Công đức quy y

30 Tháng Chín 201410:17(Xem: 5651)

CÔNG ĐỨC QUY Y
Quảng Tánh

blankBất cứ chúng sanh nào, dù là bậc cao hay thấp, thì đời sống và thọ mạng của họ cũng có hạn lượng. Có sanh thì ắt phải chết, có chết thì mới tái sanh để tạo ra vòng xoáy luân hồi vô cùng vô tận. Điều đáng nói là sau khi chết thì chúng ta đi về đâu? Được sanh lên trời hưởng phước hay sanh xuống ác đạo chịu khổ? Và ai hay cái gì có quyền quyết định xu hướng tái sanh ấy?


Thế Tôn dạy chính nghiệp do mình tạo ra trong hiện đời (và đời trước) sẽ quyết định xu hướng tái sanh. Thế nên, sống trong đời, người có chánh kiến thì không lo lắng về cái chết mà suy tư sau khi mình chết sẽ sinh về đâu để chuyển hóa nghiệp lực theo hướng thiện lành. Một trong những biểu hiện của việc chuyển nghiệp là phát tâm hướng thiện quy y Tam bảo.


“Một thời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

- Bấy giờ cõi trời Ba mươi ba có một Thiên tử, thân hình có năm điềm chết hiện. Thế nào là năm? Hoa trên mũ áo tự héo, y phục dơ bẩn, dưới nách đổ mồ hôi, chẳng thích địa vị của mình, ngọc nữ xa lìa.

Lúc ấy, Thiên tử kia buồn lo khổ não, đấm ngực than thở. Thích-đề-hoàn-nhân nghe Thiên tử này sầu lo khổ não, đấm ngực than thở, liền bảo một Thiên tử:

- Đây là âm thanh gì mà thấu đến đây?

Thiên tử ấy đáp:

- Thiên vương nên biết! Có một Thiên tử mạng sắp muốn đứt, có năm điềm báo tử: hoa trên mũ héo, y phục dơ bẩn, dưới nách đổ mồ hôi, chẳng thích địa vị của mình, ngọc nữ xa lìa.

Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhân đến chỗ vị Thiên tử sắp chết bảo Thiên tử ấy rằng:

- Nay ông cớ sao buồn lo khổ não đến thế?

Thiên tử đáp:

- Tôn giả Nhân-đề! Không lo buồn khổ sao được? Mạng tôi sắp hết, có năm điềm báo tử: hoa trên mũ héo, áo quần dơ bẩn, dưới nách đổ mồ hôi, chẳng ưa chỗ mình, ngọc nữ xa lánh. Nay cung điện bảy báu này chắc sẽ mất hết và năm trăm ngọc nữ cũng sẽ tiêu tan. Nay tôi ăn cam-lồ chẳng còn mùi vị gì.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân bảo Thiên tử ấy:

- Ông há chẳng nghe Như Lai nói kệ sao?

Tất cả hành vô thường,

Đã sanh ắt có chết,

Chẳng sanh thì không chết,

Đây diệt là tối lạc.

Nay ông vì sao buồn lo đến thế? Tất cả hành là vật vô thường, muốn cho thường còn, việc này chẳng đúng.

Thiên tử đáp:

- Thế nào Thiên đế? Làm sao tôi không buồn lo được? Nay tôi thân trời thanh tịnh không tì vết, ánh sáng như mặt trời, mặt trăng, chiếu khắp mọi nơi. Bỏ thân này rồi, tôi sẽ sanh vào bụng heo tại thành La-phiệt, sống thường ăn phẩn, chết bị dao mổ xẻ.

Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhân bảo Thiên tử ấy:

- Nay ông nên quy y Phật, Pháp, Tăng. Có thể ngay lúc ấy không đọa ba đường ác.

Thiên tử đáp:

- Há vì quy y Tam bảo mà khỏi đọa ba đường ác sao?

Thích-đề-hoàn-nhân nói:

- Đúng vậy, Thiên tử! Người nào quy y Tam tôn, trọn chẳng đọa ba đường ác, Như Lai cũng nói kệ:

Những người quy y Phật,

Chẳng đọa ba đường ác,

Hết các lậu trời người,

Liền sẽ đến Niết-bàn.

......

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thiện tụ [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.220)

Quy y Tam bảo “trọn chẳng đọa ba đường ác” là một sự thật. Không phải Tam bảo có quyền năng ban cho chúng ta hạnh phúc mà chính việc tự thức tỉnh, bỏ tà quy chánh, nguyện hướng đến sự trọn lành, chân thiện của Phật-Pháp-Tăng đã cứu vớt chúng ta khỏi ba đường ác. Đây chính là công đức của việc quy y.

Thế nên, ai chưa quy y thì hãy quy y Tam bảo để được nương tựa và dẫn dắt đời mình theo con đường sáng. Ai đã quy y rồi thì tiếp tục tin sâu và nương tựa Tam bảo nhiều hơn nữa nhằm tự hoàn thiện mình. Phật dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Đi trong ánh hào quang của Tam bảo thì chắc chắn sẽ đến chỗ bình an, hạnh phúc.

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5324)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5715)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5129)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5467)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6648)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5857)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5178)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6184)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6225)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6039)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.