4. Nhất Thừa

15 Tháng Năm 201515:58(Xem: 6816)
MƯỜI TƯ TƯỞNG PHÁP HOA 
TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY 
Đương Đạo
Thiện Tri Thức

Nhất Thừa

Khi tất cả đều được thọ ký thành Phật, thì tất cả ở trong một thừa, gọi là Nhất Thừa.

Kinh Pháp Hoa được gọi là “Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm”, nghĩa là Diệu Pháp Liên Hoa, Pháp dạy cho Bồ tát, được Phật hộ niệm. Phẩm Phương Tiện nói : “Đức Phật bảo Xá Lợi Phất : Các đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ tát, những điều làm ra thường vì một việc : duy chỉ đem tri kiến Phật chỉ cho chúng sanh tỏ ngộ thôi. Xá Lợi Phất ! Như Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sanh nói pháp, không có các thừa thứ hai thứ ba nào khác. Xá Lợi Phất ! Pháp của tất cả các đức Phật ở mười phương cũng như thế…

Trong cõi phật mười phương
Chỉ có một thừa pháp
Không hai cũng không ba
Trừ Phật phương tiện nói
……………………………
Vì nói trí huệ Phật
Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thật
Hai thứ chẳng phải chơn
………………………………
Ta dùng tướng trang nghiêm
Ánh sáng soi trong đời
Đấng vô lượng chúng trọng
Vì nói thiệt tướng ấn.”

Nhất Thừa đó không chỉ là gom Thanh Văn thừa (xe dê), Duyên Giác thừa (xe hươu) và Đại thừa (xe trâu) thành “cỗ xe trâu trắng lớn, vật báu trang nghiêm, an ổn thứ nhất”, tức là Phật thừa. Nhất thừa không phải là giai đoạn cuối cùng của con đường Phật đạo sau khi trải qua ba thừa trước theo như lối tư duy học giả kinh viện. Nhất thừa là cái bao trùm vũ trụ và tất cả đều ở trong đó. Nhất thừa đó đã được đức Phật hiển bày trong phẩm Tựa thứ nhất trước khi bắt đầu thuyết kinh Pháp Hoa : “đức Phật từ nơi tướng lông trắng giữa chặng mày phóng ra luồng hào quang chiếu khắp cả một muôn tám nghìn cõi ở phương Đông, tất cả thông suốt với nhau, đều thấy cõi nước trang nghiêm của các đức Phật”. Toàn bộ kinh Pháp Hoa, đức Phật đã ba lần làm như vậy. Nhất thừa là cái Một hiển bày trong tất cả, và tất cả không ở ngoài cái Một.

Tất cả cái mà chúng ta gọi là sinh hoạt Phật giáo, đời sống Phật giáo đều diễn ra trong ánh sáng Nhất thừa đó :

