Ai là người sung sướng nhất?

20 Tháng Giêng 201609:07(Xem: 7817)

AI LÀ NGƯỜI SUNG SƯỚNG NHẤT?
Quảng Tánh

nguoi sung suongThường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.

Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và tìm cho mình con đường sống hạnh phúc, vui sướng đích thực. Họ chợt nhận ra rằng, “không còn sầu lo” là người sung sướng nhất trên đời.

Một thời, Tôn giả Na-già-bà-la ở trong thành Lộc Dã. Khi ấy có một Phạm chí già lụ khụ, xưa có quen biết chút ít với Tôn giả Na-già-bà-la, đến chỗ Na-già-bà-la thăm hỏi rồi ngồi một bên.

Bấy giờ Phạm chí bảo Na-già-bà-la:

- Trong các sự vui, nay ông thật là sung sướng nhất.

Na-già-bà-la nói:

- Ông xem những nghĩa gì mà nói trong các sự vui, tôi sung sướng nhất?

Bà-la-môn đáp:

- Trong bảy ngày vừa qua, tôi có bảy đứa con trai chết, những đứa này đều dũng mãnh, tài cao, trí tuệ ít người bì kịp, rồi trong sáu ngày gần đây, mười hai người làm cũng bị vô thường, họ rất siêng năng không có lười biếng. Kế đó năm ngày, bốn anh em của tôi chết, họ biết nhiều kỹ thuật, việc gì cũng làm được. Rồi cách bốn ngày, cha mẹ tôi mạng chung, tuổi vừa trăm tuổi bỏ tôi mà qua đời. Cách đây ba ngày, hai vợ tôi lại chết, họ dung mạo đoan chánh, thế gian ít có. Trong nhà tôi lại có tám hầm trân bảo, hôm qua đi tìm mà không biết chỗ. Ngày nay, như tôi gặp chuyện khổ não này không thể tính kể; mà Tôn giả thì hôm nay xa lìa hẳn hoạn nạn đó, không còn sầu lo, chỉ lấy đạo pháp làm vui thú. Tôi quán nghĩa này rồi mới nói: “Trong các sự vui, ông là sung sướng nhất”.

Khi ấy Tôn giả Na-già-bà-la bảo Phạm chí kia rằng:

- Tại sao ông không tìm cách khiến cho bao nhiêu người ấy đừng chết?

Phạm chí đáp:

- Tôi cũng làm nhiều cách để mong không chết và không mất của tiền, tôi cũng tùy thời bố thí tạo công đức, cầu khẩn chư thiên, cúng dường các trưởng lão Phạm chí, ủng hộ chư thần, tụng các chú thuật, cũng hay xem tinh tú, rồi cũng trộn cỏ thuốc, cũng đem thức ăn uống ngon ngọt cho họ lúc nguy ngập. So như thế mà chẳng thể xứng hợp, chẳng thể cứu được mạng họ.

Khi ấy Tôn giả Na-già-bà-la liền nói kệ: Có thuốc, các chú thuật/ Đồ y phục, uống ăn/ Tuy thí mà vô ích/ Còn ôm thân khổ hạnh. Cho dù tế miếu thần/ Hương hoa và tắm rửa/ So sánh nguồn gốc này/ Không thể trị liệu được. Giả sử cho các vật/ Tinh tấn trì Phạm hạnh/ So sánh nguồn gốc này/ Không thể trị liệu được.

Phạm chí bèn hỏi:

- Nên thi hành pháp gì để không bị khổ não này?

Tôn giả Na-già-bà-la liền nói kệ: Gốc ân ái vô minh/Nổi các hoạn khổ não/Điều ấy diệt không sót/Mới không có khổ nữa”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 41, Mạc úy [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.67)

Thì ra, tham ái và vô minh chính là cội nguồn của mọi lo sầu, khổ não. Khổ đau có mặt trong tất cả mọi người, không chừa một ai. Người đời, hàng Phật tử tại gia hoặc xuất gia đều không ngoại lệ. Ai thực hành Bát Thánh đạo, thắp sáng đèn tâm, diệt tận tham ái thì người ấy thoát khổ, không còn sầu lo, là người sung sướng nhất.

Cuộc hội thoại giữa Tôn giả Na-già-bà-la và người bạn già Phạm chí đã soi sáng cho chúng ta rất nhiều điều. Các pháp hữu vi đều vô thường, có sinh ắt có diệt, trong niềm vui đã tiềm ẩn nỗi buồn v.v... Bản chất của cuộc đời là vậy. Nên những người con Phật chúng ta, muốn có hạnh phúc đích thực, trở thành người sung sướng nhất, hãy chuyển hóa và đoạn tận tham ái, vô minh nơi chính mình.  

 

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7224)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham ái là bản chất của con người. Ái dục, luyến ái nam nữ có vị ngọt, có sức hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7687)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8431)
Theo lời dạy của Thế Tôn: “Tại sao gọi đó là đuốc sáng? Nghĩa là đã dứt hẳn tham dâm, sân giận và ngu si”
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5747)
Ai cũng biết câu “Gần đèn thì sáng”. Trong đạo cho đến ngoài đời, nếu gặp thầy hay và bạn tốt, chắc chắn sự nghiệp của chúng ta sẽ thăng tiến, cuộc sống sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Thầy hay và bạn tốt chính là thiện tri thức. Nhưng với thực tế đời sống hiện nay, thiện ác lẫn lộn, thật giả khó phân, cũng không phải dễ biết ai là thiện tri thức để tựa nương.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5237)
Đạo Phật chủ trương “duy tuệ thị nghiệp”, không duy tín ngưỡng và thần quyền. Nhìn bức tranh Phật giáo lung linh sắc màu tín ngưỡng và thần quyền hiện nay, người có đạo tâm dù lạc quan đến mấy cũng trầm tư về tính hai mặt của phương tiện. Nói theo pháp phương tiện một cách quá đà, không khéo cũng rơi vào vọng ngữ.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4942)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”. Nguyện cho ánh sáng Phật pháp thường chiếu rọi soi sáng thế gian. Nguyện cho bánh xe Chánh pháp quay hoài để lời Phật được lưu chuyển cùng khắp.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 5036)
Giáo huấn của Đức Phật thật rõ ràng, muốn thành tựu giải thoát an lạc thì cần từ bỏ, không thân cận, không “tham đắm pháp dục và lạc”, đồng thời “tu tập đạo chí yếu”. Người học đạo không thân cận hai pháp dục và lạc vì thấy rõ “Đây là pháp tầm thường ti tiện. Lại đây là trăm mối khổ não”.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 5603)
Người hiện tướng đầu tròn, áo vuông nhưng thiếu vắng phạm hạnh, không có oai nghi, các căn không hộ trì, tâm ý tán loạn, các ác đủ cả… thì những vị này chỉ “tựa như Sa-môn” mà thôi.
07 Tháng Mười 2015(Xem: 5378)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh; rồi sau đó là 49 ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, trở thành bậc Giác Ngộ - chúng ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của nhẫn lực và tư duy lực