Thấy rõ những điều không vui

17 Tháng Mười Hai 201408:22(Xem: 6828)

Thấy rõ những điều không vui

Quảng Tánh

 

blankCuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh, đừng tự huyễn mình mà cần nhìn thấy rõ tất cả những điều không vui, các mặt trái của đời sống. Vì những điều không vui vốn nhiều hơn, là một sự thật hiển nhiên của thế gian, của kiếp người.

Nhờ thấy rõ những điều không vui, biết rõ sanh già bệnh chết là chuyện đương nhiên nên chúng ta biết chấp nhận sự thật, tĩnh tại trước những biến động. Lẽ thường người ta muốn lờ đi, quên đi những thực trạng đau buồn, những kết cục tàn nhẫn đến thê lương của thân phận. Thế Tôn dạy không nên như vậy, hãy nhìn thẳng vào thực tại để chấp nhận và chuyển hóa chúng. Nhờ thấy rõ mà người ta trở nên nhẹ nhàng, buông xả và hướng thượng hơn.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có người tu hành mười tưởng, liền dứt sạch hữu lậu, được thần thông, chứng quả dần đến Niết-bàn. Thế nào là mười? Nghĩa là tưởng xương trắng, tưởng bầm xanh, tưởng sình trương, tưởng ăn không tiêu, tưởng máu, tưởng bị ăn nuốt, tưởng hữu thường vô thường, tưởng tham thực, tưởng sự chết, tưởng tất cả điều không vui của thế gian. Đó gọi là Tỳ-kheo tu mười tưởng này, được dứt sạch hữu lậu, đến cảnh giới Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Trong mười tưởng ấy, tưởng về tất cả điều không vui của thế gian là bậc nhất hơn hết. Vì sao? Nếu có người tu về tưởng những điều không vui của thế gian và người giữ lòng tin vâng theo Phật pháp thì hai người này chắc chắn vượt thứ lớp mà chứng quả.

Thế nên, các Tỳ-kheo! Nếu khi ngồi dưới cội cây, nơi chỗ vắng, chỗ trống, nên suy nghĩ về mười tưởng này.

Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Kết cấm, 

VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.302)

 

Thế Tôn khẳng định, mười đề mục quán “tưởng xương trắng, tưởng bầm xanh, tưởng sình trương, tưởng ăn không tiêu, tưởng máu, tưởng bị ăn nuốt, tưởng hữu thường vô thường, tưởng tham thực, tưởng sự chết, tưởng tất cả điều không vui của thế gian” sẽ giúp hành giả “dứt sạch hữu lậu, đến cảnh giới Niết-bàn”.

Vì sao chúng ta tham nhiều, hận thù nhiều và đau khổ nhiều? Có lẽ vì chúng ta ít suy ngẫm về thân phận, về lẽ vô thường, về những điều ít vui ở ngay chính bản thân và cả thế gian này. Chính vô minh, si mê không thấy rõ sự thật của cuộc đời đã tạo ra những giá trị ảo và quan niệm sống sai lầm. Để rồi từ đó chúng ta háo hức lao theo vòng xoáy lợi danh như con thiêu thân lao vào lửa rực, lắm khi gieo khổ cho mình và người mà ta vẫn ảo tưởng rằng đang kiến tạo hạnh phúc. 

Tham sẽ giảm khi biết rằng rồi đây ta sẽ chết, tự cao sẽ hạ thấp khi thấy thân này cũng bọt bèo, hận thù sẽ vơi khi biết rằng rồi đây mình và kẻ thù cũng phải tự nằm xuống. Đời người ngắn ngủi, nay còn mai chưa biết về đâu. Không ai có thể quyết chắc tương lai của mình. Cuộc sống tuy có chút vui nhưng phù phiếm và giả tạo. Vậy giá trị đích thực của đời người là gì? 

Chính những tự vấn này làm bùng vỡ tâm thức u mê, tuệ giác bừng sáng. Chuyển hóa nhận thức, thay đổi quan niệm sống theo hướng bớt tham sân si, biết sống vì mình và vì người chính là hoa trái của tuệ quán, là từng bước kiến tạo cho mình niềm hạnh phúc và an vui đích thực. Cho nên, nếu tinh chuyên với mười đề mục thiền quán này, chắc chắn hành giả sẽ “dứt sạch hữu lậu, đến cảnh giới Niết-bàn”. Nhưng nếu quán sát được đôi lần trong ngày, trong tuần thôi cũng giúp chúng ta thức tỉnh, sống hướng thượng và nhẹ nhàng hơn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5315)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5700)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5099)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5464)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6642)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5841)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5162)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6178)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6213)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6030)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.