Kinh Viên Dung Thuần Khiết

20 Tháng Tám 201821:02(Xem: 7151)

KINH VIÊN DUNG THUẦN KHIẾT – GANGOTTARA SUTRA
Trích Kinh Đại Bảo Tích (Phẩm 31)
Tâm Bảo Đàn chuyển ngữ 


blankTôi nghe như thế này...

Lúc bấy giờ, Đức Phật đang an trú tại vườn Cấp Cô Độc, trong công viên Kỳ Viên gần thành Xá Vệ.  Khi ấy, có một vị nữ cư sĩ tên Gangottara (Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di) rời nơi cư ngụ của bà ở thành Xá Vệ đến gặp Đức Phật. Bà cung kính đảnh lễ dưới chân Đức Phật, rồi lui qua một bên và ngồi xuống.

Đức Thế Tôn lên tiếng hỏi Gangottara, ‘Con từ đâu đến?’

Nữ cư sĩ Gangottara bạch Đức Phật, 'Bạch đức Thế Tôn, nếu có ai đặt câu hỏi với một người đã được tạo thành một cách huyễn hóa, rằng người đó từ đâu đến, thì câu trả lời của người đó phải như thế nào?'

Đức Thế Tôn trả lời bà, 'Một người đã được tạo thành một cách huyễn hóa, người đó không đến cũng không đi, người đó không sinh cũng không diệt; làm sao có thể nói được người đó đến từ nơi nào?'

Nữ cư sĩ liền hỏi, 'Bạch đức Thế Tôn, có đúng hay không, tất cả các tướng đều là huyễn hóa, tựa hồ như phép diệu kỳ?’

Đức Phật trả lời, ‘Đúng như vậy, điều con nói rất đúng.'

Gangottara lại hỏi, ‘Nếu tất cả các tướng đều là ảo huyễn, như phép mầu, thì tại sao đức Thế Tôn lại còn hỏi con, con từ đâu đến ?’

Đức Phật nói với bà, ‘Một người được tạo thành một cách huyễn hóa, người đó không [thật] đi đến các cõi giới đau khổ, cũng không đi đến các cõi trời; người đó cũng không đi đến niết bàn. Gangottara, điều này cũng đúng là như vậy đối với con không?’

Vị nữ cư sĩ trả lời, ‘Theo như con nhận thấy, giả như thân tướng này của con có chút gì khác biệt với một sắc tướng huyễn hóa, thì con mới có thể bàn đến chuyện đi đến những cõi giới tốt đẹp lẫn sầu khổ, hoặc có thể bàn đến chuyện đi đến niết bàn. Nhưng con hoàn toàn không nhận thấy có sự sai khác nào giữa thân tướng này của con với một sắc tướng giả hợp được tạo thành một cách hư huyễn, thì làm sao còn có thể bàn đến chuyện đi đến các cõi giới tốt đẹp lẫn sầu khổ, hoặc là đi đến niết bàn?’

‘Hơn thế nữa, bạch đức Thế Tôn, chân tánh của niết bàn là không phải tái sinh vào các cõi giớitốt đẹp hay sầu khổ, mà cũng không phải trải qua kinh nghiệm diệt tận. Con tin rằng điều này cũng chính là chân tánh của con.’

Đức Phật hỏi, ‘Con không đi tìm cảnh giới niết bàn ư?’

Gangottara hỏi lại Đức Phật, ‘Nếu câu hỏi này được đặt ra với một người chưa từng sinh, thì câu trả lời sẽ ra sao?’

Đức Phật trả lời, ‘Cái chưa từng sinh, đó chính là niết bàn.’

Gangottara lại hỏi, ‘Không phải rằng tất cả các pháp cũng đồng với niết bàn hay sao?’

Đức Phật trả lời, ‘Đúng là vậy, đúng là như vậy.’

‘Bạch đức Thế Tôn, nếu tất cả các pháp đều đồng với niết bàn thì tại sao đức Thế Tôn lại còn hỏi con, ‘Con không đi tìm cảnh giới niết bàn ư?’ Hơn thế nữa, bạch đức Thế Tôn, nếu một người được tạo thành một cách giả huyễn, lại đặt câu hỏi này với một người khác cũng được tạo thành một cách giả huyễn, rằng ‘Con không đi tìm cảnh giới niết bàn ư?’ thì câu trả lời sẽ như thế nào?’

Đức Phật nói với vị nữ cư sĩ, ‘Do một người được tạo thành một cách giả huyễn, nên không có tâm bám chấp, và do đó, không đi tìm gì cả.’ 
Gangottara gặng hỏi, ‘Có phải ngay chính câu hỏi của Như Lai cũng đã xuất phát từ chút tâm bám chấp không?’

Đức Thế Tôn nói với nữ cư sĩ, ‘Như Lai đặt câu hỏi như vậy với con vì ngay trong pháp hội này, có những người con trai lành và những người con gái lành, qua đó mà họ có thể trở nên trưởng thành, chín chắnNhư Lai  không có tâm bám chấp.  Tại sao? Bởi vì Như Lai biết rằng ngay cả đến tên gọi (danh tự) của tất cả các tướng còn không thể nắm bắt được, huống gì chính những tướng đó, huống gì những kẻ đi tìm niết bàn.’

