Phẩm 19: Quán Về Thời

02 Tháng Tám 201000:00(Xem: 18655)

TRUNG LUẬN 
(MADHYAMAKA SASTRA)
Tác giả: Nagaruna
Dịch và chú giải: HT Thích Thiện Siêu
Nhà xuất bản: TP. Hồ Chí Minh 2001

PHẨM XIX: QUÁN VỀ THỜI.

(Gồm 6 bài kệ)


Hỏi: Phải có thời gian, vì nhân đối đãi mà thành. Nhân có thời quá khứ, mà có thời vị lai, hiện tại; nhân thời hiện tại mà có thời quá khứ vị lai; nhân thời vị lai mà có thời quá khứ hiện tại. Các pháp trên, giữa, dưới, một và khác cũng nhân đối đãi với nhau nên có ?

Đáp:

1. Nếu nhân thời quá khứ mà có thời vị lai và hiện tại. Vậy thời vị lai và hiện tại phải có ở trong thời quá khứ.

Nếu nhân thời quá khứ mà có thời vị lai hiện tại, thời ở trong thời quá khứ phải có thời vị lai hiện tại, vì sao ? Vì tùy theo chỗ sở nhân mà có pháp hiện thành. Chỗ ấy phải có pháp ấy, như nhân nơi đèn mà có ánh sáng, tùy chỗ có đèn phải có ánh sáng. Như vậy nhân nơi thời quá khứ mà có thời vị lai hiện tại, thì ngay trong thời quá khứ phải có thời vị lai hiện tại. Nếu trong thời quá khứ đã có thời vị lai hiện tại, thì cả ba thời đều gọi là thời quá khứ, vì sao ? Vì thời vị lai hiện tại có ở trong thời quá khứ. Nếu tất cả thời đều quá khứ cả, thì không có thời vị lai hiện tại, vì đều là quá khứ. Nếu không có thời vị lai hiện tại, thì cũng không có thời quá khứ, vì sao ? Vì thời quá khứ nhân nơi thời vị lai hiện tại mà có, nên gọi là thời quá khứ. Như nhân nơi thời quá khứ mà thành thời vị lai hiện tại, như vậy cũng có thể nhân nơi thời vị lai hiện tại mà thành thời quá khứ. Nay đây vì không có thời vị lai hiện tại, nên thời quá khứ cũng không có.

Thế nên trước đó nói nhân nơi thời quá khứ mà thành thời vị lai hiện tại, việc ấy không đúng. Nếu bảo trong thời quá khứ không có thời vị lai hiện tại, mà lại nói nhân nơi thời quá khứ nên thành có thời vị lai hiện tại, là không đúng, vì sao ?

2. Nếu trong thời quá khứ không có thời vị lai hiện tại. Vậy thời vị lai và hiện tại, làm sao nhân thời quá khứ.

Nếu thời vị lai hiện tại không có ở trong thời quá khứ, thời làm sao nói nhân nơi thời quá khứ nên thành có thời vị lai hiện tại, vì sao ? Vì nếu ba thời có tướng trạng khác nhau, thời không thể nhân nơi đối đãi nhau mà thành. Như bình, áo v.v… mỗi vật tự thành riêng, chứ không nhân đối đãi nhau thành. Nhưng nay không nhân nơi thời quá khứ, thì thời vị lai hiện tại không thành, không nhân nơi thời hiện tại thì thời quá khứ vị lai không thành, không nhân nơi thời vị lai thì thời quá khứ hiện tại không thành. Trước kia ông nói trong thời quá khứ tuy không có thời vị lai hiện tại, nhưng nhân nơi thời quá khứ mà thành, thời vị lai hiện tại, là không đúng.

Hỏi: Nếu không nhân nơi thời quá khứ mà vẫn thành thời vị lai hiện tại, thời có lỗi gì ?

Đáp:

3. Không nhân thời quá khứ, thời không có thời vị lai, cũng không có thời hiện tại. Thế nên không có hai thời.

Không nhân nơi thời quá khứ thì không thành thời vị lai hiện tại, vì sao? Vì nếu không nhân nơi thời quá khứ mà có thời hiện tại, vậy ở chỗ nào có thời hiện tại ? Nếu không nhân nơi thời quá khứ mà có thời vị lai, vậy ở chỗ nào có thời vị lai ? Thế nên không nhân nơi thời quá khứ thì không có thời vị lai hiện tại. Như vậy, vì nó đối đãi nhau mà có, nên thật không có thời.

4. Do nghĩa lý về quá khứ như vậy, thời biết hai thời vị lai hiện tại và các pháp trên, giữa, dưới, một, khác v.v… cũng đều không có.

Do nghĩa lý như vậy nên biết hai thời vị lai hiện tại kia cũng không có, và các pháp trên, giữa, dưới, một, khác v.v… cũng đều không có. Như nhân trên mà có giữa dưới, lìa trên thời không có giữa dưới; nếu lìa trên mà có giữa dưới, thời không phải đối đãi nhau. Nhân một nên có khác, nhân khác nên có một, nếu một thật có thì không cần nhân khác mà có; nếu khác thật có thì không cần nhân một mà có. Các pháp như vậy đều nên phá như vậy.

Hỏi: Như vì có năm tháng ngày giờ sai khác nên biết có thời ?

Đáp:

5. Thời đứng yên không thể có được, thời đi qua cũng không thể có, nếu thời không thể có được, thời làm sao nói tướng thời.

6. Nhân nơi vật thể nên có thời, lìa vật thể thì đâu có thời; nhưng vật thể còn không có, huống gì có thời.

Thời, nếu không ở yên, thì không thể có thời, thời ở yên cũng không thể có thời. Nếu thời không thể có được thì làm sao nói tướng trạng của thời. Nếu không có tướng trạng thời thì không có thời. Chỉ nhân nơi vật thể sinh ra nên gọi là thời. Nếu lìa vật thể thì không có thời.

