KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN

18 Tháng Mười 201912:34(Xem: 6292)
KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
Dịch giả: Thích Chính Tiến - Thích Quảng Độ
PL. 2506 - 1962
kinh dai phuong tien phat bao an

MỤC LỤC


Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân do Dịch giả Thích Chính Tiến – Thích Quảng Độ dịch từ bản Hán văn Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh [大方便佛報恩經] (Thất dịch) thuộc Đại Chánh tạng, tập T03, kinh số 156, tổng cộng có 7 quyển.


Quyển Thứ Nhất
01. Phẩm Tự Thứ Nhất
02. Phẩm Hiếu Dưỡng Thứ Hai

Quyển Thứ Hai
03. Phẩm Đối Trị Thứ Ba
04. Phẩm Phát Tâm Bồ Đề Thứ Tư

Quyển Thứ Ba
05. Phẩm Luận Nghĩa Thứ Năm

Quyển Thứ Tư
06. Phẩm Ác Hữu Thứ Sáu

Quyển Thứ Năm
07. Phẩm Từ Bi Thứ Bảy

Quyển Thứ Sáu
08. Phẩm Ưu Ba Ly Thứ Tám

Quyển Thứ Bảy
09. Phẩm Thân Cận Thứ Chín


TÓM LƯỢC:

Đây là bộ kinh thuộc hệ Phật Giáo Bắc Truyền với điểm đặc trưng  là lý tưởng Bồ tát: Độ cho hết chúng sanhBồ tát mới hoàn thành sứ mệnh. Còn một chúng sanh bị đọa vào địa ngụcBồ tát thề quyết không thành PhậtToàn bộ kinh gồm 7 quyển chia thành 9 phẩm, phân bổ như sau:

Phẩm tự, tức phẩm 1. Là phần dẫn nhập.

Nhân việc ngài A Nan nghe nhóm Lục sư Phạm Chí chê bai chỉ trích đức Phật: "Thầy Cồ Đàm của ngươi thực là bội bạc, chẳng biết ân nghĩa, mới đành lòng dứt bỏ ra đi như thế! Cho đến phụ vương, vì tạo lập cung điện, cưới nàng Cù Di làm vợ cho Cồ Đàm, nhưng ông cũng chẳng làm theo bổn phận của vợ chồng, khiến cho nàng phải sầu khổ, cho nên biết Cồ Đàm là người bất hiếu" (kinh ĐPTPBA)

Do đó, ngài A nan trình bày lại sự việc và thỉnh cầu đức Phật giải quyết vấn đề do nhóm Lục sư Phạm Chí đưa ra. Đây là phần duyên khởi của kinh.

Từ phẩm 2 Hiếu dưỡng cho đến phẩm 7 Từ Bi; là phần trọng tâm của kinh (thân bài). Phần này gồm sáu phẩm, đi sâu vào phân tích sự hiếu thuận, sự đền ơnbáo ơn của những vị Phật cho đến các vị Bồ tát, không chỉ ở hiện tại mà cả trong vô lượng kiếp trước ở quá khứ.

Phẩm thứ 8 Ưu Bà Ly, và phẩm thứ chín Thân cận là phần kết, hay còn gọi là phần Lưu thông. Hai phẩm này qui kết vào hai đặc điểm: (1) Kẻ bị xã hội cho là hạ tiện, đáng khinh bỉ vẫn tu chứng thánh quả trong giáo lý của Đức Phật (2) Nữ giới vẫn được dự vào hàng thánh đệ tử của Phật với điều kiện họ tự nguyện tuân thủ Bát kỉnh Pháp và tinh tấn tu tập theo luật nghi do Đức Phật chế định.

Phẩm thứ 2 hiếu dưỡng

Phẩm này nêu lên nguyên ủy do đâu Đức Phật và các hàng đệ tử của ngài đều phải báo ơn những đấng sanh thành. Đồng thời chỉ ra phương cách báo hiếu cho các hàng đệ tử Phật. Ở đây có hai vấn đề cần hiểu rõ trước tri đề cập đến việc báo hiếu. (1) Thuyết luân hồi (2) Phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát hạnh.

Báo hiếu theo Phật giáo, là làm cho cha mẹ cả ở quá khứ lẫn ở hiện tại đều được biết tu tập và giải thoát. Muốn vậy phải phát tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thượng cầu, hạ hóa. Nghĩa là trên thì cầu thành Phật, dưới thì hóa độ chúng sanh. Muốn cầu thành Phật; về tự thân luôn tinh tấn tu tập và thiền địnhnhiếp hộ các căn, không cho phóng dật.

Phẩm Đối trị thứ ba:

Đây là phẩm kinh vạch rõ và chỉ cho thấy, muốn cứu độ chúng sanhBồ tát không một khoảnh khắc có thể lìa bỏ Đại bi tâm. Muốn giữ gìn Đại bi tâmBồ tát phải luôn xa lìa ái dục, và tinh tấn tu hạnh thanh tịnh nhằm phòng hộ tam nghiệp, khiến cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, muốn cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, cách tốt nhất là không bao giờ xâm phạm đến tánh mạng, tài sảndanh dự và nhân phẩm của người khác:

Phát tâm Bồ Đề, phẩm thứ bốn.

Phát tâm Bồ đề ở phần trên đã trình bày; ở đây chỉ nói thêm tâm Bồ đề là tâm biết rung động, biết xốn xang, biết đau xót và biết thương yêu, cứu giúp trước những cảnh huống đau khổbất hạnh của chúng sanh và đồng loạiNguyên nhân sâu xa của tình thương hay của lòng từ bi của tâm bồ đề được phát nguyên từ sự nhận thức rõ nguyên do của cái khổ, hay cảnh khổ mà chúng sanh phải gánh chịu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11889)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12421)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12105)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12083)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7964)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8531)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9142)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10155)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 8029)
Lợi dưỡng ở đây là sự hưởng thụ tiện nghi. Người tu phải để hết thì giờ và tâm lực để tìm cầu giải thoát, chứ không phải để chạy theo lợi dưỡng. Hai mươi bài kệ trong kinh này là hai mươi tiếng chuông chánh niệm cho người xuất gia. Bài kệ thứ 20 dạy: thà nuốt viên sắt cháy, thà uống nước đồng sôi, còn hơn là phá giới mà cứ tiếp tục tiếp nhận của tín thí cúng dường.