Không phóng dật

13 Tháng Năm 201503:54(Xem: 6039)

KHÔNG PHÓNG DẬT

Quảng Tánh

 

suy nghiem loi phatỞ đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái. Chính sức hấp dẫn của ngũ dục và ngũ trần đã khiến cho chúng sanh say đắm, dính mắc, kẹt cứng, bị lệ thuộc, từ đó tạo ra vô vàn phiền lụy, đau khổ.

Theo Thế Tôn, ngũ dục và ngũ trần là sức mạnh của ma vương. Không chỉ trói buộc người đời, mà ngay cả hàng xuất gia mang chí nguyện thoát tục cũng khó vượt ra khỏi uy lực và kềm tỏa của ma Ba-tuần. Nên thay vì thẳng đến chỗ vô vi, lần hồi lại quay về hữu vi, “rơi vào sanh già bệnh chết, không qua được các nạn đáng sợ, lọt vào cảnh giới của ma”. Nhưng không phải là mọi chúng sanh đều bó tay chịu chết chìm trong ngũ dục và ngũ trần, theo Thế Tôn, không phóng dật chính là thuốc hay để giúp trị liệu căn bệnh trầm kha này.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Đàn bà có năm thế lực coi thường chồng. Thế nào là năm? Sắc lực, thế lực của thân tộc, sức mạnh của ruộng vườn gia nghiệp, sức mạnh của con cái, sức mạnh của tự thủ mà coi thường người chồng.

Người chồng lại cũng dùng một thế lực để che phủ người vợ kia. Thế nào là một thế lực? Nghĩa là sức phú quý. Người chồng vì phú quý, sức mạnh của sắc chẳng bằng, thân tộc, ruộng vườn, con cái, tự thủ đều chẳng bằng. Đó là do một thế lực mà thắng bấy nhiêu thế lực.

Nay tệ ma Ba-tuần cũng có năm thế lực. Thế nào là năm? Nghĩa là: sắc lực, thanh lực, hương lực, vị lực, xúc lực. Phàm người ngu si đắm trước các pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc chẳng thể qua được cảnh giới của ma Ba-tuần. Nếu đệ tử Thánh thành tựu một thế lực thì thắng bao nhiêu sức đó. Thế nào là một thế lực? Nghĩa là sức không phóng dật. Nếu các đệ tử bậc Hiền Thánh thành tựu không phóng dật, thì chẳng bị sắc, thanh, hương, vị, xúc trói buộc. Vì không bị ngũ dục trói buộc, nên có thể phân biệt pháp sanh già bệnh chết, thắng năm thế lực của ma, không rơi vào cảnh giới ma, qua được các nạn đáng sợ, đến chỗ vô vi.

Thế Tôn liền nói kệ này:

Giới là đạo cam lồ 

Phóng dật là đường chết 

Không tham thì không chết 

Mất đạo là mất mình.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Nên nhớ tự hành, chớ phóng dật. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tà tư, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.361)

Thế Tôn đã đưa ra một ví dụ với hình ảnh cụ thể và sống động để chúng ta dễ hình dung vấn đề. Như người vợ quá khéo léo, giỏi giang (theo quan niệm xưa) có nhan sắc, thân tộc có nhiều thế lực, ruộng vườn gia nghiệp dồi dào, sinh con đẻ cái đông đúc, biết gìn giữ và phát huy sản nghiệp gia đình nên hay coi thường, lấn lướt người chồng. Nếu người chồng thực sự giàu sang phú quý thì chỉ một sức mạnh này thôi có thể nhiếp phục được, che phủ được năm ưu điểm của người vợ giỏi giang kia.

Cũng vậy, ma Ba-tuần giăng bẫy ngũ dục, ngũ trần ở khắp mọi nơi nhưng nếu những người tu Phật quyết không phóng dật thì đủ sức mạnh vượt qua. Phóng dật là buông thả tâm tham ái chạy theo ngũ dục, ngũ trần nên bị trói buộc, bị mất mình. Không phóng dật là giữ tâm chánh niệm khi đối duyên xúc cảnh, quán thấu vô thường-khổ-không của các pháp nên không khởi tham đắm, dính mắc, không bị cảnh trần trói buộc.

Để hỗ trợ cho hạnh không phóng dật được mạnh mẽ và tinh chuyên, vâng giữ giới luật là căn bản nhất. Nhờ giới luật che chắn và giữ gìn khiến cho người tu không buông lung, sa ngã. Nhờ không phóng dật nên làm chủ tham ái. Khi tham ái được kiểm soát thì đạo lộ giải thoát càng hiện rõ dần. Cho đến một ngày tham ái được xả ly và đoạn tận thì vượt ra khỏi tầm với của ác ma, thành tựu đại giải thoát. 

Quảng Tánh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2015(Xem: 6674)
Nói về một bậc Thánh đã giải thoát sanh tử và khổ đau, trong Kinh tạng, Thế Tôn thường dùng hình ảnh “gánh nặng đã đặt xuống”. Như người nông dân xưa, mọi thứ đều đặt trên đôi vai, khi về đến nhà, gánh nặng được buông xuống thì cảm giác thật tuyệt vời.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 6366)
Trong cuộc sống hàng ngày, người con Phật luôn tâm niệm phải tạo ra phước báo để vun bồi công đức cho bản thân và gia đình. Có rất nhiều việc tạo ra phước báo mà không cần bỏ ra của cải hay là công sức. Đó là chánh niệm trong lời nói, phát ngôn của mình, một trong những pháp môn tu tập cần thiết và căn bản nhất.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 8302)
Người xuất gia nguyện “hủy hình giữ khí tiết”, cạo tóc và mặc y hoại sắc, giữ gìn phạm hạnh để thăng hoa tâm linh, thành tựu tuệ giác. Nét đẹp của người xuất gia toát lên từ uy nghi và phạm hạnh chứ không phải y áo với “màu sắc chói mắt”, hình tướng lộng lẫy bên ngoài.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 5213)
Mong đạo hữu gửi bản vi tính điện tử quyển sách về thuvienhoasen@yahoo.com chúng tôi sẽ post nguyên cả quyển sách. (BBT)
28 Tháng Giêng 2015(Xem: 7727)
Bố thí, cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản và phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để công đức bố thí cúng dường được trọn vẹn và đủ đầy thì người thực hành hạnh thí xả cần phát huy tuệ giác, bố thí đúng thời.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 7083)
người nuôi bệnh cần nhắc cho bệnh nhân biết rõ là ai cũng có bệnh, bệnh tật vốn không chừa một ai, không phải chỉ một mình họ bị bệnh để không mặc cảm. Ngay cả khi biết người bệnh không thể qua khỏi, người khéo nuôi bệnh nên tìm cách nói cho người bệnh hiểu đó cũng là chuyện thường, ai mà chẳng trải qua sanh già bệnh chết. Người khỏe hay người bệnh cũng phải ra đi, chỉ khác là trước hay sau mà thôi
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 5976)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được vận dụng để minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ liên hệ, nhận rõ ý nghĩa những lời dạy của Ngài. Nước sông Hằng đã được Thế Tôn dùng để chỉ cho nước mắt của chúng sanh khóc thương nhau trong những lần tử biệt sanh ly, chuyển lưu sanh tử trong nhiều đời kiếp.