116. Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta)

17 Tháng Năm 201000:00(Xem: 27488)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

116. Kinh Thôn tiên
(Isigili sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Isigili (Thôn tiên). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vebhara (Phụ Trọng) này không?.

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vebhara này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Pandava (Bạch Thiện) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Pandava này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vepulla (Quảng Phổ) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vepulla này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Gijjhakuta (Linh Thứu) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Gijjhakuta này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Isigili (Thôn tiên) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn 

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng của núi Isigili, một tên gọi khác.

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có năm trăm vị Độc Giác Phật sống trong một thời gian khá dài, trong núi Isigili này. Những vị ấy được thấy đi vào trong ngọn núi này (nhưng) khi đi vào rồi thời không được thấy nữa. Quần chúng thấy vậy nói như sau: "Ngọn núi này nuốt những ẩn sĩ ấy (Ime Isi gilatiti) nên được danh xưng là Isigili. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ kể tên các vị Độc Giác Phật; này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng tên các vị Độc Giác Phật. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói .

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn 

-- Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

-- Arittha (A-lợi-sá), này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Uparittha (Bà-lợi-sá) này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này Tagarasikhi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Yasassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Sudassana (Thiện Kiến), này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Piyadassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Gandhara, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Pindola, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Upasabha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Nitha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Tatha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Sutava, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Bhavitatta, này các Tỷ-kheo là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này.

Chư hữu tình tinh hoa, 
Không khổ, không tham ái, 
Riêng tự mình chứng đắc, 
Chánh Đẳng Giác (vô thượng) 
Chư vị thượng thắng nhân, 
Vượt ngoài mũi tên bắn, 
Hãy lóng tai nghe kỹ,
Ta sẽ xướng danh hiệu: 

Arittha, Uparittha, Tagarasikhi, Yasassi
Sudassan, Phật Piyadassi
Gandhara, Pindola, 
Upasabha, Nitha, Tatha, Sutava, Bhavitatta.

Sumbha, Subha, Methula, 
Atthama, Athassumegha, 
Anigha, Sudatha
Chư vị Độc Giác Phật, 
Đoạn trừ nguồn tái sanh.

Hingu và Hinga 
Chư vị Đại Uy lực, 
Hai ẩn sĩ Jali 
Rồi đến Atthaka, 
Đức Phật Kosala, 
Tiếp đến Subahu.

Ngài Upanemi, cả Ngài Nemi này, 
Ngài Santacitta, các Ngài bậc Chân thực, 
Sống như chân, ly trần, 
Cũng là bậc Hiền triết.

Kala, Upakala, Vijita, Jita 
Anga, Panga và Gutijjita 
Passi bỏ chấp thủ
Căn rễ của khổ đau.

Aparajita, đánh bại ma quân lực, 
Satthà, Pavatta, Sarabhanga, Lomahansa, 
Uccangamaya, Asita, Anasava, 
Manomaya đoạn trừ được nạn, 
Và Bandhuma, 
Tadadhimutta vô cấu uế, 
Và Ketuma.

Ketumbaraga và Matanga Ariya, 
Accuta, Accutagama, Byamaka, 
Sumangala, Dabbila, Supatitthita
Asayha, Khemabhirata và Sorata, 
Durannaya, Sangha, rồi đến Ujjaya, 
Rồi đến ẩn sĩ Sayha, 
Với can đảm phi thường
Ananda, Nanda, Upananda, 
Tất cả là mười hai.

Bharadvaja thọ trì thân cuối cùng, 
Bodhi, Mahanama, kể cả Bharadvaja
Thượng thắng, có chóp tóc và đẹp trai, 
Tissa, Upatissa, Upasidari
Đã đoạn hữu kiết sữ, 
Và Sidari, đã đoạn trừ tham ái.

Đức Phật tên Mangala,
Với tham được đoạn trừ, 
Usabha đã cắt lưới khổ căn
Upanita, vị chứng an tịnh đạo.

Uposatha, Sundara, Saccanama,
Jeta, Jayanta, Paduma, Uppala và 
Padumuttara, 
Rakkhita và Pabbata, 
Manatthaddha, Sobhita, Vitaraga, 
Và Đức Phật Kanha
Với tâm được giải thoát.

Những vị này, vị khác
Là những bậc Độc Giác, 
Những bậc Đại Uy Lực, 
Đã đoạn nguồn tái sanh.

Hãy đảnh lễ chư vị, 
Đại Ẩn sĩ vô lượng, 
Đã thắng mọi chiến trận, 
Đã đạt bát Niết-bàn.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Hai 2017(Xem: 7982)
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8196)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 7707)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6933)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều quốc độ khác nhau trú tại Savatthi vì một vài công việc. Những vị Bà-la-môn ấy suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể cùng với Sa-môn Gotama thảo luận vấn đề này?"
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6301)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5192)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thống và bộ phái Phật giáo. Trong kho tàng kinh điển Phật giáo, thì một phần di sản của hai truyền thống kinh điển Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins) và Thượng tọa bộ (Theravādins) còn được lưu lại đến hôm nay trong Hán tạng và Nikāya.