Xuất Xứ Và ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

09 Tháng Ba 201000:00(Xem: 28843)

XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA VIỆC ĐỨC PHẬT THÍCH CA NIÊM HOA VI TIẾU
Văn Hóa Phật Giáo

niemhoavitieu2Tông môn tạp lục nêu xuất xứ của sự việc Đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu như sau: Học giả và là nhà chính trị Vương An Thạch (1021-1086) hỏi Thiền sư Tuệ Tuyền: “Thiền tông nói Đức Phật Thích – Ca đưa cành hoa lên có xuất xứ ở kinh điển nào?”

Sư Tuệ Tuyền đáp: “Tạng kinh cũng không thấy chép việc này”.

Vương An Thạch nói: “Tôi vào Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vấn Phật Quyết Nghi kinh gồm ba quyển, nhân đó mà đọc thấy kinh ghi chép tường tận việc Phạm vương đến núi Linh Thứu dâng Phật một cành hoa ba-la vàng rồi xả thân làm sàng toạ, thỉnh Phật thuyết pháp. Đức Thế Tôn đăng toà, đưa cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu gì, chỉ một vị Đầu-đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có Chính pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, nay ta trao cho Ma-ha Ca-diếp”. (Đức Phật truyền cho ngài Ca Diếp cái kho chứa con mắt Chính pháp, cái tâm vi diệu Niết bàn, cái vô tướng của tướng chân thật).

Các sách như Bích Nham lục do Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135) soạn, Liên Đăng hội yếu do Ngộ Minh soạn năm 1183, Vô Môn quan do Vô Môn Huệ khai soạn năm 1228… nhắc lại sự việc trên và có thêm vào lời dạy trên của Đức Phật: “… Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” (Không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo điển).

Về sau, các học giả, thiền gia nhắc lại sự việc trên và xem đó là một công án thiền. Lại có thuyết cho rằng Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc (năm 520) có trao cho Nhị tổ Huệ Khả một bản kinh Lăng Già gồm bốn quyển, nhân đó thành lập Thiền tông Trung Hoa và chính Ngài đã truyền kệ như trên.

Qua câu hỏi của Vương An Thạch, ta có thể biết trước đó sự việc trên đã được lưu truyền trong thiền giới, nhưng như ngài Tuệ Tuyền nói, các kinh sách Phật giáo từ trước cho đến đời Tống (960-1280) không hề nhắc đến sự việc trên. Kinh Đại Phạm Vương Vấn Phật Quyết Nghi không tìm được, không được đưa vào Đại tạng và nhiều học giả cho rằng có thể là nguỵ kinh.

Tuy vậy, tinh thần của sự việc và lời dạy trên hẳn cũng là một sự phát triển của giáo lý Phật giáo được ghi trong nhiều kinh điển chính thống của Đại thừa. Kinh Niết Bàn (bản Bắc) chép lời Phật: “Này các Tỳ-kheo, ta có Chính pháp vô thượng, trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp sẽ là chỗ y chỉ của các Tỳ-kheo, cũng như Như Lai là chỗ y chỉ của chúng sinh”.

Kinh Lăng Già ghi lời Phật dạy Bồ tát Đại Huệ: “Chư Phật và chư Bồ tát chẳng nói, chẳng đáp một chữ nào. Tại sao? Vì pháp lìa văn tự”. Trong Pháp Bảo Đàn kinh, Lục tổ Huệ Năng cũng dạy: “Diệu lý của chư Phật chẳng có liên hệ gì đến văn tự”.

Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm. Ngài Ca Diếp đã nhận tâm ấn của Đức Phật. Tâm ấn thường được diễn dịch là dấu ấn của tâm, nhưng nên được hiểu là tâm này (của người thọ nhận) ấn khớp với tâm kia (của người trao truyền, tức chư Phật, Tổ…) kho chứa con mắt chính pháp là toàn bộ nội dung của giáo lý Phật giáo, chân thật, tuyệt đối. Đó cũng là cái tâm vi diệu Niết bàn mà thật tướng là vô tướng.

Vì là truyền tâm, cái tâm tuyệt đối, nên chỉ truyền riêng cho người có căn cơ khế hợp chứ không thể dùng ngôn ngữ văn tự hạn hẹp của thế gian mà thuyết giảng được. Đây chính là yếu chỉ của Thiền tông Đông Độ.

Sự việc Đức Phật niêm hoa và lời dạy trên của Ngài có thể không xảy ra trên thực tế, nhưng cái ý nghĩa của nó là chân thực, đã trở thành yếu chỉ của Thiền môn và do tu tập theo yếu chỉ này, các thiền gia đã đạt lợi ích trong đời sống thường nhật, trong tu tập hoặc đã đạt chứng ngộ cao vời.

Theo: Văn hóa Phật giáo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 5954)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được vận dụng để minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ liên hệ, nhận rõ ý nghĩa những lời dạy của Ngài. Nước sông Hằng đã được Thế Tôn dùng để chỉ cho nước mắt của chúng sanh khóc thương nhau trong những lần tử biệt sanh ly, chuyển lưu sanh tử trong nhiều đời kiếp.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 6512)
Trong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 8624)
Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”. Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 7369)
Lịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng. Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8289)
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5930)
Tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6820)
Cuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6862)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7890)
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7392)
Vì sao người tu phải tránh “những điều luận bàn của thế tục”? Thực ra luận bàn để trau dồi và nâng cao tri thức thế gian cũng rất tốt, cần thiết cho cuộc sống nhưng nó không dẫn người tu đến các pháp lành, không đi đến Phạm hạnh, không đến được chỗ tịch diệt. Đây là chỗ người tu hướng đến giải thoát, Niết-bàn cần hết sức lưu tâm. Người tu thì nên nói chuyện tu, không nói chuyện đời mà chỉ “bàn luận về mười việc công đức”, chính là lời căn dặn của Thế Tôn.