Giảng Văn Kinh 4 Trộm Cướp

28 Tháng Năm 201000:00(Xem: 11983)

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997

 

TRỘM CƯỚP

ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp. Hà đẳng vi thập?

Nhất

:

Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt.

Nhị

:

Đa nhân ái niệm.

Tam

:

Nhân bất khi phụ.

Tứ

:

Thập phương tán mỹ.

Ngũ

:

Bất ưu tổn hại.

Lục

:

Thiện danh lưu bố.

Thất

:

Xử chúng vô úy.

Bát

:

Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết.

Cửu

:

Thường hoài thí ý.

Thập

:

Mạng chung sanh thiên.

Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chứng thanh tịnh đại bồ-đề trí.

DỊCH:

Lại nữa Long vương, nếu xa lìa trộm cướp thì được mười pháp bảo tín. Những gì là mười?

1. Của cải đầy dẫy, vua, giặc cướp, nước lửa và con hư không thể phá hoại.

2. Nhiều người thương mến.

3. Người không khinh khi phụ bạc.

4. Mười phương khen ngợi.

5. Không lo sợ tổn hại.

6. Tiếng tốt đồn khắp.

7.  Ở trong hội chúng không hề sợ hãi.

8.  Của cải, sanh mạng, hình sắc, sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu.

9.  Thường sẵn lòng bố thí.

10. Chết sanh lên cõi trời.

Đó là mười. Nếu biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật, được chứng trí thanh tịnh đại bồ-đề.

GIẢNG:

Phật nói người nào lìa nghiệp trộm cướp thì được mười pháp bảo tín (tin bảo đảm).

1. Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt: Phật dựa trên nhân mà nói quả. Nếu người trộm cướp phá hoại gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo gia sản mình bị tiêu tán. Còn người không cướp phá gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo tiền của nhà mình càng ngày càng sung túc. Dù cho vua ác, giặc cướp, nước lũ, lửa cháy, con bất hiếu cũng không thể làm cho tiêu tan được. Kinh Phật nói: Của cải vô thường là do năm duyên cớ trên làm cho tan hoại. Trong thời quân chủ, vua ra lệnh sung công tài sản của ai thì người ấy phải nộp, không trốn được, đó là nạn vua. Tài sản mình cất giữ mà trộm cướp đến vây ngặt khủng bố cướp lấy, đó là nạn trộm cướp. Đang làm ăn sung túc, nhà cửa chắc chắn mùa màng tốt tươi bị một trận nước lũ, bão lụt cuốn trôi, trắng tay không còn gì cả, đó là nạn nước. Hoặc đang làm ăn phát đạt bị một cơn hỏa hoạn thiêu rụi hết nhà cửa của cải, chẳng còn món gì, đó là nạn lửa. Hay sanh phải đứa con bất hiếu, làm được bao nhiêu nó tiêu xài, phá hết bấy nhiêu, đó là nạn con bất hiếu. Người đương thời gia sản bị năm lý do trên làm tiêu tán, phải biết người đó trước không giữ giới không trộm cướp. Người đã xa lìa trộm cướp thì được quả báo tốt, hiện đời của cải không bị cướp phá, mà đời sau gia sản không bị tiêu hao tán diệt bởi năm lý do vừa kể ở trên.

2. Đa nhân ái niệm: Người không trộm cướp thì không đụng chạm tới quyền lợi kẻ khác nên được nhiều người yêu mến, thương tưởng.

3. Nhân bất khi phụ: Không cướp lấy của người thì được đức tánh không tham, nên người đời quí trọng, kính yêu không phụ bạc dối lừa.

4. Thập phương tán mỹ: Người không trộm cướp, không làm tổn hại tài sản của kẻ khác đó là người tốt, nên được mọi người khen ngợi, tán thán.

5. Bất ưu tổn hại: Không cướp lấy của người, nên không chiêu cảm quả báo mất của. Vì vậy mà không lo buồn về việc mất mát tổn hại tài sản.

6. Thiện danh lưu bố: Người không cướp đoạt, không lấy của phi nghĩa là người thanh bạch liêm sỉ nên được tiếng tốt đồn đi xa.

7. Xử chúng vô úy: Người không trộm cướp ở chỗ đông người không sợ sệt, vì tâm không có niệm bất chánh, hành động từ trước tới giờ lúc nào cũng đứng đắn liêm sỉ, không có những cử chỉ của người tham lam cướp của, nên không e ngại sợ sệt chi cả.

8. Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết: Người không trộm cướp, được quả báo tốt là của cải, mạng sống, sức lực đều được an ổn. Về mặt nói năng biện luận đầy đủ không thiếu sót.

9. Thường hoài thí ý: Người không có lòng tham, không trộm cướp của người, lại còn nuôi lòng bố thí, muốn giúp đỡ mọi người được đầy đủ sống no ấm, an vui hạnh phúc như mình.

10. Mạng chung sanh thiên: Người không trộm cướp được quả báo sau khi chết sanh lên cõi trời.

Đó là những quả báo tốt của người giữ giới bậc trung. Nếu muốn tiến thêm nữa là biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật thì sẽ chứng được trí thanh tịnh đại bồ-đề. Chúng ta tu một điều lành hay đôi ba điều lành, điều lành nào cũng hướng về Phật quả, đến một ngày nào đó công đức viên mãn thì sẽ thành Phật. Ở đây tuy Phật dạy chúng ta tu Thập thiện bậc trung để được sanh lên cõi trời hưởng phước báo, nhưng nếu đi sâu hơn thì sẽ thấy mục đích cứu kính mà Phật nhắm là dạy chúng ta tu, hướng đến Phật quả, để khi thành Phật được trí tuệ rộng lớn như Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10814)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8393)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7290)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6507)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7637)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8950)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8397)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14411)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 12997)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,