Ánh sáng giữa chặng này
Soi suốt thẳng phương Đông
Một muôn tám nghìn cõi
Đều như ánh sắc vàng.
Từ địa ngục A Tỳ
Đến tới trời Hữu Đảnh
Trong các thế giới đó
Cả sáu nẻo chúng sanh
Sanh đây chết đến kia
Nghiệp duyên lành cùng dữ
Thọ báo có tốt xấu
Tại đây đều thấy rõ.
Lại thấy các đức Phật
Đấng Thánh Chúa Sư Tử
Diễn nói các kinh điển
Nhiệm mầu vi diệu nhất.
Tiếng các ngài thanh tịnh
Giọng nói ra êm dịu
Dạy bảo các Bồ tát
Vô số ức muôn người
Tiếng phạm âm sâu diệu
Khiến người đều ưa nghe.
……………………………
Ngài Văn Thù Sư Lợi !
Tôi ở tại nơi đây
Thấy nghe dường thế đó
Và ngàn ức việc khác
Thấy rất nhiều như thế
Nay sẽ lược nói ra :
Tôi thấy ở cõi kia
Có hằng sa Bồ tát
Dùng các món nhân duyên
Mà cầu chứng Phật đạo.
Hoặc có vị bố thí
Vàng bạc, ngọc, san hô,
Chơn châu, ngọc như ý,
Ngọc xà cừ, mã não,
Kim cương các trân bửu
Cùng tôi tớ, xe cộ
Kiệu cáng chưng châu báu
Vui vẻ đem bố thí
Hồi hướng về Phật đạo.
…………………………
Lại thấy có Bồ tát
Bố thí cả vợ con
Thân thịt cùng tay chân
Để cầu đạo vô thượng
Lại thấy có Bồ tát
Đầu, mắt và thân thể
Đều ưa vui thí cho
Để cầu trí huệ Phật.
Ngài Văn Thù Sư Lợi !
Tôi thấy các quốc vương
Qua đến chỗ của Phật
Thưa hỏi đạo vô thượng
Bèn vui vẻ bỏ nước
Cung điện cả thần thiếp
Cạo sạch râu và tóc
Mà mặc y pháp phục.
Hoặc lại thấy Bồ tát
Mà hiện làm tỳ kheo
Một mình ở vắng vẻ
Ưa vui tụng kinh điển.
Cũng thấy có Bồ tát
Dõng mãnh và tinh tấn
Vào ở trong núi sâu
Suy xét mối Phật đạo.
Và thấy bậc lìa dục
Thường ở chốn không nhàn
Tu sâu các thiền định
Được năm món thần thông.
Và thấy có Bồ tát
Chắp tay trụ thiền định
Dùng ngàn muôn bài kệ
Ca ngợi các Pháp Vương.
Lại thấy có Bồ tát
Trí sâu chí bền chắc
Thường hỏi các đức Phật
Nghe rồi đều thọ trì.
Lại thấy hàng Phật tử
Định-huệ đều tròn đủ
Dùng vô lượng tỷ dụ
Vì chúng mà giảng pháp.
……………………………
Cùng thấy vị Bồ tát
Vắng bặt yên lặng ngồi
Trời, rồng đều cung kính
Chẳng lấy đó làm mừng.
Và thấy có Bồ tát
Ở rừng phóng hào quang
Cứu khổ chốn địa ngục
Khiến đều vào Phật đạo.
Lại thấy hàng Phật tử
Kinh hành ở trong rừng
Siêng năng cầu Phật đạo
Cũng thấy đủ giới đức
Oai nghi không thiếu sót
Lòng sạch như bửu châu
Để cầu chứng Phật đạo.
Và thấy hàng Phật tử
Trụ vào sức nhẫn nhục
Bị kẻ tăng thượng mạn
Mắng chửi cùng đánh đập
Thảy đều hay nhẫn được
Để cầu chứng Phật đạo.
Lại thấy có Bồ tát
Xa rời sự chơi cười
Và quyến thuộc vô minh
Ưa gần gũi người trí
Chuyên tâm trừ loạn động
Nhiếp niệm ở núi rừng
Trải ức nghìn muôn năm
Để cầu được Phật đạo.
Lại thấy có Bồ tát
Đồ ăn uống ngọt ngon
Cùng trăm món thuốc thang
Đem cúng Phật và tăng.
Áo tốt đồ thượng hạng
Giá đáng đến nghìn muôn
Hoặc là áo vô giá
Đem cúng Phật và tăng
Dùng nghìn muôn ức thứ
Nhà báu bằng chiên đàn
……………………………
Rừng vườn rất thanh tịnh
Cúng dường Phật và Tăng
Vui vẻ không hề nhàm
Để cầu đạo vô thượng.
Lại có vị Bồ tát
Giảng nói pháp tịch diệt
Dùng các lời chỉ bày
Dạy vô số chúng sanh
Hoặc thấy vị Bồ tát
Quán sát tánh các pháp
Đều không có hai tướng
Cũng đồng như hư không
Lại thấy hàng Phật tử
Tâm không chỗ vướng trệ
Dùng huệ vi diệu này
Mà cầu đạo vô thượng.
Ngài Văn Thù Sư Lợi !
Lại có vị Bồ tát
Sau khi Phật diệt độ
Cúng dường xá lợi Phật
Lại thấy hàng Phật tử
Xây dựng các chùa tháp
Nhiều vô số hằng sa
Nghiêm sức khắp cõi nước.
………………………………
Phật phóng một luồng ánh sáng
Tôi cùng cả chúng hội
Thấy nơi cõi nước này
Đủ tất cả vẻ đẹp
Những thần lực của Phật
Trí huệ lực hy hữu
Phóng một luồng tịnh quang
Soi khắp vô lượng cõi
Chúng ta thấy sự này
Được điều chưa từng có.

