Tỳ-kheo chiến thắng ác ma

28 Tháng Tư 201607:36(Xem: 6880)

TỲ KHEO CHIẾN THẮNG ÁC MA
Quảng Tánh

ty kheoTỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.

Đức Phật đã dùng hình ảnh một kinh thành với bảy yếu tố: Thành cao, cửa chắc, hào sâu, lương đầy, thảo đủ, vũ khí tốt, vị tướng thủ thành tài giỏi thì chắc chắn không ai dám chiếm thành để chỉ vị Tỳ-kheo “nếu thành tựu được bảy pháp thì tệ ma Ba-tuần chẳng được thuận tiện”.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Tỳ-kheo nếu thành tựu được bảy pháp thì tệ ma Ba-tuần chẳng được thuận tiện. Thế nào là bảy?

Ở đây, Tỳ-kheo thành tựu giới luật, đầy đủ oai đức, phạm luật nhỏ còn sợ hãi huống là tội lớn. Đó là, Tỳ-kheo, thành tựu pháp thứ nhất, khiến tệ ma Ba-tuần không được thuận tiện; ví như thành cao rộng kia rất nghiêm ngặt không thể phá hoại.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu mắt thấy sắc chẳng khởi tưởng dính mắc, cũng không dấy niệm, đầy đủ nhãn căn không có thiếu sót, mà gìn giữ nhãn căn; tai đối với tiếng, mũi với mũi, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp cũng vậy; cũng chẳng khởi tưởng, đầy đủ ý căn mà không loạn tưởng, ủng hộ ý căn đầy đủ. Đó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ hai khiến tệ ma Ba-tuần chẳng được thuận tiện như cửa thành kiên cố.

Lại nữa, Tỳ-kheo nghe nhiều chẳng quên, hằng nhớ tư duy Chánh pháp, đạo giáo ngày xưa trải qua đều biết đầy đủ. Đó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ ba, khiến tệ ma Ba-tuần không được thuận tiện; như hào lũy ngoài thành vừa sâu, vừa rộng.

Lại nữa, Tỳ-kheo có nhiều phương tiện, có các pháp ban đầu thiện, ở giữa thiện, cuối cùng thiện, thanh tịnh đầy đủ, tu được Phạm hạnh. Đó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ tư, khiến tệ ma Ba-tuần không được thuận tiện; như thành quách có nhiều lúa thóc, giặc ngoài không dám đến xâm lấn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy bốn pháp tăng thượng tâm, cũng không thiếu sót. Đó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ năm, khiến tệ ma Ba-tuần chẳng được thuận tiện; như thành quách có nhiều củi cỏ, người ngoài không thể đến quấy rối.

Lại nữa, Tỳ-kheo được bốn thần túc làm việc không khó khăn. Đó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ sáu, khiến tệ ma Ba-tuần không được thuận tiện, như trong thành đầy đủ binh khí.

Lại nữa, Tỳ-kheo có thể phân biệt ấm, nhập, giới đầy đủ, cũng phân biệt được pháp mười hai nhân duyên khởi lên. Đó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ bảy, khiến tệ ma Ba-tuần không được thuận tiện; như người chủ thành quách thông minh, tài cao, đáng thâu thì thâu, nên bỏ thì bỏ. Tỳ-kheo cũng vậy, biết phân biệt ấm, trì, nhập.

Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp này thì tệ ma Ba-tuần sẽ không được tiện lợi. Thế nên các Tỳ-kheo! Hãy tìm phương tiện phân biệt ấm, trì, nhập và mười hai nhân duyên, chẳng mất thứ lớp, liền vượt khỏi cảnh ma, không ở trong đó nữa. Như thế, Tỳ-kheo! Hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.


(Kinh Tăng nhất A-hàm
, tập II, phẩm 39.Đẳng pháp [trích], 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.562)

Theo Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp: 1- Có giới, 2- Làm chủ các căn, 3- Văn-tư-tu đầy đủ, 4- Có nhiều phương tiện và các pháp thuần thiện, 5- Tư duy bốn pháp tăng thượng tâm (bốn thiền), 6- Được bốn thần túc, 7- Phân biệt uẩn-xứ-giới và mười hai nhân duyên thì “liền vượt khỏi cảnh ma, không ở trong đó nữa”.

Rõ ràng, bảy pháp này chính là lộ trình tu tập căn bản, trong đó đầy đủ giới-định-tuệ, là hành trang tu tập cho Tỳ-kheo để vượt qua nội ma ngoại chướng, thành tựu giải thoát. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5688)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5081)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5446)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6631)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5828)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5156)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6167)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6201)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6023)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 6173)
Thời Thế Tôn, nhiệm vụ trọng yếu của một Tỳ-kheo là tu học, khất thực và thuyết pháp. Cốt tủy của nội dung tu học là thiền định (tu) và nghe pháp (học). Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe pháp từ kim khẩu của Thế Tôn, nghe pháp từ chư vị Trưởng lão trong các hội chúng. Sau đó các Tỳ-kheo thường tụng đọc lại nội dung pháp thoại đã được nghe cho đến khi thuộc lòng.