cách phức tạp đang nối kết mọi người khắp địa cầu trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống – một vài thứ thì tốt lành, số khác thì tệ hại.  Sự nối kết tương liên kinh tế hay quân sự truyền thống tiếp tục leo thang – đến mức độ, thí dụ, nơi mà sự trùng trùng duyên khởi của những nối kết đầu tư và “thị trường” đang tạo nên một sự tương liên  hệ thuộc kinh tế nối kết một cách trực tiếp vận mạng kinh tế xã hội của toàn thể hành tinh một cách  thực tế.  Ngay cả những nền văn hóa đang tương tác và tác động với nhau, như những biểu tượng văn hóa, thời trang, cũng như ý tưởng phổ thông xuyên biên giới, liên kết mọi cá nhân trong mọi phần của địa cầu.  Trong thực tế, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma là một sự soi sáng tốt đẹp về điều này – tên tuổi, khuôn mặt, và thông điệp của ngài về ân cần tử tế, trách nhiệm phổ quát, nhân quyền, v.v…, được biết khắp thế giới.

Không có thắc mắc gì về việc thế giới đang trở nên phụ thuộc tương liên hơn, việc hợp tác giữa những cộng đồng và quốc gia là một vấn đề thiết yếu.  Đức Đạt Lai Lạt Ma mở rộng nguyên tắc của phụ thuộc tương liên đến tất cả mọi trình độ trong sự hiện hữu của con người, cá nhân cũng như toàn cầu, thấu hiểu rằng lợi ích của một người liên hệ gắn bó một cách chặc chẽ đến lợi ích của những người khác.  Trong thực tế, nếu chúng ta tìm kiếm một cách cẩn thận, chúng ta có thể tìm ra những thí dụ nối kết tương liên các tác nhân trên mọi mức độ không thể tưởng tượng được, từ mức độ hành tinh cho đến trình độ của vi khuẩn.  Trên mức độ hành tinh, thí dụ, không vấn đề nào quan trọng hơn môi trường phụ thuộc tương liên, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra.   Những thay đổi đột ngột ào ạt trong những mô thức  tiêu dùng, sự lớn mạnh của kỷ thuật, sản xuất máy móc, và giao thông vận chuyển đa dạng của thế kỷ hai mươi đã đặt mối phụ thuộc tương liên môi trường vào diễn đàn trung tâm như sự đe dọa của những thảm họa hạt nhân như Chernobyl, sự tàn phá rừng nhiệt đới, sự ô nhiễm công nghệ, và việc sử dụng những vật chất như các loại khí CFC [1] đã gây ra những tai hại cho môi trường tác động đến tất cả chúng ta, lan tỏa một cách âm thầm xuyên qua các đường biên giới quốc gia không bị trở ngại.  Và ngay cả trên trình độ vi trùng, dĩ nhiên, những con vi rút và vi khuẩn có thể được thấy từ quan điểm ấy, như không có sự tôn trọng đến các biên giới quốc gia – được mang đi bởi những sinh vật để nối kết con người xuyên thế giới với những kết quả chết chóc, từ thời những người Tây Ban Nha xâm lược Trung và Nam Mỹ đã mang những mầm bệnh từ mẫu quốc đến những người bản địa Mỹ châu ở Tân thế giới, tàn sát tám triệu người trong thế kỷ mười sáu, đến thảm họa bệnh AIDS của thời đại chúng ta.

