Giảng Văn Kinh 16 Thập Thiện Và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo

28 Tháng Năm 201000:00(Xem: 11941)

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997

 

THẬP THIỆN VÀ BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO

ÂM:

Niệm xứ trang nghiêm cố, thiện năng tu tập Tứ niệm xứ quán. Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp. Thần túc trang nghiêm cố, hằng linh thân tâm khinh an khoái lạc. Ngũ căn trang nghiêm cố, thâm tín kiên cố, tinh cần phỉ giải, thường vô mê vọng, tịch nhiên điều thuận đoạn chư phiền não. Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả. Giác chi trang nghiêm cố, thường thiện giác ngộ nhất thiết chư pháp. Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tuệ, thường hiện tại tiền. Chỉ trang nghiêm cố, tất năng địch trừ nhất thiết kiết sử. Quán trang nghiêm cố, năng như thật tri chư pháp Tự tánh. Phương tiện trang nghiêm cố, tốc đắc thành mãn vi vô vi lạc.

DỊCH:

Dùng Niệm xứ trang nghiêm nên khéo tu tập Tứ niệm xứ quán. Dùng Chánh cần trang nghiêm nên hay đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, thành tựu tất cả pháp thiện. Dùng Thần túc trang nghiêm nên hằng khiến cho thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ. Dùng Ngũ căn trang nghiêm nên lòng tin sâu xa kiên cố, siêng năng không biếng nhác thường không mê vọng, vắng lặng điều hòa đoạn dứt các phiền não. Dùng Ngũ lực trang nghiêm nên các oán dứt sạch, không gì hoại được. Dùng Giác chi trang nghiêm nên thường khéo giác ngộ tất cả các pháp. Dùng Chánh đạo trang nghiêm, nên được trí tuệ chân chánh thường hiện ở trước. Dùng Chỉ trang nghiêm nên dứt sạch tất cả kiết sử. Dùng Quán trang nghiêm, nên hay biết như thật Tự tánh của các pháp. Dùng Phương tiện trang nghiêm, nên chóng được thành tựu viên mãn cái vui hữu vi vô vi.

GIẢNG:

Tới đây Phật nói gọn, người tu Thập thiện mà còn tu thêm Ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì có được những công đức như sau:

Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Tứ niệm xứ thì đối với bốn pháp: quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã chóng được viên mãn. Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Tứ chánh cần thì hay dứt trừ tất cả các pháp ác, thành tựu tất cả pháp lành. Vì tâm chưa móng khởi niệm ác, đã lo gìn giữ không cho phát khởi. Nếu tội ác đã lỡ sanh thì cố gắng đoạn trừ tận gốc rễ, không cho nó tái sanh nữa. Đồng thời siêng năng làm phát sanh những điều lành vừa móng khởi nơi tâm, trở thành hành động lợi ích thiết thực cho mình cho mọi người. Và phải thường xuyên phát triển điều lành ấy thêm tăng trưởng thuần thục, thì pháp ác đoạn dứt, pháp lành thành tựu.

Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Tứ như ý túc thì thân tâm được khinh an vui vẻ. Phàm người tu hành phải có chí nguyện, chí nguyện đó là tâm mong muốn thành Phật một cách thiết tha. Sau khi đã phát tâm mong cầu quả vị Phật rồi, phải tinh tấn thực hành pháp tu mình đã chọn. Khi tinh tấn thực hành pháp tu, thì thân tâm nhẹ nhàng an định dần dần, không còn tán loạn. Sau đó sẽ được nhất tâm, trí tuệ bừng sáng thấu suốt được Thật tướng của các pháp.

Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Ngũ căn thì được lòng tin Tam Bảo một cách kiên cố, trên đường tu hành siêng năng tu tập không giải đãi, thường không mê vọng, hằng nhớ giới pháp đã thọ, nên tâm thường thanh tịnh, điều phục đoạn dứt phiền não.

Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Ngũ lực thì có đức tin mạnh mẽ, có sức mạnh bất thối trên đường tu, nhớ giới pháp một cách sâu xa, có định lực phi thường, có thần lực của trí tuệ vô biên, trí thế gian không thể sánh kịp. Nhờ năm thần lực phi thường vừa kể mà khéo đoạn diệt được mọi oán thù.

Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Thất giác chi thì không bị lạc vào tà pháp, khéo chọn chánh pháp khế hợp với căn cơ của mình, nên việc tu hành không bị chướng ngại, thường xuyên tiến bộ, không bị thối chuyển, không tự mãn, không bỏ dở mục đích mà mình đã nhắm. Nhờ siêng năng tu hành nên đoạn dứt phiền não, thân tâm vui nhẹ không tạp loạn, an định, thấy rõ Thật tướng của tất cả pháp, buông xả mọi kiến chấp về ngã và pháp, được giải thoát.

Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Bát thánh đạo thì lúc nào cũng tư duy, thấy biết, nói năng, hành động, nuôi mạng sống phù hợp với chánh pháp của Phật, luôn luôn tinh tấn nhớ nghĩ pháp tu, đi sâu vào thiền định đạt đến Niết-bàn giải thoát.

Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Chỉ, nên dứt sạch mọi kiết sử như tham, sân, si… từng trói buộc sai khiến, làm cho con người khổ đau triền miên trong sanh tử. Người tu Thập thiện lại còn tu Quán thì trí tuệ sáng suốt thấy biết các pháp đúng như thật. Người tu Thập thiện lại còn khéo dùng phương tiện để giúp người được lợi lạc về mặt hữu vi hay vô vi thì chóng thành tựu viên mãn cái vui Niết-bàn.

Tóm lại, Phật dạy người tu Thập thiện lại còn biết tu Lục độ vạn hạnh thì sau này sẽ thành tựu quả vị Bồ-tát, quả vị Phật. Tu thêm Tứ vô lượng tâm, Tứ nhiếp pháp, thì được công đức vô lượng vô biên như đã nêu ở trước. Tu thêm Ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì thành tựu quả A-la-hán, Bích-chi Phật. Phật dạy tu Thập thiện là gốc, nếu tiếp tục tu các pháp vừa kể thì mới được công đức như đã nêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10816)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8396)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7294)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6510)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7637)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8950)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8397)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14412)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 12997)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,