Kinh Thực Tập Quán Niệm

12 Tháng Sáu 201415:47(Xem: 5584)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Duy Niệm Phẩm Pháp Cú Kinh đệ lục

惟 念 品 法 句 經 第 六

Kinh Thực Tập Quán Niệm

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng

Kinh thứ 6

Phẩm này tuy ghi là có 12 bài kệ, nhưng thật ra là có tới 13 bài. Bài thứ 1 nói về phép quán niệm hơi thở. Bài thứ 2 nói về hai yếu tố của sự thực tập thiền định, đó là chỉ và quán. Chỉ là dừng lại, là làm cho lắng dịu, là tập trung tâm ý. Quán là nhìn sâu vào đối tượng mình đang quán chiếu: đó có thể là hơi thở, là hình hài, là cảm thọ, là tâm ý, hoặc là các pháp đối tượng của tâm ý. Bài thứ 4 nói về quán thân, bài thứ 7 nói về quán tâm, bài 11, 12 và 13 nói về các phép tùy niệm: niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Vô Thường và niệm Bố Thí. Ta để ý thì không có niệm Thiên. Bài thứ 13 cũng nói tới ba phép niệm căn bản để đi tới giải thoát (tam giải thoát môn) là quán Không, quán Vô tướng và quán Vô nguyện, tức là Vô tác. Bài kệ thứ 7 lấy lại hai câu chót của bài kệ thứ 6 (Nhược năng ngộ ý niệm, tri giải nhất tâm lạc) và thêm vào hai câu nữa (ưng thời đẳng hành pháp, thị độ sinh tử não). Vì vậy cho nên trong khi sao chép, người sao chép đã bỏ mất hai câu lặp lại, tưởng đó là dư thừa, cho nên trong nguyên văn chữ Hán, bài kệ thứ 6 có tới sáu dòng thay vì bốn dòng. Vì vậy đếm lại chỉ thấy có 12 bài kệ trong khi đó thực sự là 13. Bài kệ thứ bảy như sau:

Nhược năng ngộ ý niệm

Tri giải nhất tâm lạc

Ưng thời đẳng hành pháp

Thị độ lão tử não.

Sở dĩ ta phục hồi được bài kệ này là nhờ có kinh Pháp Tập Yếu Tụng. Kinh này đã sử dụng bản dịch của kinh Pháp Cú và trong khi sao chép đã không đánh mất hai câu tưởng như là trùng lặp mà không phải trùng lặp.

Phẩm này liệt kê được những phép thiền quán căn bản của đạo Bụt nguyên thỉ, được sử dụng chung cho các tông phái Phật giáo: Duy có phép tu Từ quán chưa nhắc tới, và sẽ được nhắc tới ở phẩm sau.

Bài kệ 1

Xuất tức nhập tức niệm 出 息 入 息 念

Cụ mãn đế tư tánh 具 滿 諦 思 惟

Tùng sơ cánh thông lợi 從 初 竟 通 利

An như Phật sở thuyết 安 如 佛 所 說

Phép tu quán niệm hơi thở vào ra nếu làm cho đến nơi đến chốn thì có thể đem lại sự thực chứng Chân Đế. Ngay buổi đầu thực tập cho đến khi thành tựu viên mãn luôn luôn có sự thông thoáng lợi ích. Phép thực tập này sẽ đem lại sự bình an như Bụt đã nói.

Bài kệ 2

Thị tắc chiếu thế gian 是 則 照 世 間

Như vân giải nguyệt hiện 如 雲 解 月 現

Khởi chỉ học tư duy 起 止 學 思 惟

Tọa ngọa bất phế vong 坐 臥 不 廢 忘

Phát khởi công phu thực tập chỉ và quán trong lúc ngồi cũng như trong lúc nằm, không lúc nào bỏ quên, sẽ làm phát sinh ra ánh sáng chiếu rọi trong thế gian, như mây tan trăng hiện.