Thật dễ dàng để thấy nguyên lý phụ thuộc tương liên hay duyên sinh hoạt động trong mọi mức độ – ngay cả trong trình độ cá nhân; một phương pháp thông dụng và đầy năng lực của việc quán chiếu về phụ thuộc tương liên của chúng ta khái niệm về Sáu Cấp Độ Riêng Rẻ (lục độ phân cách).  Hiện nay khái niệm nổi bật nhất là trò chơi Sáu Cấp Độ của Kevin Bacon, một trò chơi để tìm kiếm bất cứ tài tử nào  liên hệ với Kevin Bacon, với không quá sáu liên kết.  Khái niệm khởi đầu với nhà văn Hung Gia Lợi, Frigyes Karinthy, người đã viết một loạt những câu chuyện ngắn trong năm 1929, một câu chuyện mang tên “Dây Xích Nổi Kết”, trong ấy một nhân vật cho rằng thế giới hiện đại đang thu hẹp lại qua sự nối kết không ngừng gia tăng giữa con người, như một kết quả của những tiến bộ kỷ thuật trong giao tiếp và du lịch.  Những nhân vật của ông ta đã tạo ra một trò chơi căn cứ trên ý tưởng rằng chúng ta có thể chọn bất cứ một người xa lạ nào sống trên bề mặt hành tinh và sử dụng không  quá năm người, một trong những người ấy là người quen của chúng ta, chúng ta có thể tiếp xúc người được lựa chọn không được sử dụng gì ngoại trừ mạng lưới của những người quen biết (có nghĩa là, chúng ta biết người nào đó, người đó biết người nào khác, người ấy biết người khác nữa, v.v…người khác ấy biết tên người chúng ta quen biết).  Nhưng vấn đề chính ở đây, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ, không quá nhiều những sự kiện đặc thù mà một người chọn lựa để soi sáng hay nhấn mạnh ý thức phụ thuộc tương liên, mà là ý chí để quan tâm tầm quan trọng của duyên sinh, và sự liên hệ của nó đến đời sống của chúng ta trong cung cách cá nhân và mật thiết – bằng việc nhận ra rằng hạnh phúc của chúng ta, đến một mức độ rộng lớn, là tùy thuộc vào những người khác, và do thế lợi ích của chúng ta và lợi ích của những người khác là  liên kết một cách chặc chẽ.  Ngoại trừ một người hoàn toàn tự túc sống ẩn dật trong một hang động hay bị bỏ rơi trên một hoang đảo, giống như nhân vật Tom Hank trong phim Cast Away (Một Mình Trên Hoang Đảo) chính sự sống của một  người tùy thuộc vào những người khác.

Trong việc nhắc nhở chính chúng ta về bản chất xã hội cơ bản và sự phụ thuộc tương liên của chúng ta, chúng ta sinh ra để sống và làm việc như thế nào với những người khác, và sự tồn tại của nhân loại là lệ thuộc như thế nào với những kẻ khác, có một thí nghiệm tư tưởng đơn giản có thể hành động như một thực tập đầy năng lực để hổ trợ cho việc nhấn mạnh ý tưởng này: Thử  bài tập này, bạn có thể chọn bất cứ sản phẩm nào mà cần hay thường sử dụng, hay điều gì đấy quan trọng đến chúng ta hay chúng ta vui thích ( những vật phẩm loại vô tri vô giác gì đó).  Tiếp theo, dành tối thiểu năm phút tưởng tượng số lượng người tối đa mà chúng ta có thể, những người liên hệ một cách cá nhân trong việc sản xuất, chuẩn bị, hay vận chuyển những vật phẩm ấy, bao gồm tất cả những thành phần và nguyên vật liệu cho đối tượng ấy.  Hãy sử dụng sự tưởng tượng của chúng ta và trong hàng nghìn người có thể đóng góp, hãy cố gắng tưởng tượng tối thiểu một số người trong họ như những con người thật sự, có thể cố gắng để hình dung họ có thể giống như thế nào, những gì họ có thể đang ăn mặc, và họ có gia đình hay không, v.v…

