Chương Sáu Ba-la-đề Đề-xá-ni

28 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11565)

ĐÀM-VÔ-ĐỨC TỨ PHẦN LUẬT 
TỲ-KHEO GIỚI BỔN

Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)

CHƯƠNG SÁU

BA-LA-ĐỀ ĐỀ-XÁ-NI

Thưa các Đại đức, đây là bốn pháp Ba-la-đề Đề-xá-ni xuất từ Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.

1. Tỳ-kheo vào thôn xóm, nếu không bịnh mà tự tay nhận thức ăn từ Tỳ-kheo ni không phải thân quyến và ăn; Tỳ-kheo ấy cần phải đối trước Tỳ-kheo khác mà phát lộ rằng: "Bạch Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lộ sám hối". Đây gọi là pháp hối quá.

2. Tỳ-kheo khi ăn trong nhà bạch y; trong đó có một Tỳ-kheo ni chỉ bảo rằng: "Mang canh cho vị này; dâng cơm cho vị kia". Các Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheo ni ấy rằng: "Này sư cô, hãy thôi. Hãy để yên các Tỳ-kheo thọ thực". Nếu không có một Tỳ-kheo nào nói với Tỳ-kheo ni kia rằng: "Này cô, hãy thôi. Hãy để yên các Tỳ-kheo thọ thực"; thì các Tỳ-kheo này cần đối trước một Tỳ-kheo khác mà phát lộ rằng: "Bạch Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lộ sám hối". Đây gọi là pháp hối quá.

3. Nếu có gia đình mà Tăng đã tác pháp yết ma học gia; Tỳ-kheo nào biết đó là học gia, trước không được thỉnh, lại không bịnh, tự tay nhận thức ăn và ăn; Tỳ-kheo ấy cần đối trước Tỳ-kheo khác phát lộ rằng: "Tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay tôi đối trước Đại đức xin phát lộ sám hối". Đây gọi là pháp hối quá.

4. Tỳ-kheo sống tại A lan nhã xa xôi hẻo lánh, chỗ đáng nghi ngờ, có sợ hãi. Tỳ-kheo sống tại trú xứ A lan nhã như vậy, trước không nói cho đàn việt biết, không thọ nhận thức ăn bên ngoài tăng già lam, trái lại, không bịnh mà ở bên trong tăng già lam tự tay nhận thức ăn, Tỳ-kheo ấy cần phải đối trước Tỳ-kheo khác mà phát lộ rằng: "Bạch Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lộ sám hối". Đây gọi là pháp hối quá.

Thưa các Đại đức, tôi đã tụng xong bốn pháp Ba-la-đề Đề-xá-ni.

Nay hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).

Các Đại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận như vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8839)
Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam) nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở bất cứ quốc gia, khu vực địa lý nào trên thế giới, cũng đều có chung một đặc điểm là yêu cầu nghiêm trì giới luật. Chư Tăng Phật giáo Nam Tông Kinh tại Việt Nam, xưa nay cũng đặt nặng yêu cầu đó, ở cùng mức độ, và không chấp nhận một biệt lệ nào trong việc giữ gìn giới luật của Phật chế.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 13495)
phong_sinh_chim_300Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai.
06 Tháng Chín 2013(Xem: 16697)
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 9855)