Bài kệ 3

Tỳ-kheo lập thị niệm 比 丘 立 是 念

Tiền lợi hậu tức thắng 前 利 後 則 勝

Thủy đắc chung tất thắng 始 得 終 必 勝

Thệ bất đổ sanh tử 逝 不 覩 生 死

Vị tỳ kheo thiết lập được các pháp chánh niệm này sẽ được hưởng lợi lạc ngay trong lúc ban đầu thực tập, sau đó thì công phu càng ngày càng trở nên vững chãi. Hoa trái của công phu cũng càng ngày càng trở nên thù thắng. Công phu này sẽ giúp bậc hiền giả vượt qua được dòng sinh tử.

Bài kệ 4

Nhược kiến thân sở trụ 若 見 身 所 住

Lục cánh dĩ vi tối 六 更 以 為 最

Tỳ-kheo thường nhất tâm 比 丘 常 一 心

Tiện tự tri nê hoàn 便 自 知 泥 洹

Thành tựu được phép quán niệm về thân rồi thì hành giả sẽ nhiếp niệm được cả sáu giác quan. Duy trì được trạng thái nhất tâm, thì vị tỳ khưu có thể thực chứng được Niết Bàn.

Bài kệ 5

Dĩ hữu thị chư niệm 已 有 是 諸 念

Tự thân thường kiến hành 自 身 常 建 行

Nhược kỳ bất như thị 若 其 不 如 是

Chung bất đắc ý hành 終 不 得 意 行

Thực tập thành công các pháp quán niệm ấy thì tự thân sẽ thường xuyên đạt được trạng thái kiện hành. Chưa được như thế thì vẫn còn chưa cảm thấy thoải mái hoàn toàn.

Bài kệ 6

Thị tùy bổn hành giả 是 隨 本 行 者

Như thị độ ái lao 如 是 度 愛 勞

Nhược năng ngộ ý niệm 若 能 悟 意 念

Tri giải nhất tâm lạc 知 解 一 心 樂

Ai thực tập theo được các pháp môn căn bản này thì có thể vượt thoát được biển trần lao của ái dục. Ai có khả năng nhận diện được những tâm hành của mình (khi chúng phát hiện) sẽ có khả năng hiểu được (bản chất) của các tâm hành ấy và đạt tới được niềm hoan lạc do sức định của nhất tâm đem tới.

Bài kệ 7

Nhược năng ngộ ý niệm 若 能 悟 意 念

Tri giải nhất tâm lạc 知 解 一 心 樂

Ưng thời đẳng hành pháp 應 時 等 行 法

Thị độ lão tử não 是 度 老 死 惱

Nếu có khả năng nhận diện được các tâm hành thì sẽ đạt tới giải thoát và hưởng được những pháp lạc do cái định của nhất tâm đem lại. Nếu thực tập được đúng lúc và đều đặn thì sẽ vượt thoát được phiền não trong cuộc sinh tử.

Bài kệ 8

Tỳ-kheo ngộ ý hành 比 丘 悟 意 行

Đương lệnh ưng thị niệm 當 令 應 是 念

Chư niệm sanh tử khí 諸 念 生 死 棄

Vi năng tác khổ tế 為 能 作 苦 際

Vị tỳ kheo ý thức được các tâm hành và làm cho tâm mình tương ưng với chánh niệm thì sẽ có khả năng buông bỏ được các ý niệm, như ý niệm sinh tử v.v.. và vượt thoát được thế giới khổ đau.

Bài kệ 9

Thường đương thính vi diệu 常 當 聽 微 妙

Tự giác ngộ kỳ ý 自 覺 悟 其 意

Năng giác giả vi hiền 能 覺 者 為 賢

Chung thủy vô sở hội 終 始 無 所 會

Ta hãy thường nên học hỏi giáo pháp vi diệu (của Bụt) và giác ngộ được ý chỉ (thâm sâu) của các giáo pháp ấy. Có giác ngộ như thế mới có thể gọi là bậc hiền giả, trước sau không còn bị sự sợ hãi trấn ngự.