Nó có thể làm một sự thực tập đầy năng lực để cố gắng điều này  hằng ngày trong một tuần, hay ngay cả lâu hơn.  Chúng ta có thể thử nghiệm hay điều chỉnh sự thực tập tùy theo những gì dường như có sự tác động nhất đối với chúng ta, nhưng sẽ hữu ích để chọn lựa một đối tượng khác hay được sản xuất mỗi ngày.  Thông thường người ta chọn một buổi ăn như một đối tượng – thí dụ, một quả trứng luộc hay một vài miếng bánh mì nướng – và tưởng tượng con người mang thực phẩm về nhà nếu không là buổi ăn tối cho chính người ấy, thế thì xem xét người ở siêu thị,  người ở kho chứa hàng, người tài xế chuyên chở phân phối cho chợ búa, người nông dân thu hoạch nó và những ai đóng gói những quả trứng bây giờ ở trong dĩa, những cá nhân chăn nuôi và thu hoạch và phân phối gà nuôi đến người nông dân …. Nó có thể tiếp tục và tiếp tục, như được chi tiết hóa như chúng ta thích, và tiến tới bất cứ góc cạnh nào.  Chúng ta có thể tưởng tượng tất cả những ai tập hợp máy kéo được sử dụng trong việc gieo trồng lúa mì cho bánh mì, những người thợ mỏ trong những vùng đất ở xứ sở khác người đào quặng mỏ để làm kim loại cho máy cày, v.v…  Với một ít thực tập, sự thực tập này sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng việc chúng ta được liên kết như thế nào với quá nhiều người, tùy thuộc trên thật nhiều người khắp thế giới chỉ để gặp gở trên những nhu cầu căn bản, và khi sự tỉnh thức ấy lớn mạnh, nó được phối hợp bởi một sự lớn mạnh của ý thức biết ơn.

Một người bạn mới đây đã cố gắng sự thực tập này trong khi cô ta đang ăn một miếng bánh sô cô la thông thường được để đông lạnh mà cô vừa làm nóng tan đá.  Cô ta đã diễn tả đủ hạng người cô quán tưởng, kể cả những công nhân cắt những cây mía trong một cánh đồng ẩm ướt trên một hòn đảo nhiệt đới, những ai trồng lúa mì, chế tạo lúa mì, và thu hoạc hạt cô ca và một công nhân mang tạp dề màu trắng trong một nhà máy lớn, vây quanh bởi mùi thơm của hàng nghìn cái bánh sô cô la.  Cô nói rằng khi cô ta thực hành xong bài thực tập này, việc tưởng tượng hàng nghìn người làm việc cần mẫn để cung ứng tất cả những thành phần, hòa lẫn chúng với nhau, gởi nó đi, v.v… cô cảm thấy giống như một kẻ thống trị tối cao cổ xưa xa lạ, người đã ra lệnh cho một nghìn người, làm việc trong mọi ngõ ngách của thế giới, chỉ để đem đến cho cô ta một miếng bánh sô cô la – và cô nói rằng trong phút chốc mùi vị của nó giống như một thứ gì đó hiếm hoi và đặc biệt  mà cô chưa từng ăn trước đây bao giờ.

Quán Chiếu Tính Nhân Bản Chung Của Chúng Ta

Đã phản chiếu trên bản chất xã hội và tính phụ thuộc tương duyên, bây giờ chúng ta đi đến sự thật thứ ba mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề xuất để chúng ta quán chiếu: “Tính nhân bản chung của chúng ta”.  Ngài để nghị rằng chúng ta phản chiếu trên ba chân lý này như một phương tiện để đạt đến một ý thức sâu sắc của mối nối kết với tất cả loài người, một cung cách liên hệ đến những người khác căn cứ nhiều trên nững gì hợp nhất chúng ta hơn là những gì chia rẻ chúng ta.  Trên bề mặt, có thể dường như việc quán chiếu tính nhân bản chung của chúng ta đơn thuần phải là đầy đủ để khơi dậy một ý thức sâu xa của mối liên hệ của chúng ta với người khác.  Trong thực tế, bằng việc so sánh, việc quán chiếu bản chất xã hội của chúng ta và mối phụ thuộc tương liên hay duyên sinh của chúng ta có thể dường như là hơi khô khan và trừu tượng một ít đối với một số người.   Tại sao lại bận tâm để quán chiếu bản chất xã hội và tính duyên sinh của chúng ta trước nhất?

