Phép Lạ

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 33212)

PHÉP LẠ

Khoa học ngày nay không bác bỏ sự có thể có được các phép lạ, như đã từng thấy, nhưhg chỉ là bước đầu chấp nhận những cái được biết là phép lạ và những hiện tượng phi thường chưa được biết. Đức Phật tự Ngài đã bày tỏ quan điểm : Với Ngài các phép lạ không được coi là chứng minh được chân lý mà chỉ trình bày thành thạo được một số ít thần thông phát triển nơi một số người. Những người có phép lạ không nhất thiết là bậc giác ngộ hay các bậc thánh.

Như vậy, Đức Phật không những dạy đệ tử Ngài đề cao cảnh giác việc thi triển bất cứ loại thần thông phép lạ nào mà họ đạt được mà còn báo cho quần chúng không nên lưu tâm quá mức tới những việc thi triển thần thông. Cho nên, xét những tôn giáo khác lợi dụng phép lạ đến hết mức để thu phục quần chúng, Phật Giáo coi những việc đó không đáng kể và không thích đáng với nhiệm vụ chính là mở mang tinh thần và giải thoát. Theo Đức Phật, thần thông phép lạ cao nhất phải là : làm sao biến một người ngu si thành một người khôn ngoan.

Liên quan đến việc trên, Swami Vivekananda nói :”Ý tưởng về siêu nhiên lên đến một mức độ nào đó, đem thần thông sức mạnh cho con người, nhưng nó cũng đem lại ỷ lại, sợ hãi và dị đoan. Nó suy thoái thành một niềm tin khủng khiếp trong cái yếu đuối tự nhiên của con người “.

Quan điểm khoa học và nội dung của Phật Giáo đã khiến Albert Einstein (8) tuyên bố :”Nếu có tôn giáo nào có thể đương đầu với nhu cầu khoa học hiện đại, tôn giáo đó phải là Phật Giáo.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6587)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6681)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6362)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5702)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6078)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6376)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5778)