26. Trở Về

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 15658)


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

26 TRỞ VỀ

Ngày kia, Đức Phật nói với các đệ tử của Ngài: “Đã đến lúc Ta sẽ trở về Ca Tỳ La Vệ, kinh thành của thân phụ ta”. Và tất cả môn đồ bắt đầu chuyến đi dài về thăm quê hương ấu thời của Đức Phật. Tin Ngài sắp về lan nhanh tới kinh thành và mọi người đều vui mừng, sung sướng. Họ nói với nhau: “Thế nào rồi vị hoàng tử thân yêu của chúng ta cũng sẽ trở về! Giờ đây người là bậc đại sư với hàng ngàn tín đồ. Thực qúy hóa làm sao khi chúng ta gặp lại thái tử!”. 

Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết khi nghe tin con mình trở về. Nhà vua biết rằng Đức Phật có nhiều tín đồ nên ông ta thầm nghĩ: “Con ta đã trở thành đấng giáo chủ vĩ đại. Thái tử đã mang lại cho ta nhiều vinh dự”. 

Nhà vua không thể chờ Đức Phật đến, cho nên đã phái một cận thần cỡi ngựa đi trước để xem thái tử như thế nào sau nhiều năm xa cách. Hôm sau, ông đến nơi Đức Phật và các đệ tử của Ngài đang ở. Tất cả đều mang bình bát bằng gỗ. Họ vào trong làng đi khất thực từ nhà nọ qua nhà kia. Rồi các Sư trở về nơi mình đang cư ngụ để cùng nhau thọ trai trong im lặng. 

Vị cận thần trở về thành Ca Tỳ La Vệ và trình báo cho nhà vua biết mọi chuyện. Đức vua giận dữ hét lên: “Con ta, một vị hoàng tử, nay trở thành kẻ ăn xin! Ta cảm thấy nhục nhã. Ta phải chấm dứt điều này ngay tức khắc!” 

Vua Tịnh Phạn liền cỡi ngựa ra ngoài hoàng cung và đến nơi thái tử đang ở. Khi nhìn thấy Tất Đạt Đa gìơ đây là một vị Phật sáng chói, xung quanh có hàng nghìn đệ tử, nhà vua vô cùng xúc động. Gặp gỡ cả hai thân thiết mừng rỡ đón chào nhau. Rồi đức vua hỏi thái tử: “Ta nghe nói mỗi sáng con mang bình bát đi xin ăn, có phải thế không?” 

Đức Phật trả lời: “Vâng, đúng vậy. Đi khất thực là truyền thống của chúng tôi.”

Nghe vậy, nhà vua càng nổi giận hơn trước. Ông quát lớn: “Truyền thống của chúng tôi? Con xuất thân từ dòng dõi nhiều đời vua, họ không bao gìơ đi xin ai bất cứ vật gì để sống. Phong tục của chúng ta là dùng thức ăn để trong các dĩa vàng và bạc, chứ không phải nơi những bình bát đơn sơ bằng gỗ. Truyền thống của chúng tôi mà con muốn nói đến nghĩa là gì?” 

Đức Phật ôn tồn đáp: “Thưa phụ vương, thân phụ xuất thân từ dòng dõi các vua chúa. Đúng như thế. Nhưng con xuất thân từ những bậc đại sư, các Đức Phật trong qúa khứ. Những vị tôn sư này rất là bình dị. Họ xin nhận thức ăn từ bất cứ ai họ gặp. Khi con bảo truyền thống của chúng tôi là đi khất thực, con muốn nói đó là truyền thống của chư Phật”.

Rồi Đức Phật nắm lấy tay phụ vương và cùng đi với người một lúc lâu. Ngài thuyết giảng cho đức vua nghe về bài pháp Tứ Diệu Đế và con đường dẫn đến chấm dứt sự khổ. Sau một thời gian dài nghe Đức Phật giảng pháp, vua Tịnh Phạn nói: “Đúng vậy, con hôm nay thực qúa cao qúy hơn hẳn một vị hoàng tử con của ta ngày trước. Như đạo sĩ A Tư Đà tiên đoán con khi còn là một hài nhi là sau này con sẽ trở thành một Đại
giáo chủ. Ta xin cúi đầu đảnh lễ con, một vị Phật. Xin Ngài hãy chấp nhận cho tôi, người đã có lần muốn Ngài lên ngôi vua, làm một trong các đệ tử của Ngài”. 

Ít lâu sau, vợ Đức Phật, nàng Da Du Đà La; con của Ngài, La Hầu La; bà di mẫu (Ma Ha Ba Xà Ba Đề) người đã nuôi nấng Đức Phật, và nhiều mệnh phụ phu nhân khác trong cung điện cũng đều yêu cầu được làm đệ tử đức Thế Tôn. Họ bạch với Đức Phật: “Chúng con rất buồn khổ khi Ngài cỡi ngựa vượt thành xuất gia những năm về trước. Nhưng giờ đây đức Từ Phụ đã mang lại cho chúng con nhiều nguồn vui với tâm an lạc nhờ chúng con thấu hiểu giáo lý chân thật của Ngài. Chúng con rất vui mừng thấy rằng Ngài đã giã từ chúng con xưa kia để hôm nay trở về làm một vị Phật”. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7713)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13057)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13155)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8946)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7641)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11616)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5484)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11032)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14776)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6560)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.