Dựng Lại Căn Nhà Maxine Hong Kingston

26 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 10611)

ĐỂ CHO TƯƠNG LAI CÒN CÓ MẶT
CHÚ GIẢI VỀ NĂM GIỚI

Dịch từ nguyên tác ‘For A Future To Be Possible’, Paralax Press, (bản quyền 1993 của Thích Nhất Hạnh), với sự đồng ý của tác giả. Việt Dịch: TN Chân Giải Nghiêm, TN Huệ Thiện, Tuệ Bảo, Chân Ngộ, Chân Tính Không, Diệu Tuyết. Nhuận bản dịch: TN Chân Giải Nghiêm - Nhà Xuất Bản Lá Bối

DỰNG LẠI CĂN NHÀ
Maxine Hong Kingston

Để viết lại Năm Giới, chúng ta phải trăn trở với chúng và gìn giữ chúng; ta xây dựng trong ta tính người, và giữ gìn cho nhân tính ấy sống trong ta. Sau khi Bụt cống hiến cho cuộc đời Năm Giới, đã có rất nhiều bản sao, dịch, cố tìm ngôn ngữ có thể soi sáng lòng người trong các bối cảnh không gian và thời gian thay đổi. Thầy Thích Nhất Hạnh có viết một bản Giới rất đặc sắc, sẽ mang lại cho chúng ta và cho thế giới cuối thế kỷ 20 đầy cam go này những luồng sinh khí mới. Tư duy của Thầy Nhất Hạnh đã được thử lửa -- chiến tranh trong và ngoài Việt Nam, sự tàn phá và tái thiết của các thôn làng, các hoàn cảnh sống ở phương Đông và phương Tây. Và đây là Năm Giới của đạo Bụt, đã vươn lên qua bao nhiêu thử thách cực kỳ khắt khe.

Chúng ta, những người từng học hỏi trực tiếp hay gián tiếp qua sách vở với Thầy Nhất Hạnh, nên tự xem mình cũng là tác giả của tập sách này. Thầy của chúng ta đã học khi chúng ta trăn trở tìm cách sống theo Năm Giới. Một số trong chúng ta đã cân nhắc cách dùng từ trong Giới Bản hệt như những luật sư (nhất là việc bàn cãi về Giới thứ Ba, từng được viết là ‘Không quan hệ tình dục nếu không cưới nhau.’); một số khác lại chống đối ngay chính ý niệm phải theo luật lệ. Qua sự hiểu biết đầy chánh niệm về những lối sống hiện đại, phức tạp của người Mỹ, qua sự giao tiếp – ‘tương tức’ -- với chúng ta, Thầy đã viết đi viết lại Năm Giới cho đến khi chúng có được hình thức chặt chẽ như hiện tại. (Trong phần bàn thảo về Giới thứ Ba, Thầy đã giúp chúng ta phân biệt giữa ‘hôn nhân’ và ‘cam kết’, điều sau có tính bền vững hơn.) Mỗi Giới có hai phần: ‘Con nguyện (làm) ...’ và ‘Con nguyện không (làm) ...’ Đi xa hơn những điều mình sẽ không làm, chúng ta khẳng định những hành động tích cực. Các hành giả và tác giả của Giới Bản này -- cựu binh chiến tranh và cựu binh hoà bình, nam và nữ, công dân của nhiều quốc gia, người có khuynh hướng luyến ái dị tính hay đồng tính – qua ngôn ngữ và hành động của mình, đều đang góp phần tạo dựng một cộng đồng thế giới đầy nhân ái.

Thầy gọi Năm Giới là Năm Giới Mầu Nhiệm. Mầu nhiệm vì Năm Giới này đã sống suốt hơn 2500 qua, qua những cuộc hủy diệt và tàn phá. Mầu nhiệm vì Năm Giới này là một bản đồ hữu ích, khả thi và một phương án có giá trị cho cuộc sống chúng ta trong thế giới thực. Năm Giới dạy ta tác động lên thế giới ấy với những thể cách hợp tình, hợp lý và đúng đắn -- hoàn toàn không phải là một phép lạ không tưởng. Mầu nhiệm vì Năm Giới có khả năng bảo vệ chúng ta, chỉ cho chúng ta cách sống một đời sống an lạc, một đời sống thú vị, đầy tính khám phá, khoáng đạt và sâu sắc, cũng như chỉ cho chúng ta cách chung sống với mọi người, với cỏ cây, cầm thú, toàn thể Địa Cầu và vũ trụ. Mầu nhiệm vì một khi hành trì Giới chúng ta chắc chắn trở nên nhân hậu hơn, biểu hiện được nhiều từ bi hơn.

Trong trận bão lửa dọc suốt các ngọn đồi từ Oakland đến Berkeley năm 1991, tôi đứng giữa lòng đường mình ở, những ngôi nhà hai bên đường đều bốc cháy. Tôi đã bị tước đi cửa nhà, chòm xóm, quyển sách viết dở dang, và cha tôi, đã ra đi trước đó ba tuần. Bỗng nhiên, tôi thấy tất cả những gì mình sống và nghĩ xưa nay chẳng qua chỉ là một sự rỗng không, chất chứa bằng những tư tưởng, tinh thần, và lịch sử. Đứng giữa đám tàn tích còn đang cháy dở, tôi mừng rằng mình có biết đến Giới. Mặc dù tôi giữ các nguyên tắc ấy chưa được hoàn hảo, nhưng với nội ước muốn giữ Giới thôi, tôi cũng đã tạo được những điều phúc thiện vô hình không thể nào hủy hoại. Có một thực tại bao trùm, thẩm thấu qua ngôn ngữ và sự vật, tồn tại cả ngay khi vắng bóng những thứ này. Năm Giới mầu nhiệm đề ra những phương hướng rõ ràng, giản dị để tìm về đời sống đó. Trong đổ nát điêu tàn, tôi có những sơ đồ để làm lại căn nhà.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6589)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7218)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11429)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6502)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6625)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6490)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10885)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11342)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.