Sân khấu lịch sử

03 Tháng Giêng 201503:50(Xem: 7384)

SÂN KHẤU LỊCH SỬ

Huệ Trân

 

blankLịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng.

Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.

Người Tây phương quan niệm trái đất là trung tâm của lịch sử, là sân khấu của vũ trụ, nơi đó, những diễn viên là con người do Thượng đế tạo thành. Mọi nhân vật và diễn biến của vở kịch trường thiên bất tận này đều do ý muốn của Thượng đế. Thượng đế là ai? Ở đâu?, không biết! nhưng đức tin của người Tây phương về một Đấng Toàn Năng nào đó, rất mạnh mẽ. Đấng toàn năng vô hình họ đặt tên là Thượng Đế đó, phải có!chắc chắn phải có mới tạo ra trái đất muôn người, muôn loài này. Khi Thượng đế tạo ra cái gì thì chẳng phải vô tình mà là có chủ ý; nên dù vai trò trên sân khấu này là hạnh phúc hay đau khổ, là cao sang hay nghèo hèn, các diễn viên thường chấp nhận như một sự tuân theo ý Thượng đế vậy!

Nhưng quan niệm của người Đông phương thì khác.

Người Đông phương không hề thấy có ai đó là Thượng đế đạo diễn; Và sân khấu lịch sử này không có lúc bắt đầu, cũng không có điểm kết thúc vì ở đó, không gian và thời gian chỉ là sản phẩm tạo tác từ TÂM.

Đó là đại cương một phần bài giảng trong một ngày quán niệm ở Xóm Mới mà Sư Ông Làng Mai đưa ra.

Những ý tưởng mới mẻ này khiến tôi phấn khởi giở lại những trang kinh mà tôi thường tụng đọc.

Kinh Kim Cương nói, mỗi hạt cát bên bờ sông Hằng lại là một sông Hằng, và kinh Hoa Nghiêm còn nói rộng hơn, là nếu đem bóp nát thế giới này thành bụi thì mỗi hạt bụi đó lại là một thế giới, và trong những thế giới đó không phải chỉ có loài người mà còn có mọi loài khác nữa.

Những lời tuyên giảng này không còn hoang tưởng, mơ hồ, khi văn minh nhân loại càng lúc càng khám phá ra những hành tinh mà trước đây không ai có thể tin là có. Với kỹ thuật tân tiến, sự tìm kiếm không ngừng đưa tới những thành quả bất ngờ. Con người trên trái đất đang chứng minh còn nhiều thế giới khác mà với cái nhìn hạn hẹp khi xưa  chưa thấy được.

Sự giao lưu giữa cái thấy về con người và vũ trụ của hai nền văn hóa Đông, Tây đang tiến dần đến lời Đức Phật từng chỉ dạy cách nay ngót hai mươi sáu thế kỷ, là ngoài cõi Ta-bà còn có tam thiên đại thiên thế giới khác nữa.

Cùng trên một sân khấu lịch sử, vai trò của mỗi diễn viên Đông và Tây cũng được nhận diện khá khác nhau.

Người Đông phương, nói chung, và người Phật tử, nói riêng, được nhìn thấy những cánh cửa mở rộng, thực tế, có thể quán sát và cảm nhận trước khi vai trò này được chuyển sang vai trò khác.

Trên sân khấu lịch sử đó, người Đông phương không hề thấy có ai là Thượng đế tham dự vào, mà chỉ do nghiệp tạo ra. Nghiệp khởi từ Ý Nghiệp, tức là Tâm. Tâm như một họa sỹ tự chọn mầu sắc, tự vẽ và hoàn thành những họa phẩm theo ý mình. Ý-nghiệp đều do Tư-duy rồi hình thành Khẩu-nghiệp (lời nói) và Thân-nghiệp (hành động).

Quán chiếu sâu thêm thì Tư bắt đầu từ cái Thấy. Thấy sai đã là Nghiệp chứ không chờ tới Tư mới tạo nghiệp, vì cái Thấy này sẽ rơi vào tàng thức Alaya, được sắp xếp là thức thứ tám trong Duy Thức Học, chứ không mất đi đâu cả. Nếu ta không kịp chánh niệm mà chuyển hóa thì cái thấy sai này sẽ nằm trong kho chứa đó, phục kích, chờ cơ hội là phát khởi ngay thành ác nghiệp!