Bài kệ 10

Dĩ giác ý năng ưng 以 覺 意 能 應

Nhật dạ vụ học hành 日 夜 務 學 行

Đương giải cam lồ yếu 當 解 甘 露 要

Lệnh chư lậu đắc tận 令 諸 漏 得 盡

Để tâm tương ưng với chánh niệm, đêm ngày thực tập chuyên cần như thế, thì sẽ liễu giải được yếu chỉ Cam Lộ và làm cho tất cả các lậu hoặc chấm dứt.

Bài kệ 11

Phu nhân đắc thiện lợi 夫 人 得 善 利

Nãi lai tự quy Phật 乃 來 自 歸 佛

Thị cố đương trú dạ 是 故 當 晝 夜

Thường niệm Phật Pháp Chúng 常 念 佛 法 眾

Ai có được cơ duyên lành và cơ hội thuận lợi thì nên thực tập ngay phép quy y Bụt, đêm ngày niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng.

Bài kệ 12

Kỷ tri tự giác ý 己 知 自 覺 意

Thị vi Phật đệ tử 是 為 佛 弟 子

Thường đương trú dạ niệm 常 當 晝 夜 念

Phật dữ Pháp cập Tăng 佛 與 法 及 僧

Đã là một người con Bụt thì phải nuôi dưỡng tâm tự giác, đêm ngày thực tập phát khởi và duy trì chánh niệm về Bụt, Pháp và Tăng.

Bài kệ 13

Niệm thân niệm phi thường 念 身 念 非 常

Niệm giới bố thí đức 念 戒 布 施 德

Không bất nguyện vô tướng 空 不 願 無 相

Trú dạ đương niệm thị 晝 夜 當 念 是

Hãy tinh chuyên thực tập các phép quán niệm về Thân, về Vô Thường, về Giới, về Bố Thí, về Không, về Vô Tướng và về Vô Nguyện, đêm cũng như ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 2015(Xem: 8046)
Như một sự tình cờ, bản dịch kinh “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” dưới hình thức thi kệ này được hoàn thành trong thời gian 49 ngày.
30 Tháng Tư 2015(Xem: 7393)
Hidden for centuries in a sealed-up cave in north-west China, this copy of the 'Diamond Sutra' is the world's earliest complete survival of a dated printed book. It was made in 868. Seven strips of yellow-stained paper were printed from carved wooden blocks and pasted together to form a scroll over 5m long.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 9855)
Những sinh viên học viện Phật giáo được khuyến khích học tiếng Sanskit (Phạn) ngay cả đối với sự hiểu biết cơ bản của ngôn ngữ là một sự hỗ trợ đáng kể trong việc tìm hiểu cả Kinh Văn Tây Tạng và Trung Quốc.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 8126)
25 Tháng Hai 2015(Xem: 7660)
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 5508)
Ngày xưa có một tỳ kheo, thông minh và đầy trí tuệ. Khi thầy lâm trọng bệnh, đệ tử hỏi thầy rằng: Thầy đắc đạo A-la-hán (4) được chưa ? Thầy trả lời: Chưa được. Đệ tử lại hỏi: Vậy Thầy đắc đạo bất hoàn chứ ? Thầy trả lời: Chưa đâu. Đệ tử lại thưa rằng: Thầy hành đạo cao và nổi tiếng, như vậy vì sao không thành chánh quả?
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9320)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
15 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6621)
Sau quá trình khảo sát nghiêm túc về các bộ Đại tạng kinh Hán ngữ hiện có3, chúng tôi đã không phát hiện toàn văn của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng. Đây là dấu hiệu sơ khởi cho thấy các nhà biên tập Đại tạng kinh đã có một sự thẩm sát đúng mực, khi không đưa bản kinh này vào Đại tạng kinh