Trên việc phản chiếu sâu xa hơn, chúng ta có thể nhận thức tuệ trí sâu rộng của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể cả việc quán chiếu bản chất xã hội và tính duyên sinh của chúng ta.  Đầu tiên, thấu hiểu rằng chúng ta là những động vật xã hội, rằng bản chất xã hội của chúng ta đi thẳng vào trái tim của vấn đề chúng ta là ai, nhấn mạnh tầm quan trọng của những vấn đề này, giúp chúng ta thấy chúng là quan yếu thế nào đối với sự tồn tại của chúng ta như một chủng loại.  Xa hơn  nữa, quán chiếu sự tương duyên giúp chúng ta thấu hiểu vấn đề lợi ích của chúng ta gắn bó một cách chặc chẽ với lợi ích của những người khác như thế nào.  Sau khi quán chiếu bản chất xã hội và sự lớn mạnh của tính tương duyên tương sinh chúng ta có thể tiếp cận những vấn đề này như một vấn đề của tồn tại hơn, như một vấn đề nơi mà hạnh phúc cá nhân và lợi ích của chúng ta đang bị đe dọa – vì thế việc tái nhấn mạnh một cách mạnh mẽ tầm quan trọng và giá trị thực tiển của việc trau dồi một sự tỉnh thức rộng lớn hơn về tính nhân bản chung của chúng ta, hơn là nghĩ về “tính nhân bản chung của chúng ta” như là một vấn đề thuần tôn giáo, đạo đức, hay không thực tế.

“Thế này, thưa Đức Thánh Thiện, chúng ta đã đi đến đề mục quán chiếu thứ ba của ngài.  Do vậy, trước khi chúng ta tiếp tục, chỉ để rõ ràng, ngài có thể giải thích vắn tắt một cách chính xác những gì mà ngài muốn nói qua những chữ ‘tính nhân bản chung’?” tôi hỏi.

“Đây là trong một cung cách một ý tưởng đơn giản.  Nhằm để quán chiếu tính nhân bản chung, chúng ta bắt đầu bằng việc khảo sát những đặc trưng nào là căn bản nhất mà tất cả nhân loại cùng chia sẻ.  Nếu chúng ta phản chiếu một cách cẩn thận, chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả chúng ta có cùng khát vọng tìm kiếm hạnh phúc và vượt thắng khổ đau.  Đối với tôi đây là một chân lý nền tảng nhất của bản chất con người.  Nhưng dĩ nhiên, những đặc trưng chia sẻ của chúng ta cũng bao gồm một nhu cầu cho việc đánh giá sâu xa về  tình cảm của người khác, khả năng của chúng ta cho việc đồng cảm.  Những con người chúng ta cũng có tính thông minh kỳ diệu này cũng như khả năng giàu tưởng tượng.

“Tôi nghĩ rằng việc trau dồi một sự tỉnh thức về phẩm chất nền tảng của tất cả loài người có lẻ là vấn đề quan trọng nhất ở đây,” Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục.  “Tất cả chúng ta có cùng thân thể con người, cùng cảm xúc con người, và cùng tâm thức con người.  Nếu ông bị đâm, ông chảy máu; và nếu tôi bị đâm, tôi sẽ chảy máu.  Nếu ông bị mất người nào đó ông yêu thương, ông cảm thấy đau sầu; và nếu mất người nào đó mà tôi quan tâm sâu sắc, tôi sẽ cảm thấy buồn thương.  Nếu ông phản chiếu trên một chân lý quan trọng, ông sẽ đạt được một tuệ giác mới; và nếu tôi phản chiếu trên một sự thật quan trọng, tôi sẽ có một kiến thức mới.

“Đối với tôi, tất cả các chức năng, những thứ phân biệt chúng ta, như giàu sang, vị trí, vị thế, v.v…, là thứ yếu.  Tôi thật sự tin tưởng rằng chúng ta có thể học hỏi để liên hệ với nhau trong một trình độ sâu sắc hơn, căn cứ trên tính nhân bản chung của chúng ta.  Và điểm chính yếu ở đây là nếu các cá nhân liên hệ với nhau trên trình độ nền tảng của con người. cho đến khi nào họ vẫn sở hữu những phẩm chất nhân bản, thế thì họ sẽ lập tức là một căn bản cho sự tin tưởng.”

