Hạnh Phúc

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 35293)

HẠNH PHÚC

Tôn giáo này không phải một tôn giáo để người dân chỉ biết tuân theo mà là để học hỏi, hiểu biết và thực hành để đạt kinh nghiệm vàhạnh phúc.

Một hôm Đức Phật đi bộ trong rừng, Ngài nắm trong tay vài chiếc lá cây và tuyên bố những gì Ngài dạy đệ tử chỉ như chiếc lá trong lòng bàn tay của Ngài. Toàn bộ giáo Pháp giống như tất cả các lá cây trong rừng. Giáo Pháp mênh mông rộng lớn không tưởng tượng nổi, Đức Phật dạy những điều chủ yếu, cần thiết ngay cho nhiệm vụ cấp thời để chấm dứt khổ đau và được giải thoát. Đức Phật dạy chúng ta phải làm thế nào để tự chúng ta thoát khỏi khổ đau. Kiến thức trần tục còn lại không quan trọng. Vì ngu si, chúng ta đã dành thời gian cả cuộc đời cố gắng đương đầu với các khổ đau ấy, như lo lắng, đau buồn và mâu thuẫn. Việc đó là do chúng ta không hiểu bản chất thực sự của cuộc sống và những nguyên nhân của khổ đau. Thí dụ chúng ta hãy lấy ba đặc tính của Pháp là Vô thường (Anicca), Bất toại nguyện (Dukkha) và Không có thực chất (Anatta, vô ngã). Toàn thể vũ trụ này đều chung số phận của ba đặc tính trên. Không có sức mạnh nào có thể ngăn chận được bước tiến của sự thay đổi hiện hữu từ lúc ta sanh ra và trong đó đã ẩn tàng nguyên nhân của đau khổ. Chúng ta chẳng cần gì khác nữa để nhận thức được về nguồn gốc của khổ đau.

Chúng ta muốn gì ngoài đời sống? Làm sao để chúng ta đạt được hạnh phúc? Bất toại nguyện và hậu quả là không hạnh phúc đến từ nơi chúng ta không hiểu mọi vật đều thay đổi và đi đến tan rã. Đó là luật của vũ trụ. Nhưng vì sự ngu si và niềm tin lầm lẫn về cái ngã của chúng ta, chúng ta muốn sinh tồn trong trạng thái luôn luôn không bao giờ thay đổi. Việc đó không bao giờ có thể xãy ra được. Chúng ta muốn giữ của cải tài sản, sức khoẻ và tuổi thanh xuân của chúng ta. Nhưng rồi ngày nào đó tất cả mọi thứ đó đều bị quét sạch như ngọn đèn bị gió thổi tắt. Khi chúng ta nhận thấy những nét đẹp kiều diễm thay thế bằng những nếp da nhăn nheo và tóc bạc, chúng ta lo lắng và trở nên không hạnh phúc vì chúng ta từ chối chấp nhận sự thay đổi bản chất của vạn vật.

Đức Phật dạy chúng ta hãy suy gẫm các điều đó, chúng ta sẽ hiểu và nhổ tận gốc nguồn không hạnh phúc của chúng ta. Giáo lý của Đức Phật soi sáng đường lối cho nhân loại để bước qua thế gian mù quáng bởi dị đoan, căm thù và sợ hãi để tiến tớimột thế giới ánh sáng mới, một thế giới của tình thương, hạnh phúc và phẩm hạnh. 

Edwin Arnold (10) mô tả con đường của Đức Phật trong thi phẩm “Ánh sáng Á châu” :

“Đây hoa nở trên cây nhân loại

Đã bừng nở qua nhiều vạn kỷ

Làm thế giới chan hoà

Hương thơm trí tuệ

Và mật ngọt tình thương”.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6612)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6708)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6381)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5724)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6096)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6394)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5797)