Gangottara nói, ‘Nếu như vậy, tại sao lại phải bàn chi đến chuyện tích góp thiện căn để thành tựu giác ngộ?’

Đức Phật trả lời, ‘Ngay cả Bồ Tátthiện căn cũng là điều không thể thấu tột; vì trong tâm của Bồ Tát vắng bặt tư tưởng chấp trước đối đãi rằng ta đang tích lũy thiện căn hay không tích lũy thiện căn.’ 

Gangottara hỏi, ‘Vắng bặt tư tưởng chấp trước đối đãi nghĩa là sao, bạch Thế Tôn?’

Đức Thế  Tôn trả lời, ‘Ta không thể thấu tột và nắm bắt được sự vắng bặt của tư tưởng chấp trước đối đãi nếu chỉ thông qua suy nghĩ. Tại sao? Trong trạng thái vắng bặt tư tưởng chấp trước đối đãi, ngay cả tâm cũng là điều không thể nắm bắt, huống hồ là các tâm sở.  Trạng  thái tâm bất khả đắc này, là điều không thể nào có thể hiểu đến được, và vì thế được gọi là không thể nghĩ bàn. Không thể nắm bắt, không thể tả đúng như thật được; cũng không phải thuần khiết hay không thuần khiết. Tại sao lại như thế? Bởi vì, như tất cả những gì Như Lai từng nói, tất cả các pháp vốn đều mang tánh không, rỗng rang và  không gì ngăn trở được, như hư không.’

Gangottara lại hỏi, ‘Nếu tất cả các pháp đều rỗng thông như hư không, thì tại sao đức Thế Tôn lại nói về sắc, thọ, tưởng, hành, thức; về 18 giới; về 12 xứ; 12 duyên khởi;  cái ô trược và cái không ô trược;  cái tịnh và cái bất tịnh; luân hồi và niết bàn?’

Đức Phật trả lời Gangottara, ’Khi ta nói đến cái ngã, cho dù ta dùng một ngôn từ để chỉ khái niệm đó, nhưng trên thực tế, tánh thật của ngã tướng là cái gì không thể nắm bắt, không thể thấu tột.  Ta nói đến sắc tướng, nhưng trên thực tế, tánh thật của sắc tướng là cái gì cũng không thể nắm bắt được. Và cũng y như vậy đối với các pháp khác, cho đến cả niết bàn. Cũng giống như ta không tìm ra được nước khi nhìn vào ảo ảnh, ta cũng không tìm ra được tánh thật của sắc tướng, không tìm ra được tánh thật của các pháp, cho đến cả niết bàn.’  

‘Gangottara, chỉ có kẻ  nào hết lòng vun bồi phạm hạnh trong sạch thuần khiết đúng theo chánh pháp và rõ biết là không gì có thể nắm bắt được, chỉ có kẻ đó mới xứng đáng để được gọi là người vun bồi phạm hạnh thuần khiết. Cho dù có những kẻ kiêu hãnh tự cho rằng mình đã nắm bắt và hiểu đến được một điều gì đó, nhưng ta không thể nói rằng những kẻ này đã thành tâm vun bồi phạm hạnh thuần khiết. Những kẻ như thế đó sẽ vô cùng kinh hãi và sanh tâm nghi ngờ khi họ nghe nói đến giáo pháp thâm diệu này. Những kẻ đó sẽ không thể tự giải thoát  khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử, lo âu, đau khổphiền não.’

‘Gangottara, sau khi ta nhập đại niết bàn, sẽ có những người tiếp tục truyền bá giáo pháp thâm diệu này, là giáo pháp có thể chấm dứt vòng luân hồi. Tuy thế, cũng có những kẻ điên rồ do bởi tà kiến, sanh tâm oán ghét đối với những vị tôn sư của chánh pháp, và họ sẽ cố gắng tìm đủ cách hãm hại những vị tôn sư  của chánh pháp. Vì lẽ đó mà những kẻ điên rồ ấy sẽ sa vào địa ngục.’

Gangottara lên tiếng hỏi, ‘Thế Tôn nói đến ‘giáo pháp thâm diệu có thể chấm dứt vòng  luân hồi.’  Bạch Thế Tôn, ‘chấm dứt vòng luân hồi’ nghĩa là như thế nào?’

Đức Thế Tôn đáp, ‘Chấm dứt vòng luân hồi có nghĩa là thâm nhập xuyên suốt chân tướng của thực tại—một cảnh giới bất khả tư nghì. Không gì có thể hủy hoại hay tàn phá pháp này được. Do đó, pháp ấy được gọi là pháp đoạn diệt luân hồi.’