Cuối cùng, Đức Đạt Lai Lạt Ma chắt lọc cốt lõi của sự thực tập thậm thâm này bằng việc nói rằng, “Vậy, trong những sự đối phó cá nhân của tôi với mọi người, thí dụ thế, cho dù người đó là một vị tổng thống hay một đại thương gia, hay một người nội trợ thông thường, hay ngay cả là người hành khất, hay ai đó khổ đau vì AIDS, sự nối kết lập tức là nền tảng nhân bản, tính nhân bản thông thường của chúng ta.”  Ngài kết luận bằng việc nói rằng, “Đây là một trình độ mà trên đó tôi cố gắng để liên hệ đến người khác.  Đó là những gì mà tôi có thể cảm nhận liên hệ một cách sâu xa với người khác.  Đây là chìa khóa.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu những từ ngữ sau cùng trong một cung cách giản dị trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm của ngài trong một thái độ cởi mở, tử tế, và chân thật.  Không có gì nổi bật một cách đặc thù về việc ngài nói những ngôn từ này, nhưng có chứng kiến ngài liên hệ và nối kết với người khác trong hơn hai thập niên , trong một cung cách chính xác mà ngài đã bày tỏ, tôi không thể không xúc động.  Tôi đã từng thấy ngài nối kết với rất nhiều người từ khắp thế giới, những người từ mọi tầng lớp xã hội.  Tôi đã từng chứng kiến cung cách ngài đối đãi với sự tôn trọng, quan tâm bình đẳng ban cho họ một loại phẩm giá nhân bản nào đấy.  Tôi đã từng nhìn rất nhiều người, diện kiến ngài lần đầu tiên,  bật khóc một cách tự nhiên, lau mắt trong sung sướng – một phản ứng không chỉ giới hạn trong những người Tây Tạng, với họ gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma là toại nguyện ước mơ cả cuộc đời.

Người ta không bao giờ có thể nói điều gì trong những trái tim của kẻ khác, hay tại sao rất nhiều người từ những quá khứ khác biệt lại tự động phản ứng với việc diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma trong nước mắt của hạnh phúc và sung sướng.  Nhưng tôi tự hỏi có phải một phần trong phản ứng ấy có thể là qua kinh nghiệm khác thường của việc được đối đãi như một con người phẩm giá và được tôn trọng, yêu mến, và quan tâm trên căn bản ấy – không giống như những sự tương tác thông thường mà trong ấy người khác liên hệ với họ căn cứ trên bất cứ vai trò nào mà họ đang hiện hữu tại thời điểm ấy (của một chủ nhân, bè bạn, công nhân, học sinh, hay bất kể là gì).  Và cuối cùng, tôi đã thấy người ta từ giả sau cuộc gặp gở ấy với nụ cười mĩm, thoải mái không thay đổi của ngài, giống như họ đột nhiên được cho ăn sau một thời gian dài đói khát.