Từ trước lại đây đã dùng mỗi mỗi lý do phá các vật thể. Vật thể không có nên không có thời.

*

Tóm tắt phẩm XIX: Quán về thời.

Phẩm quán thời gian này và hai phẩm quán nhơn quả và quán thành hoại tiếp sau có tương quan nhau. Người tu hành từ phát tâm đến khi chứng quả trãi qua thời gian bao lâu. Như nói hàng Thanh văn căn tính lanh lợi thì chỉ trải qua ba đời là chứng quả, còn kẻ căn tính ám độn phải trải qua 60 kiếp mới chứng quả v.v… cho nên có phẩm quán thời. Hàng Thanh văn tu nhơn Tứ đế chứng quả A-la-hán, hàng Duyên giác tu nhân mười hai nhân duyên chứng quả Bích-chi Phật, hàng Bồ-tát tu nhân sáu Ba-la-mật chứng quả Vô thượng giác. Nhân nào quả nấy không lẫn lộn cho nên có phẩm quán nhơn quả. Tuy nhiên có những quả vị chứng được rồi lại bị thối mất công đức, như sơ quả Thanh văn có hạng bị thối mất, có hạng không bị thối mất; từ địa vị thứ bảy trong Bồ-tát địa trở về trước có hạng bị thối mất, có hạng không bị thối mất. Không thối mất tức là thành, thối mất tức là hoại. Cho nên có phẩm quán thành hoại.

Có nhiều kiến chấp cho thời gian, nhân quả, thành hoại đều có thật tính, nên có ba phẩm quán sát.

Ở đây trước hết là phẩm quán xét thời gian. Vì có người cho thời gian là pháp thật có ở ngoài các pháp, các pháp sở dĩ xuất hiện có trước sau, có đi lại, có biến thiên đều do có thời gian hòa hợp, thời gian hòa hợp với pháp này trước thì pháp này xuất hiện trước, thời gian hòa hiệp với pháp kia sau thì pháp kia xuất hiện sau, có người cho nhân nơi vật mà có thời, có người cho thời là nguyên nhân sinh vạn vật như nói “thời đến thì chúng sinh thành thục, thời đi thì chúng sinh suy tàn, thời xoay chuyển như bánh xe, thế nên thời làm nguyên nhân cho tất cả” như phái ngoại đạo thời luận chủ trương, nên phẩm này quán xét để phá các kiến chấp sai lầm về thời gian, và chỉ rõ thời gian chỉ là duyên khởi, không có thật tính.

Phẩm này: 1. Phá thời gian đối đãi (kệ 1,2). 2. Phá thời gian không đối đãi (kệ3,4). 3. Phá thời gian tức là pháp tạm thời an trụ trong sát-na một niệm (kệ 5,6).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 5466)
Những gì có mang một tính chất riêng (svalakṣaṇa) đều được gọi là pháp (dharma): “svalakṣaṇadhāraṇād dharmaḥ” tức do duy trì yếu tính của tự thân nên nó được gọi là Pháp. Theo đó, dharma là danh từ phái sinh của động từ căn dhṛ: duy trì, gìn giữ. Nếu là thắng nghĩa Pháp, hay Pháp siêu việt, thì Pháp ấy duy chỉ là Niết-bàn. Còn nếu là Pháp tướng Pháp hay Pháp thuộc hiện tượng dùng để chỉ các tính chất của các pháp; trong trường hợp ở đây thì pháp đó chỉ chung cho tất cả bốn Thánh đế.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 5993)
Định và nguyện vô lậu tư trợ nghiệp hữu lậu khiến cho quả thành tựu tiếp nối lâu dài, càng lúc càng phát triển thành vi tế thù thắng. Theo ý nghĩa đó mà nói một cách ước lệ là chiêu cảm. Khi có sự chiêu cảm như vậy, là do sở tri chướng làm duyên trợ lực,...
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 9539)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...
15 Tháng Chín 2014(Xem: 8460)
Tiếp theo phần A Tỳ Đàm nơi Tập 26 (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, từ N0 1536 đến N0 1544) toàn bộ Tập 27 là nêu dẫn Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma – mahavibhàsà – sàstra). Đây là Bộ Luận đồ sộ nhất hiện có trong Hán tạng. Tác giả của Luận là 500 vị A La Hán. Nói rõ hơn: Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa là một Bộ Luận Thích. 500 vị A La Hán, dưới sự chỉ đạo của Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra),
03 Tháng Chín 2014(Xem: 8969)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộ là bộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ, căn bản và đồ sộ nhất mà nay vẫn còn giữ lại được phần lớn. Cũng như trường hợp của Thượng Toạ Bộ, A Tỳ Đàm Tạng của Hữu Bộ được xem là một đề tài bàn cải lớn giữa các nhà học Phật xưa nay.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6254)
Như một viên đá trong một công trình hoằng dương Phật Pháp, như một thể hiện khiêm nhường trong tinh thần nối truyền huệ mạng của Chư Phật ba đời, ngưỡng mong công đức phiên dịch bản kinh này hãy là một động lực nâng bước chúng tôi - người dịch - tiến bộ nhanh hơn nửa trên hành trình tìn tới sự chiến thắng chính mình và mong sao, trong một hậu thân xa xôi nào đó đối với chúng tôi - Người dịch - Phật vức sẽ không là một đích điểm bất khả đạt...!
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 13388)
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 14175)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li, vi tế những vận hành, diễn tiến của tâm. Không thực tế vì nó bàn đến những vấn đề ở ngoài sự hiểu biết bình thường của con người; ở ngoài chuyện áo cơm, tiền bạc, thế sự và thế tình...