Nói xong, đức Thế Tôn nở một nụ cười dịu dàng, từ nơi [lông trắng] giữa chặn mày phóng tỏa hào quang thuần khiết, lưu ly, xanh dương, vàng, đỏ, trắng. Hào quang chiếu tỏa đến vô vàn cảnh giới, kể cả cảnh trời Phạm Thiên, rồi ánh sáng ấy thu trở về,  nhập trở lại vào  đảnh nhục kế của Đức Phật.  
Nhìn thấy thế, Đại đức A Nan Đà thầm nghĩ, ‘Như Lai, Đấng Thế Tôn, Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ít khi nào nở nụ cười mà không có lý do.’  Đại đức A Nan Đà liền rời khỏi chỗ ngồi, trịch y phải, quỳ xuống trên gối phải, chắp hai tay lại hướng về phía Đức Phật và hỏi, ‘Bạch đức Thế Tôn, do đâu mà Phật nở nụ cười như thế?’

Đức Phật đáp, ‘Ta thấy rằng trong quá khứ, một ngàn vị Như Lai cũng đã từng thuyết pháp này ở nơi đây, và mỗi một  pháp hội trong số một ngàn pháp hội đều được một  vị nữ cư sĩ tên Gangottara dẫn đầu. Sau khi được nghe thuyết pháp, nữ cư sĩ Gangottara và tất cả đại chúng thảy đều từ bỏ đời sống thế tục. Một thời gian sau đó, tất cả  đều chứng ngộ vô dư niết bàn.’

Đại đức A Nan Đà hỏi Đức Phật, ‘Vậy thì chúng con nên đặt tên gì cho kinh này, và chúng con nên thọ nhận và giữ gìn kinh này ra sao?’

Đức Phật trả lời, ’Kinh này có tên là Viên Dung Thuần Khiết [Sự thanh tịnh trọn vẹn không khiếm khuyết], và các con nên giữ gìn kinh này theo đúng như tên đã dạy.’

Trong thời gian đức Phật thuyết kinh này, có 700 vị tỳ khưu và 400 vị tỳ khưu ni đã vĩnh viễn gột sạch được các tâm ô nhiễm; tâm thức họ được hoàn toàn giải thoát.

Vào lúc đó, chư Thiêncõi dục giới đã cho hoá hiện một cách nhiệm mầu đủ muôn ngàn loài hoa thiên thể, tung rải những bông hoa đó lên trên Đức Phật và nói, ‘Thật là hiếm hoi, người nữ cư sĩ này, là người đã không ngại  ngùng sợ hãi mà có thể đối đáp luận bàn ngang hàng với đấng Như Lai. Trong quá khứ, chắc rằng Gangottara đã từng hầu hạ và cúng dường hằng hà sa chư Phật, và đã vun bồi đủ loại thiện căn dưới sự chứng giám của các ngài.’
Sau khi Đức Phật dứt lời thuyết kinh này, nữ cư sĩ Gangottara và tất cả chư thiên, người, a tu la, càn thát bà và còn nhiều nhiều nữa, đã vô cùng hoan hỷ vì được nghe những lời chỉ dạy của Đức Phật. Với lòng tôn kính, tất cả đều thọ nhận với tâm chí thành và bắt đầu noi theo những điều Phật dạy.  
________________________
Bản Việt dịch dựa trên bản dịch Anh ngữ “Gangottara Sutra – Flawless Purity Sutra” (Phẩm 31 trong Kinh Đại Bảo Tích)  trích từ  “A Treasury of Mahayana Sutras—Selections from the Maharatnakuta Sutra” do Hội Chinese Buddhist Assocation of the United States chuyển Anh ngữ  và do Gamma C. Chang tổng hiệu đính.
Bản Anh ngữ có thể tìm thấy tại: 
Tâm Bảo Đàn tạm chuyển Việt ngữ lần đầu năm 2004; hiệu đính lần thứ nhất tháng 10/2006; hiệu đính lần nhì tháng 8/2018. Do thiểu trí, nguyện xin sám hối trước Đức Bổn Sư tất cả những sai sót và thiếu hoàn chỉnh trong khi chuyển ngữ, nhất là trong các bản dịch trước đây, và nương vào lòng đại từ và oai lực của mười phương Phật, nguyện cho chân nghĩa vẫn sẽ được hiển bày ngay nơi tâm thức của những người đọc hữu duyên.

[1] 6 giác quan (căn) gặp 6 đối tượng bên ngoài (trần) sinh ra 6 thức

[2] nội xứ (6 căn) và ngoại xứ (6 trần)

[3] vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử


Bản PDF:
viet-gangottara-sutra-unicode-2018
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11877)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12381)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12063)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12044)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7927)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8499)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9114)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10127)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 8001)
Lợi dưỡng ở đây là sự hưởng thụ tiện nghi. Người tu phải để hết thì giờ và tâm lực để tìm cầu giải thoát, chứ không phải để chạy theo lợi dưỡng. Hai mươi bài kệ trong kinh này là hai mươi tiếng chuông chánh niệm cho người xuất gia. Bài kệ thứ 20 dạy: thà nuốt viên sắt cháy, thà uống nước đồng sôi, còn hơn là phá giới mà cứ tiếp tục tiếp nhận của tín thí cúng dường.