Vậy thì bây giờ, chúng ta chuyển sang đề mục quán chiếu cuối cùng – tính nhân bản chung của chúng ta.  Trong những chương mở đầu của quyển sách này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị như một sự tiếp cận để xây dựng một niềm tin rộng lớn hơn và một ý thức cộng đồng bằng việc tham gia một loại đội nhóm rộng lớn hơn với người khác những người cùng chia sẻ quá khứ hay các mối quan tâm tương đồng.  Trong một cách,  điều này có thể được thấy như một toa thuốc để chửa trị những triệu chứng tệ hại của xã hội, và là một thứ cung ứng để thư giản tạm thời. Nhưng ở đây ngài đã để xuất một toa thuốc khác nữa, có thể đối trị trên một trình độ căn bản hơn, một sự tiếp cận để đối phó những tệ hại của  xã hội có thể được thấy như việc làm mạnh hệ thống miễn nhiễm cảm xúc nền tảng của xã hội.  Ngài đã đề xuất vượt khỏi những quan tâm thông thường của chúng ta – như,những  thành viên của nhóm từ thiện anh em (Elk), hay những người Tin Lành Giám Lý, những người chơi bóng mềm, những người chơi bóng cứng  (bowling), những người chơi cờ, những người say mê chạy xe đạp, những người ăn nấm quý truffle, những người yêu mèo – để khám phá những đặc trưng nền tảng thông thường như con người, những phẩm chất và đặc điểm mà chúng ta chia sẻ với mỗi con người mà chúng ta sẽ chạm trán trong phạm vi của đời sống hằng ngày: tính nhân bản chung của chúng ta.  Sự chuyển hóa nền tảng quan điểm cơ bản của con người mà trong ấy chúng ta có một ý thức sâu xa về những tính phổ biến của chúng ta như những con người cũng như những khác biệt của chúng ta như những cá nhân, là giải pháp tối hậu để tạo nên một xã hội hạnh phúc hơn, trong ấy những thành viên của xã hội ấy có một ý thức liên kết và tin tưởng, một mối ràng buộc tiềm tàng với mỗi thành viên khác của xã hội ấy.

Dĩ nhiên, mặc dù giải pháp này có thể nghe như giản dị, điều đó không có nghĩa nó nhất thiết là giản dị.  Nó đòi hỏi hơn sự hiểu biết giản dị về tính tương đồng của chúng ta với những con người khác, hơn là một nhận thức giản dị về bản chất xã hội, tính phụ thuộc tương liên, hay những đặc trưng thông thường của chúng ta.  Nó đòi hỏi một sự phản chiếu cẩn trọng và có ý thức về điều này, suy đi nghĩ lại, phản chiếu sâu xa, quán chiếu thường xuyên, cho đến khi quan điểm này trở thành bản chất nội tại, và trở thành một bộ phận nền tảng trong quan điểm của chúng ta, nhận thức tự động của chúng ta hay thái độ sinh khởi tự động khi chúng ta chạm trán bất cứ người nào, thân hữu hay thù nghịch.

Mặc dù điều này có thể không dễ dàng, may mắn thay chúng ta có thể trải nghiệm sự chuyển hóa nội tại này, để tái cấu trúc quan điểm của chúng ta, để tiếp cận những con người khác trên căn bản tính nhân bản chung của chúng ta, trên tính tương đồng của chúng ta thay vì những sự khác biệt – và Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng với những người khác, là một bằng chứng sống về khả năng ấy.

