2. Cuộc Viếng Thăm Của Vị Đạo Sư Hiền Đức

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 14327)


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

2 CUỘC VIẾNG THĂM CỦA VỊ ĐẠO SƯ HIỀN ĐỨC

Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc. Đó là thời kỳ đại hạnh phúc và thanh bình của đất nước. Vì mọi người khắp nơi đều hân hoan vui mừng cho nên đức vua và hoàng hậu đặt tên cho thái tử là “Tất Đạt Đa” (Siddhartha) (4) nghĩa là “người đã mang lại mọi điều lành”.

Bấy giờ các hiền nhân đều tiên đoán về thái tử. Họ thưa: “Tâu bệ hạ, những điềm báo trước trong ngày thái tử đản sanh rất tốt đẹp. Thái tử sau này sẽ trở thành nhân vật còn vĩ đại hơn hoàng thượng bây giờ!” Nghe nói vậy, đức vua rất hãnh diện. Ngài thầm nghĩ: “Nếu các hiền nhân này nói đúng thì con ta thái tử Tất Đạt Đa tương lai có thể là một vị minh quân, không những trị vì vương quốc nhỏ của ta mà còn cai trị cả toàn thế giới! Thật là điều vinh dự lớn lao cho riêng ta cũng như hoàng tộc”.

Vài ngày đầu tiên sau khi hoàng tử ra đời, nhiều người đã vào cung điện để thăm thái tử vừa mới giáng sanh. Một trong các vị này là ông tiên A Tư Đà (Asita) (5). Ông là một đạo sĩ sống ẩn tu trong rừng sâu, và nổi danh là một con người rất thánh thiện. Đức vua và hoàng hậu ngạc nhiên thấy đạo sĩ A Tư Đà rời bỏ khu rừng ông đang ở để vào thăm cung điện, liền nói với sự kính trọng: “Thưa đạo sư hiền đức, chúng tôi rất hân hạnh được Ngài đến thăm. Xin cho chúng tôi biết mục đích viếng thăm của đạo sư, và chúng tôi hân hạnh sẽ phục vụ cho Ngài bất cứ điều gì Ngài cần đến”.

Đạo sĩ A Tư Đà đáp lời: “Bần đạo xin cám ơn về sự ân cần tiếp đón của đức vua và hoàng hậu. Bần đạo từ xa đến viếng thăm quý vị vì bần đạo thấy có những điềm lạ xuất hiện gần đây. Các điều ấy báo cho bần đạo biết rằng thái tử mà hoàng hậu vừa mới sinh, tương lai sẽ thành đạt sự nghiệp kiến thức tinh thần vĩ đại. Lâu nay, bần đạo đã dành hết cuộc đời tu tập để mong có được trí tuệ siêu phàm ấy, cho nên bần đạo nóng lòng đích thân muốn đến sớm để gặp thăm thái tử”.

Hoàng thượng vui vẻ vội vàng đến nơi thái tử đang nằm ngủ. Đức vua cẩn thận bồng thái tử mang đến cho đạo sĩ A Tư Đà. Ông ta nhìn hoàng tử một hồi lâu và không nói gì. Rồi sau cùng đạo sĩ bước lui, buồn bã nhìn lên bầu trời thở dài và bắt đầu than khóc.
 
Nhìn đạo sĩ A Tư Đà khóc, đức vua và hoàng hậu cảm thấy lo lắng. Cả hai sợ rằng đạo sĩ đã trông thấy tướng trạng gì xấu nơi thái tử. Đôi mắt đầy lệ, vua Tịnh Phạn quỳ xuống và kêu lên: “Thưa đạo sĩ, Ngài đã thấy gì nơi hoàng tử khiến Ngài phải khóc? Tất cả những vị hiền đức khác đều bảo rằng thái tử con của trẩm ra đời sẽ trở thành một đại nhân, có được trí tuệ siêu phàm. Nhưng nay, sau khi xem tướng thái tử Ngài lại khóc. Điều ấy có nghĩa là thái tử sẽ chết sớm? Hay có điều gì rất khủng khiếp sắp xảy ra cho thái tử? Thái tử là đứa con độc nhất mà trẩm rất yêu quý, xin hãy mau mau cho trẫm biết Ngài đã thấy gì nơi thái tử vì tâm của trẩm hiện đang quá hồi hộp đầy sự buồn khổ và lo âu”.
 