Cho nên công việc của chúng ta là phải thấy mình ở trong Nhất thừa đó, phải sống được cái Nhất thừa đó, chứ không ở trong sự phân cách, chia lìa của cuộc đời sanh tử. Sống trong nhất thừa đó thì tất cả đều tu chung với nhau trong một hội Pháp Hoa vẫn tiếp diễn mãi trong thời gian vô cùng và không gian vô tận. Tu trong Nhất thừa đó thì một người tu là tất cả cùng tu, và tất cả cùng tu cho nên có một người tu.

Sống trong nhất thừa đó thì tất cả đều Sống trong nhất thừa đó thì tất cả đều chẳng cách hở nhau một mảy lông, đó là Trí Huệ Phật, Từ Bi Phật, và đó cũng là giải pháp tối hậu cho tất cả mọi vấn nạn, mọi phiền não khổ đau của thế gian. Niềm tin của Pháp Hoa là tin rằng chúng ta luôn luôn ở trong Nhất thừa của Phật, điều này có trong tất cả các phẩm của kinh Pháp Hoa. Khi thấy một con chim, một cội cây, một dòng nước, một con người, một tiếng thằn lằn trên cây dừa, một tiếng leng keng đâu đó, chúng ta phải thấy biết tất cả ở trong Nhất thừa. Thấy hiểu như vậy là chúng ta thật sự đi vào kinh Pháp Hoa, đang sống thế giới Pháp Hoa, đang thọ trì đọc tụng Pháp Hoa.

Thấy tất cả sắc là Pháp Hoa, nghe tất cả âm thanh là Pháp Hoa, thấy tất cả chúng sanh là Bồ tát trong Nhất thừa, đó là “thật tướng ấn” được đức Phật nói đến trong đoạn kinh trên.

Một lần nữa, Nhất thừa là thế giới Chân Không Diệu Hữu. Chân Không là thế giới của Trí Huệ, Diệu Hữu là thế giới của Từ Bi. Trí Huệ và Từ Bi hợp nhất là thế giới Chân Không Diệu Hữu, tức Nhất thừa :

Chư Phật Lưỡng Túc Tôn
Biết pháp thường vô tánh
Phật chủng theo duyên khởi
Thế nên nói Nhất thừa.
Pháp đó trụ vị pháp
Thế gian tướng thường trụ
Nơi đạo tràng thấu rõ
Đạo sư phương tiện nói.

Chính vì Nhất thừa mà trong đạo Phật, không có sự phân biệt giữa vị tăng ni xây chùa với vị tăng ni thuyết pháp, không có sự phân biệt giữa vị tăng ni làm việc thiện và vị tăng ni dịch kinh, không có sự ngăn cách giữa một lối sống, việc làm Phật sự này với một lối sống, việc làm Phật sự khác, không có sự tranh chấp của các tông phái phát triển trong đạo Phật, nhất là trong thời đại cách xa Phật này. Nhìn rộng hơn nữa, trong Nhất thừa không có sự khác biệt nhất định giữa nhà nghệ thuật và nhà chính trị, không có sự khác biệt thực sự giữa nhà khoa học và nhà nhạc sĩ hay nhà thơ, không có sự khác biệt thực sự giữa người xuất gia và người tại gia, giữa người giàu và người nghèo, giữa người phương Đông và người phương Tây… Và hơn nữa, trong Nhất thừa không có ai là tôn giáo khác, không có ai là ngoại đạo. Nhất thừa xóa sạch mọi tranh chấp, mọi xung đột, mọi sự tự khẳng định thế này thế nọ của thời đại đầy dẫy khủng hoảng tranh đấu này. Nhất thừa là tột đỉnh của Trí Huệ và Từ Bi và cũng là hòa bình của thế giới.

Trong thế giới đầy dẫy phân tranh loạn lạc này, câu nói của Thường Bất Khinh Bồ tát : “Tôi không dám khinh thường các người, vì các người sẽ thành Phật” có lẽ là giải pháp duy nhất để đem lại tình huynh đệ thật sự cho loài người. Đó không chỉ là một câu nói mà là một bài ca, hát lên cho sự ngợi ca loài người. Bài ca đó không chỉ giải quyết cho những xung đột khổ đau đang tràn lan trên thế giới mà còn là niềm an vui lạc quan không thể diễn tả của người đã được sống trong Nhất thừa hay Phật thừa, trong niềm vui hợp nhất của vũ trụ chúng sanh vốn đồng nhất trong Phật tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 15310)
Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14945)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 11085)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8707)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7593)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9803)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16154)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12551)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7344)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14071)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.