Cái thấy này lại tùy đối tượng, như cá thấy nước là nhà, người thấy nước là sông suối, chư Thiên thấy nước là thủy tinh, quỷ đói thấy nước là máu …v…v…

Chính cái thấy này của ta mà thực tại sẽ là thiên đường hay địa ngục.

Lãnh tụ Đức Quốc Xã thời xưa thấy người Do Thái là gì mà đẩy hơn sáu triệu người vào lò hơi ngạt ???!!!

Nếu lãnh tụ thời đó là một Phật tử thì chắc chắn thảm kịch kinh hoàng đó không bao giờ xảy ra. Sống để cống hiến hoa trái, hạnh phúc cho đời là ước muốn của mọi người, nhưng do cái thấy khác nhau mà nơi này thiên đàng, nơi kia địa ngục.

Cũng trên sân khấu lịch sử đó, những diễn viên Tây phương tin ở sự sắp đặt của Thượng đế, là họ chỉ có hai con đường, khi vai trò của họ chấm dứt. Đó là, thiện thì lên thiên đàng và ác thì xuống địa ngục. Khi đã về nơi nào rồi thì vĩnh viễn ở đó, không có cơ hội thay đổi nữa.

Những diễn viên phương Đông có nhiều chọn lựa hơn.

Thiện nghiệp hay ác nghiệp đều do tâm tạo chứ không Thượng đế nào chỉ đạo việc này cả, nên khi chuông điểm Ngày Về, nghiệp nào nặng hơn sẽ dẫn ta đi. Thiện nghiệp cũng sẽ về cõi trên, cõi tịnh; ác nghiệp cũng xuống địa ngục, nhưng khác là, lên cõi trên mà không tiếp tục tu tập, hưởng hết phước cũng xuống cõi dưới. Ngược lại, kẻ ở cõi dưới mà biết sám hối, chuyển hóa thì khi hội đủ phước sẽ sanh lên cõi trên.

Cái nhìn của người Đông phương đặt trách nhiệm vào mỗi chủ thể vì Đường Đi, Lối Về do chính tâm của mỗi chủ thể tạo tác ra. Lỡ tạo bất-thiện-nghiệp mà tỉnh giác kịp, chuyển hóa thành thiện-nghiệp thì từ cõi này ta lại sang được cõi kia; có nghĩa là ta có thể dong chơi khắp cõi, tùy trí tuệ hay vô minh của tâm.

Điểm cốt lõi căn bản này chính là ánh sáng Vô-Lượng-Quang giúp người Phật tử hướng thượng, có lầm đường lạc lối mà cơ may gặp thiện-tri- thức nhắc nhở thì cũng biết vội vã sám hối quay về.

Chìa khóa sẵn trong tay mỗi chủ thể.

Mở cánh cửa nào là do chính ta nhận dạng giá trị của cánh cửa đó.

Bên cạnh khả năng tự quán chiếu, người Phật tử còn may mắn được nghe lời Đức Thế Tôn xác quyết rằng:

“Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành.”

Chúng sanh mà Đức Phật nói, chẳng phải riêng loài người mà là mọi loài. Ma-Ba-Tuần ở cõi trời Lục Dục là nơi cao quý, không biết tu tâm cũng đọa địa ngục; trong khi Rồng là loài súc sanh mà lên được đạo tràng vì chí tâm cầu nghe pháp, ngộ được đạo Bồ Đề.

          Bông Sen cũng là chúng sanh.

          Bông Sen có là Phật sẽ thành không?

          Chắc là có.

Một Bông Sen tươi mát, thảnh thơi, đang tỏa hương thanh khiết đã là một vị Phật rồi; Vì Bông Sen đó giúp ai chiêm ngưỡng phút giây toàn bích, toàn thiện của đóa hoa mãn khai, tâm kẻ ấy sẽ an lạc, thanh tịnh, ngát thơm và đẹp đẽ như Tâm Phật.

 

 Huệ Trân

(Cốc Thảnh Thơi, một ngày chớm đông)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5323)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5713)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5123)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5466)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6646)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5853)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5174)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6182)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6218)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6037)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.