Nghĩ về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma liên hệ với mỗi người ngài gặp gở trên căn bản tính nhân bản chung của chúng ta, đối đãi tất cả với cùng sự tôn trọng và chân giá trị con người, tôi thấy rằng những hình ảnh tuôn chảy từ hai mươi lăm năm qua vụt lóe trong tâm tôi, hiện hữu chứng kiến cho sự thật đơn giản này.  Tuy thế, tìm kiếm cho một minh họa, tôi thấy rằng những quang cảnh  đang đuổi bắt trong tâm ý tôi rất nhanh mà rất khó khăn để dừng lại và lựa chọn bất cứ một hình ảnh đặc thù nào.  Nhưng vì một lý do nào đó, vào ngay lúc này, tôi nhớ lại một thời gian ngắn xảy ra tại quán Business’s Lunch tại Mineapolis, tiểu bang Minesota một vài năm về trước, trong một chuyến du hóa Hoa Kỳ của ngài mà tôi đã tháp tùng.  Đây là một sự kiện rất ngoại lệ và giới hạn, được tổ chức cho những người giảu có và thế lực trong chính trị và thương trường của địa phương (movers and shakers), để gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Chúng tôi đã đến tòa nhà từ của hậu, và nhằm để đi vào phòng họp mặt, những người bảo vệ DSS (decision suport system)đã dự trù một lộ trình qua mê cung hành lang phía sau, và nhà bếp.  Những người nấu ăn, và dọn dẹp đã có dịp tập hợp lại để thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma đi qua, dọc theo hành lang khi ngài đến, mĩm cười và chào mừng họ một cách ấm áp.  Đức Đạt Lai Lạt Ma theo chương trình sẽ phát biểu trước buổi ăn trưa, và thời gian gấp rút đến nổi chúng tôi phải đứng phía sau sân khấu trong một vài phút trong khi người điều khiển chương trình giới thiệu ngài.  Một cậu thu dọn trẻ (busboy) ngẫu nhiên đang đứng gần nơi chúng tôi dừng lại, vì vậy trong khi chúng tôi chờ đợi, Đức Đạt Lai Lạt Ma và cậu ta đã trau đổi trong một giây phút ngắn ngủi.  Khi người giới thiệu chấm dứt, chúng tôi đã xuất hiện trên sàn thấp như một sân khấu và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu ở đấy.  Không có gì đặc biệt lắm trong cuộc trao đổi ngắn với cậu busboy phía sau sân khấu.  Đấy chỉ là phản ứng thanh thoát và tự nhiên với thời khắc ấy, không giả vờ, không động cơ hậu ý, không phô trương. À, không có gì ngoại lệ khác hơn là sự ngạc nhiên của cậu busboy.  Tôi nghĩ như thế.  Nhưng điều đánh động tôi đầy năng lực sau này là việc Đức Đạt Lai Lạt Ma tương tác giống y hệt với những người giàu có và quyền lực vào buổi ăn trưa như ngài đã làm với cậu busboy –  việc bày tỏ cùng mức độ quan tâm với cả hai, cho họ sự chú ý trọn vẹn của ngài, cùng sự ấm áp, và khi nói chuyện với họ, hành động giống như họ là người quan trọng nhất trên thế giới vào thời điểm ấy, giống như họ là con người duy nhất.

Có một chi tiết nhỏ khác về buổi trưa ấy mà tôi đã nhớ, một chi tiết thông thường khác không có hệ quả nhưng đánh động tôi như một ẩn dụ về chân lý rằng tất cả chúng ta là những con người, không có gì khác biệt lớn lao giữa chúng ta trên trình độ nền tảng ấy.  Khi chúng tôi đi ra phía trước, tôi chú ý rằng bức màn ngăn sân khấu, khu vực làm việc và nhà bếp – chỉ là một bức tường ván ép rất mõng, được che phủ với một lớp mặt gổ mõng màu tối.  Tất cả những thứ ấy chia cách những thương gia giàu có đang ăn vịt nướng trên bàn trải khăn trắng và ly tách pha lê, muỗng nĩa bằng bạc từ những người làm việc không thấy mặt chuẩn bị tất cả những thực phẩm và những thứ thanh lịch, tất cả những thứ ấy chia cách hai môi trường và những loại người khác biệt hoàn toàn chỉ là vài phân!

Vì một lý do nào đó đánh động tôi như một ẩn dụ sinh động  cho vấn đề chúng ta suy nghĩ như thế nào trong những gì chúng ta có với cái vịnh rộng lớn giữa chính chúng ta và những người khác, chúng ta nghĩ chúng ta có những sự khác biệt dễ sợ giữa những con người như thế nào, một cách đặc biệt giữa người giàu và nghèo, những người quyền lực và thấp kém, v.v….  Chúng ta nghĩ chúng ta có quá nhiều khác biệt, nhưng trong thực tế là đó thường là một sự minh họa; trong thực tế sự khác biệt giữa chúng ta là rất nhỏ bé – và dường giống như rằng những hành động của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ trên thực tế này, nhận thức rằng tất cả chúng ta là giống nhau, tối thiểu trên trình độ căn bản ấy, và đối đãi con người một cách phù hợp.

