Tương Lai So Với Quá Khứ Tốt Đẹp Hơn Tinh Vân Đại Sư

05 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 27276)


TƯƠNG LAI SO VỚI QUÁ KHỨ TỐT ĐẸP HƠN (未來比過去美好)
Tác giả: Tinh Vân Đại Sư, Việt dịch: Thích Quảng Lâm

Phàm làm người, chúng ta thường hay có tập tính hoài niệm chuyện ký ức trong quá khứ, ví như người cung nữ mặc dù hiện đang sống trong độ tuổi xế chiều, nhưng lòng luôn hoài nhớ chuyện quá khứ tốt đẹp hơn hiện tại; thế nhưng tuổi tác không bao giờ dừng lại đợi ngươì.Chuyện quá khứ chung cuộc đã trở thành là chuyện đã qua, cảnh đã biến chuyển. Ánh tịch dương cho dù vô vàn rực rỡ, nhưng không thể vượt vòng quy luật chu kỳ thời gian, cho nên theo sự vận chuyển, ánh thái dương rực rỡ kia sẽ tiếp cận với hoàng hôn. Vì vậy,chúng ta không nên để cuộc sống cứ mãi trầm tịch trong hồi ức quá khứ, mà chúng ta cần nên để tầm mắt hướng nhìn về tương lai, thì mới có thể nhìn được cao, nhìn được xa. Bởi vì có hướng nhìn ra được tương lai thì cuộc sống mới có niềm tin yêu hy vọng.

Có một con chó nhỏ, cả ngày truy đuổi tầm bắt lấy cái đuôi be bé xinh xinh của chính mình,nó cứ chạy xoay vòng với cái đuôi của nó. Con chó lớn nhìn thấy vậy, không ngăn được hiếu kỳ,liền hỏi nguyên nhân. Chú chó nhỏ đáp : Ồ!Chẳng lẽ bác không nghe nói đến nguồn hạnh phúc của con chó nhỏ chúng em là ở trên cái đuôi sao! Em chạy vòng vòng đuổi theo cái đuôi là để truy tầm hạnh phúc, lẽ nào bác không mong cầu hạnh phúc?

Bác chó già đáp: Tôi chỉ biết và chỉ cần nỗ lực hướng về phía trước mà tiến bước, hạnh phúc chắc chắn sẽ ở ngay sau bước chân tôi.

Cũng vậy, chúng ta cần nên sống với niềm tin yêu hy vọng ở ngay trong đời sống hiện tại và tương lai, không nên cứ mãi trầm đắm trong cái hồi ức của thời quá khứ, bởi vì cuộc sống tương lai so với cuộc sống quá khứ sẽ tốt đẹp, trong sáng hơn. Vả lại, có tương lai mới có nguồn hy vọng vô biên.

Chúng ta sống trên cõi đời này, khó mà tránh được mọi thuận cảnh, nghịch cảnh. Lúc thuận cảnh nên thanh đạm vững bước hướng tiến; khi nghịch cảnh cần nên nhẫn, chỉ cần nhẫn được qua, thì tất cả mọi tình huống không thuận lợi sẽ tự nhiên theo cùng thời gian trôi đi. Lại nữa, sự việc thất bại ở hiện tại, chính là lực lượng kinh nghiệm tô bồi cho sự nghiệp tương trên mọi mặt được thành công, trong sáng tốt đẹp hơn, như các bậc cổ đức thường nói : “Thất bại là mẹ thành công”Do vậy,chúng ta chỉ cần khắc cốt ghi tâm, nhớ lấy những điều giáo huấn của các bậc hiền đức của quá khứ để cải tiến cuộc sống hiện tại. Chỉ cần chúng ta chịu cùng người khác rộng kết thiện duyên thì sẽ có đời sống tương lai tươi sáng vô hạn.

Căn cứ trên giáo lý Phật giáo về nhân quả ba đời mà nhìn thì sanh mạng này không chỉ có một đời. Do có quá khứ, mới có hiện tại; do có hiện tại mới có vị lai. Do có vị lai mới có ba đời và do có ba đời mới có hy vọng. Chúng ta sanh tồn trên thế gian, chỉ cần sống với niềm tin yêu hy vọng thì cuộc sống của ngày mai sẽ càng tươi sáng hơn như người ta thường nói : “ Sau cơn mưa trời lại sáng”.

Cuộc sống thành bại, khó mà định luận được. Nhưng mà, chúng ta trên công việc làm có thể thất bại, nhưng không thể làm người thất bại; quá khứ có thể thất bại, song không thể thất bại trong tương lai; cho đến sự thành tựu trong quá khứ bất kể là huy hoàng đến đâu, cũng không thể luận định vinh quang của quá khứ, là thành tựu vĩnh cửu. Sự thành tựu cưộc sống hiện tại mới là quan trọng; bởi vì một sát na qua đi, hiện tại đã nhanh chóng trở thành quá khứ và tiếp đó lại có một hiện tại mới khác.Do vậy cuộc sống của đời người, chúng ta không nên dừng lại trong sự tự mãn ở bất cứ một góc độ nào mà nên y trên nguyên tắc của thiện mỹ mà không ngừng cải tiến không ngừng biến đổi thì tương lai so với quá khứ tất nhiên sẽ bội phần trong sáng tốt đẹp.

