- Tiểu Sử Đại Đức Narada
- Lời Mở Đầu
- Phần I - Đức Phật
- 01 Từ Đản Sanh Đến Xuất Gia
- 02 Chiến Đấu Để Thành Đạt Đạo Quả
- 03 Đạo Quả Phật
- 04 Sau Khi Thành Đạo
- 05 Cung Thỉnh Đức Phật Truyền Bá Giáo Pháp
- 06 Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp Đầu Tiên
- 07 Truyền Bá Giáo Pháp
- 08 Đức Phật Và Thân Quyến 1
- 09 Đức Phật Và Thân Quyến 2
- 10 Những Người Chống Đối Và Những Vị Đại Thí Chủ
- 11 Những Đại Thí Chủ Trong Hàng Vua Chúa
- 12 Con Đường Hoằng Pháp
- 13 Đời Sống Hằng Ngày Của Đức Phật
- 14 Đức Phật Nhập Đại Niết Bàn
- Phần Ii - Phật Pháp
- 15 Phật Giáo Là Gì?
- 16 Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo
- 17 Bốn Chân Lý Thâm Diệu, Hay Tứ Diệu Đế
- 18 Nghiệp Báo
- 19 Nghiệp Là Gì?
- 20 Sự Báo Ứng Của Nghiệp
- 21 Tính Chất Của Nghiệp
- 22 Khởi Thủy Của Đời Sống Là Gì?
- 23 Đức Phật Và Vấn Đề Thần Linh Tạo Hóa
- 24 Do Đâu Tin Có Tái Sanh
- 25 Thập Nhị Nhân Duyên
- 26 Những Hình Thức Sanh Và Tử
- 27 Những Cảnh Giới
- 28 Hiện Tượng Tử Sanh
- 29 Cái Gì Đi Tái Sanh? - Lý Vô Ngã
- 30 Trách Nhiệm Tinh Thần
- 31 Nghiệp Chuyển Lên Và Nghiệp Chuyển Xuống
- 32 Nghiệp Báo Và Tái Sanh Với Người Phương Tây
- 33 Niết Bàn
- 34 Đặc Tánh Của Niết Bàn
- 35 Con Đường Niết Bàn (I)
- 36 Con Đường Niết Bàn (Ii)
- 37 Chướng Ngại Tinh Thần
- 38 Con Đường Niết Bàn (Iii)
- 39 Phẩm Hạnh A-la-hán
- 40 Lý Tưởng Của Bồ Tát Hay Bồ Tát Đạo
- 41 Ba-la-mật
- 42 Tứ Vô Lượng Tâm
- 43 Tám Pháp Thế Gian
- 44 Những Vấn Đề Của Kiếp Nhân Sinh
- Phụ Bản:
- 45 Kinh Hạnh Phúc
- 46 Kinh Suy Đồi
- 47 Kinh Cùng Đinh
- 48 Kinh Tam Bảo
- 49 Kinh Từ Bi
- 50 Kinh Tứ Niệm Xứ
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT
PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society,
Phụ Bản 2
Kinh Suy Đồi
(Parabhava
Sutta)
[1]
Tôi có nghe như vầy:
Vào một thời nọ Đức Thế Tôn ngự tại Jetavana (Kỳ Viên), của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc), gần thành Savatthi (Xá Vệ).
Lúc bấy giờ, đêm về khuya, có một vị Trời hào quang chiếu diệu sáng tỏa toàn khu Kỳ Viên, đến hầu Phật, lại gần nơi Phật ngự, đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi đứng sang một bên. Khi đã đứng yên, vị Trời cung kính bạch với Đức Thế Tôn bằng lời kệ:
1. Con xin đến đây hầu Đức Thế Tôn và bạch hỏi Ngài về con người suy đồi. Kính xin Đức Gotama (Cồ Đàm) mở lượng từ bi, hoan hỷ chỉ dạy chúng con vì nguyên nhân nào người ta suy đồi.
2. Tình trạng tiến bộ dễ hiểu biết, tình trạng suy đồi dễ hiểu biết. Người biết thương Giáo Pháp (Dhamma) là tiến bộ. Ghét bỏ Giáo Pháp là suy đồi.
3. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân đầu tiên làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ nhì đưa con người đến tình trạng suy đồi.
4. Thân thiện với kẻ hư hèn, không thấy gì tốt nơi người đạo đức, người thật lòng vui thú với thói hư tật xấu - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
5. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ thì làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ ba đưa con người đến tình trạng suy đồi.
6. Người dể duôi dã dượi, ham vui ở chỗ đông người, không chuyên cần, biếng nhác và nóng nảy - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
7. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ ba làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ tư đưa con người đến tình trạng suy đồi.
8. Người giàu có mà không cấp dưỡng cha mẹ già đã quá tuổi xuân xanh - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
9. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ tư làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ năm đưa con người đến tình trạng suy đồi.
10. Người giả dối, gạt gẫm một vị Bà La Môn, một vị đạo sĩ ẩn dật hay một đạo sĩ du phương hành khất - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
11. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ năm làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ sáu đưa con người đến tình trạng suy đồi.
12. Người có tiền của dồi dào, nhiều vàng, lắm vật thực, nhưng chỉ thọ hưởng riêng mình - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
13. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ sáu làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ bảy đưa con người đến tình trạng suy đồi.
14. Người kiêu căng, tự phụ với dòng dõi, với tài sản sự nghiệp hoặc giai cấp mình và khinh khi những người khác - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
15. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ bảy làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ tám đưa con người đến tình trạng suy đồi.
16. Người trụy lạc, say sưa rượu chè và phung phí tài sản - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
17. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ tám làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ chín đưa con người đến tình trạng suy đồi.
18. Không biết an phận với chính vợ nhà, ăn ở với gái giang hồ và vợ người khác - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
19. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ chín làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười đưa con người đến tình trạng suy đồi.
20. Người đã quá tuổi xuân xanh, cưới về bà vợ quá trẻ và ăn ở sống chung không phải vì tình thương chăm sóc - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
21. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ mười làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười một đưa con người đến tình trạng suy đồi.
22. Người tự đặt mình dưới quyền một người đàn bà hay một người đàn ông phung phí, vô độ lượng - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
23. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ mười một làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười hai đưa con người đến tình trạng suy đồi.
24. Người có ít phương tiện mà nhiều tham vọng, dòng dõi chiến sĩ mà khát khao cần quyền tối thượng - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.
25. Thấu rõ
những nguyên nhân đưa đên tình trạng suy đồi trên thế gian, bậc Hiền Trí Cao
Thượng sống với trí tuệ trong cảnh giới nhàn lạc.
Chú thích:
[1] Sau khi nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng thời Pháp đề cập đến những điều kiện dẫn đến hạnh phúc và thịnh vượng, các vị Trời muốn nghe Ngài giảng về những gì có khuynh hướng dẫn đến tình trạng suy đồi. Do đó các Ngài đến hầu Phật và bạch hỏi.