13. Phẩm Thăng Tu-di Sơn-đảnh

10 Tháng Năm 201000:00(Xem: 20802)

KINH HOA NGHIÊM 
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà - Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

 

 PHẨM THĂNG TU DI SƠN ĐẢNH
THỨ MƯỜI BA


 Lúc bấy giờ, do nơi thần-lực của đức Như-Lai, thập phương tất cả thế-giới, trong mỗi Diêm-Phù-Đề, đều thấy đức Phật ngự dưới cội cây bồ-đề, đều có Bồ-Tát thừa oai-thần của Phật mà thuyết pháp, tất cả đều cho rằng mình luôn đối trước Phật.

 Đức Phật chẳng rời dưới cây bồ-đề, mà thăng lên đảnh núi Tu-Di, hướng đến điện của Đế-Thích.

 Lúc đó Thiên-Đế ở trước điện Diệu-Thắng thấy vọi Phật đến, liền dùng thần-lực trang-nghiêm điện này; trần-thiết tòa sư-tử Phổ-quang-minh tạng, đều dùng diệu-bửu làm thành : mười ngàn từng cấp cao vọi trang-nghiêm, mười ngàn lưới vàng giăng che phía trên, mười ngàn thứ màn, mười ngàn thứ lọng bày trí giáp vòng, mười ngàn lụa màu thắt tụi thòng rủ, mười ngàn chuỗi bửu-châu xen kết, mười ngàn y-phục trải trên tòa, mười ngàn Thiên-tử, mười ngàn Phạm-Vương đứng hầu sau trước, mười ngàn ánh sáng chiếu rực.

 Thiên-Đế chấp tay cúi mình cung kính nghinh tiếp Đức Phật mà bạch rằng : 'Lành thay đức Thế-Tôn ! Lành thay đức Thiện-Thệ ! Lành thay đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Đẳng-Giác ! xin Phật xót thương vào điện này !'.

 Đức Phật nhận lời vào điện Diệu-Thắng. Trong tất cả thế-giới ở mười phương đều đồng như vậy cả.

 Do thần-lực của đức Phật, bao nhiêu tiếng nhạc trong các cung điện đều im bặt.

 Thiên-Đế liền tự nhớ đến những căn lành của đức Phật đã tu thời quá-khứ, nên nói kệ rằng :

 Ca-Diếp Như-Lai đủ đại-bi

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Câu-Na-Mâu-Ni thấy vô-ngại

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Câu-Lưu-Tôn Phật như núi vàng

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Tỳ-Xá-Phù Phật sạch ba hoặc

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Thi-Khí Như-Lai lìa phân biệt

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Tỳ-Bà-Thi Phật như trăng tròn

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Phất-Sa Phật đạt đệ-nhứt nghĩa

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Đề-Xá Như-Lai biện vô-ngại

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Ba-Đầu-Ma Phật tịnh vô-cấu

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Nhiên-Đăng Như-Lai quang-minh lớn

 Trong những cát-tường rất vô-thượng

 Phật ấy từng đến cung-điện này

 Thế nên chốn này rất cát-tường.

 Như Đạo-Lợi Thiên-Vương trong thế-giới này, do thần-lực của Như-Lai, nói kệ ca ngợi công-đức của mười đức Phật thời quá-khứ, trong thế-giới ở mười-phương, chư Thiên-Đế cũng ca ngợi công-đức của chư Phật như vậy.

 Lúc đức Thế-Tôn ngự kiết-già trong điện Diệu-Thắng, thoạt nhiên điện này rộng rãi bằng chỗ ở của tất cả chư Thiên. Thập phương thế-giới cũng đều như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Bảy 2018(Xem: 6326)
08 Tháng Năm 2018(Xem: 6805)
23 Tháng Giêng 2018(Xem: 7503)
23 Tháng Mười 2017(Xem: 5956)
Thủ Lăng Nghiêm nói cho đủ là Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Đời Đường ngài Bát Thích Mật Đế dịch kinh này từ Phạn văn sang Hán văn, gồm 10 quyển là hạt ngọc vô giá đối với các hành giả trong Tông môn, nhằm xiển minh tâm tính bản thể của mình. Vì vậy, tên Kinh này cũng là danh xưng thường gọi một thứ Chính định, đó là Chính định Thủ Lăng Nghiêm. Xưa nay trong tùng lâm lịch đại liệt Tổ đều ngưỡng mộ Kinh này và được lưu hành xuyên suốt thời không gian.
30 Tháng Tám 2017(Xem: 5998)
11 Tháng Tám 2017(Xem: 6577)