Nguyên nhân của người không tiến bộ được là ở điểm người đó luôn luôn tự mình cô lập mình trong cái nhìn hạn hẹp; không dám tự mình đột phá những nút mắc trói buộc hoặc những bế tắc của quá khứ, lại tự mình không chịu tự mình cầu tiến mà chỉ mải mê say đắm trong những sự kiện của hồi ức quá khứ nung đốt; người khác tận lòng cứu giúp cũng vô phương. Do vậy trên cuộc sống thế gian cho dù có rất nhiều thành tựu; những thành tựu đó có phong quang lẫm liệt đến đâu cũng sẽ không ngừng cùng thời gian vần vũ trôi vào quá khứ. Như vậy thử hỏi nếu chỉ dựng lại nơi cái hồi ức quá khứ đó thì cuộc sống có được giá trị gì không? Nếu chúng ta biết quán chiếu chăm sóc thân tâm mình sống đúng, sống hợp với cuộc sống hiện tại, chính là đã chăm bón cho sự nghiệp tương lai sáng lạng hơn quá khứ. Điều đó là pháp lý chân thật tự nhiên không một mảy may nghi ngờ.

 

未來比過去美好


人,都有懷舊的習性,所謂「白頭宮女話當年」;不忘回憶過去,這是表示過去比現在美麗。然而「歲月不待人」,過去的終究已經「時過境遷」,就算夕陽無限 好,也只是近黃昏。因此,人不能沉溺在過去的回憶裏;人的眼光要望向未來,要看得高、看得遠、看得到未來,人生才有希望。

有一隻小狗,整天追逐著自己的尾巴兜著圈子跑。大狗見了,不禁好奇的問明原因。小狗說:「難道你沒有聽說,我們狗兒的幸福是在尾巴上,我繞著圈子跑,就是 為了追逐幸福,難道你不希望追求幸福嗎?」大狗說:「我只知道,只要我奮力向前走,幸福就會緊緊的跟在我後面。」

人,要活在希望裏,不要活在過去的記憶中!因為未來比現在更美麗;有未來,才有無限的希望。

人生在世,難免有順境逆境;順境時要淡,逆境時要忍,只要忍得過,再怎麼不順遂的事都會過去。再說,過去的失敗,正是未來言行的借鏡,是推動我們成功的力量。人只要能記取過去的教訓,改進現在,只要肯跟人結緣,就會有無限的未來。

依佛教的三世因果觀來看,生命不是只有一世。因為有過去,才有現在;因為有現在,才有未來;因為有未來,才有三世;因為有三世,才有希望。吾人生存在世間,只要活在希望裏,則明日會更好。

人生的成敗,難有定論。然而,一個人做事可以失敗,但不能做人失敗;過去可以失敗,但不能未來失敗。乃至過去的成就不管多麼輝煌,不能認為過去的光榮是可 以永久被肯定的,現在的成就才是重要的,而「現在」馬上就會成為過去,又有下一個「現在」!因此,人不可以自滿,要依著善美的原則,不斷的改進,不斷的變 通,未來就會比過去更美好。

一個人之所以不會進步,往往是因為自我設限。一個人不肯自我突破,不肯自求上進,只一味的陶醉在過去的回憶裏,別人是幫不上忙的。因此,吾人在世,縱然有 了些許的成就,也都會成為過去,風光不再,回憶又有何用?假如我們能把身心努力的照顧現在,耕耘未來,則未來必然會比過去更美好,這是無庸置疑的!
《人間福報》2000年6月20日

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 5978)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được vận dụng để minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ liên hệ, nhận rõ ý nghĩa những lời dạy của Ngài. Nước sông Hằng đã được Thế Tôn dùng để chỉ cho nước mắt của chúng sanh khóc thương nhau trong những lần tử biệt sanh ly, chuyển lưu sanh tử trong nhiều đời kiếp.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 6533)
Trong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 8651)
Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”. Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 7396)
Lịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng. Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8308)
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5949)
Tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6847)
Cuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6873)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7915)
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7410)
Vì sao người tu phải tránh “những điều luận bàn của thế tục”? Thực ra luận bàn để trau dồi và nâng cao tri thức thế gian cũng rất tốt, cần thiết cho cuộc sống nhưng nó không dẫn người tu đến các pháp lành, không đi đến Phạm hạnh, không đến được chỗ tịch diệt. Đây là chỗ người tu hướng đến giải thoát, Niết-bàn cần hết sức lưu tâm. Người tu thì nên nói chuyện tu, không nói chuyện đời mà chỉ “bàn luận về mười việc công đức”, chính là lời căn dặn của Thế Tôn.