Rồi với cái nhìn đầy từ ái, đạo sĩ A Tư Đà trấn an đức vua cùng hoàng hậu và bảo họ không có gì phải lo sợ. Đạo sĩ nói: 

“Xin bệ hạ và hoàng hậu chớ quá phiền muộn. Bần đạo khóc không phải vì thấy có ẩn dấu gì xấu nơi thái tử. Thật vậy, điều mà bần đạo đã xem và biết chắc rằng thái tử khi lớn lên sẽ trở thành một đấng siêu nhân. Bần đạo đã nhìn thấy nơi thái tử có nhiều tướng tốt đặc biệt - như ánh sáng phát chiếu ra từ các ngón tay của người điều ấy báo cho bần đạo biết rằng tương lai của thái tử sẽ hết sức huy hoàng.

 “Nếu thái tử quyết định ở lại với bệ hạ để lên làm vua, thái tử sẽ trở thành một vị chuyển luân thánh vương trong lịch sử. Thái tử sẽ trị vì một đất nước rộng lớn và mang lại cho quốc dân nhiều an lành hạnh phúc. Nhưng nếu thái tử không muốn lên ngôi hoàng đế, tương lai của người sẽ còn vĩ đại hơn! Thái tử sẽ trở thành một đấng đại đạo sư, chỉ bày cho toàn nhân loại phương pháp sống thế nào để có được tâm an lạc và tình thương. Nhận thấy thế gian đầy nỗi buồn đau, thái tử sẽ rời bỏ cung điện đi tu, để tìm ra con đường chấm dứt sự khổ đau. Rồi người sẽ chỉ dạy cho bất cứ ai muốn tìm học giáo lý ấy.

 “Không, tâu bệ hạ và hoàng hậu, bần đạo không phải khóc cho thái tử, mà khóc than cho chính mình. Hoàng thượng xem, bần đạo đã dùng hết cả cuộc đời để sưu tầm chân lý, tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Và hôm nay, bần đạo đã gặp thái tử, người một ngày kia sẽ chỉ dạy những điều mà bần đạo muốn tu học. Nhưng đến lúc thái tử có đủ khả năng để dạy dỗ thì bần đạo đã từ trần rồi. Như vậy bần đạo sẽ không được tu học với hoàng tử trong kiếp này. Cho nên bần đạo hết sức buồn khổ. Nhưng bệ hạ và hoàng hậu, thật là đại phước, không nên buồn lo. Hãy vui mừng đã sinh được một hoàng nam siêu việt như thế”.
 
Rồi đạo sĩ A Tư Đà nhìn thái tử lần cuối cùng rất lâu, và từ từ rời khỏi cung điện. Đức vua nhìn theo đạo sĩ bước đi rồi, quay lại hướng mắt về thái tử. Ngài rất sung sướng vì biết rằng không có gì hiểm nguy, đe dọa cuộc sống của thái tử. Rồi nhà vua thầm nghĩ: “Đạo sĩ A Tư Đà dạy rằng thái tử Tất Đạt Đa tương lai sẽ trở thành một đại vương hoặc là một đại đạo sư. Tốt nhất, trước tiên thái tử sẽ là một vị vua. Hãnh diện biết bao khi ta có được một hoàng tử nổi danh và đầy quyền uy như thế! Rồi khi thái tử đến tuổi già như đạo sĩ A Tư Đà, người có thể xuất gia để trở thành một đạo sư hiền đức nếu thái tử muốn”.

Suy nghĩ điều như vậy, vua Tịnh Phạn sung sướng đứng bồng thái tử trong tay, ước mơ tưởng nghĩ đến danh vọng mà con của mình một ngày nào sẽ có.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7705)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13040)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13154)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8944)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7635)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11612)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5483)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11026)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14772)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6555)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.