Trong khi thật rõ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có một khả năng vĩ đại để nối kết với người khác trên trình độ căn bản của loài người, câu hỏi là, làm sao tất cả những  người còn lại chúng ta phát triển cùng khả năng ấy?  Biết rằng thái độ của ngài phần lớn là kết quả của những năm thực hành tâm linh, tôi hỏi, “Thưa Đức Thánh Thiện, tôi vừa tự hỏi có bất cứ sự thiền quán, kỷ năng, hay thực tập chính thức nào mà con người có thể thực hành một cách thường xuyên để phát sinh ý thức tin tưởng sâu sắc và cảm nhận nối kết với người khác – có lẻ một loại thiền quán của Đạo Phật được thiết lập để phát sinh thể trạng tâm thức này nhưng nó cũng có thể được thực tập bởi những người không phải Phật Giáo.”

“Có nhiều loại thiền quán và những loại thực tập khác nhau.  Nhưng sẽ có những cá nhân khác biệt mà trong ấy sự thực tập đặc thù mà người ta có thể tìm thấy là tác động nhất.  Tuy nhiên, ngay cả không cần phải ngồi thiền trong nghi thức,” ngài giải thích, “người ta có thể sử dụng những ý tưởng mà chúng ta đã thảo luận nư một loại thiền quán [phân tích].”

Ah, bây giờ chúng ta đi đến một chỗ nào đó, tôi nghĩ.  Tôi cho rằng tôi đang hy vọng ngài có thể có một loại phương pháp thực tập Đạo Phật đặc thù nào đó cho việc phát sinh thể trạng tâm thức này.  Hay, có lẻ tôi đang phỏng đoán ngài có thể thế nào đó tóm tắt những thảo luận của chúng ta trên những đề tài này trong một cung cách nào đấy tươi mát và đặc thù, phù hợp với một công thức bí mật có thể được sử dụng như một sự thực tập thiền quán mỗi ngày.  Tôi không chắc.  Nhưng trong sự dự đoán háo hức về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma khơi mở một kỷ năng thiền quán cấu trúc hơn  được thiết lập để trau dồi ý thức về tính nhân bản chung của chúng ta, tôi nói, “Xin hãy cụ thể hơn về sự thiền quán phân tích này vậy.”

“Tốt thôi, cụ thể hơn,” ngài trả lời, “Chúng ta có thể phản chiếu một cách cẩn trọng hơn, thứ nhất, chúng ta là những động vật xã hội.  Ý tưởng này có thể được tăng cường bởi việc suy nghĩ về những động vật xã hội khác, và vấn đề chúng lệ thuộc với nhau để sống còn như thế nào.  Rồi thì, thứ hai, trong thế giới hiện đại một cách đặc biệt, tất cả những sự quan tâm của chúng ta và lợi ích của chúng ta rất gắn bó.  Thế giới đang ngày càng trở nên nhỏ bé hơn – chúng ta đang trở nên lệ thuộc hổ tương hơn, và lợi ích của chính chúng ta đang được nối kết một cách gần gũi với lợi ích của những người chung quanh.  Và thứ ba, chúng ta có thể quán chiếu trên phẩm chất nền tảng của chúng ta như những con người, chẳng hạn ý tưởng rằng mỗi chúng ta muốn hạnh phúc và muốn tránh khổ đau.”

“Nhưng đây cũng là ba thứ mà chúng ta vừa mới nói đến!” tôi phàn nàn.

“Một cách chính xác!” ngài nói, mĩm cười rộng mở, giống như tôi cuối cùng đã nhận ra nó.

Ẩn Tâm Lộ ngày 17/02/2012


[1] các chất làm lạnh không màu, không mùi, không cháy và không ăn mòn của mình như các cloroflorocacbon và các hydrocloroflorocacbon, được sử dụng trongmáy điều hòa và các hệ thống cấp đông; chất xông do nó thay thế ôxy khi hô hấp để gây ra sự giảm ôxi huyết, hay sự hoa mắt giả lập và tái tạo hiệu ứng gây ngộ độc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn