Niềm Tin

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 32405)
NIỀM TIN

Niềm tin không thôi thì không nghĩa lý gì vì lẽ niềm tin phải được rèn luyện với sự hiểu biết phát xuất từ một tâm trí được rèn luyện. Mục đích chính của tôn giáo là làm sao chỉ cho tín đồ cách sử dụng kiến thức với sự hiểu biết phê phán để đạt được tối đa tình cảm hạnh phúc và nhiệm vụ của chính mình. Dù kiến thức có nhiều thế nào đi nữa, nếu chúng ta không nhổ được gốc rễ những hoen ố và nghi ngờ trong đầu óc chúng ta, chúng ta vẫn còn trong tình trạng không hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được thanh tịnh ở mức cao nhất (A-La-Hán), chúng ta hoàn toàn bật được gốc rễ tham dục, sân hận, ảo tưởng sai lầm của chúng ta và chúng ta thiết lập được một trạng thái bình thản trong tâm hồn chúng ta. Rồi khi những “thanh tịnh” đến thì không một tư tưởng xấu xa nào có thể phát sinh được. Chúng ta không thể thốt ra những lời gay gắt hay phạm những hành động tội lỗi. Một người đã thanh tịnh được tâm trí cao hơn cả trăm lần những người có thế lực hay những người chỉ có niềm tin và kiến thức đắm chìm trong những nhơ bẩn của tâm trí. Chúng ta cho rằng chúng ta “văn minh”,nhưng làm sao chúng ta có thể nhận mình văn minh khi đầu óc chúng ta còn hiện rõ những nét nhơ bẩn cùng mức độ như những tổ tiên “cổ xưa” của chúng ta đã có từ hằng ngàn năm qua ?

Trên thế giới, dân chúng chen chúc tại các chùa, nhà thờmgiáo đường và các nơi sùng bái để cầu nguyện, hy sinh các sinh vật, thực thi khổ hạnh. Nhưng khi họ vừa ra khỏi các nơi trên, họ vẫn sân si, tham dục, ganh tị, thù hận, ác cảm như trước. Người dân cho rằng là người có đạo lý khi họ cầu nguyện, lễ bái và thực thi các nghi lễ tôn giáo, nhưng “tâm trí” họ vẫn ích kỷ và bất chánh. Nếu quả họ là những người có đạo lý, họ sẽ không còn kỳ thị lẫn nhau, làm cho nhau đau khổ hay chế diễu lẫn nhau trong việc hành đạo. Đức Phật cố gắng khai thị tâm trí của chúng ta để chúng ta hiểu tường tận mọi điều mà không phát triển niềm tin cuồng tín và kỳ thị.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6558)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6667)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6341)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5666)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6040)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6357)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5758)