15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 15342)


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN


15 SÁU NĂM TU KHỔ HẠNH
 
Rồi sa môn Tất Đạt Đa đến khu rừng nơi có các đạo sĩ thông bác đang tu tập. Đầu tiên ông học đạo với Ngài A La La (Arada)(16) và sau đó với Ngài Uất Đầu Lam Phất (Udraka)(17). Trong thời gian ngắn, ông đều thông hiểu hết mọi điều mà các đạo sư này chỉ dạy. Nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn, và tự nghĩ: “Thầy của ta mặc dù là những đạo sư thánh thiện, song mọi lời chỉ giáo của họ vẫn không giúp con người chấm dứt được những sự khổ đau. Cho nên ta phải cố gắng tự mình đi tìm ra chân lý.”

Sa môn tiếp tục cuộc hành trình cho tới khi đến dòng sông Ni Liên Thuyền (Nairangana)(18), gần thành phố linh thiêng Ca Da (Gaya)(19). Sa môn vượt qua sông và đi vào khu rừng bên kia bờ sông. Tại đây ông gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập. Cuộc sống của họ thật hết sức giản dị. Họ dùng rất ít thức ăn, sống ngoài trời, và ngồi yên tĩnh thiền định nhiều giờ mỗi ngày.

Sa môn hỏi những đạo sĩ này:
“Tại sao quý vị tự hành hạ làm đau đớn thân xác mình như vậy.”

Họ trả lời: “Phần đông mọi người trên thế gian đều nuông chìu quý mến thân thể của mình, cho nên họ đang còn chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể khống chế sự đau đớn chúng ta sẽ tìm ra phương pháp khắc phục được những khổ đau”.

 
Sa môn Tất Đạt Đa thầm nghĩ: “Nhiều năm qua, ta sống trong các cung điện đầy thú vui dục lạc. Ta đã quá nuông chìu thân xác của mình cho nên tâm ta không tìm thấy sự an lạc. Có thể những đạo sĩ này nói đúng. Ta sẽ tham dự cùng với họ thực hành để thử xem phương pháp này dẫn đến chấm dứt được sự khổ hay không.”

Rồi ông bắt đầu thực tập những phương cách tu hành vất vả và khó nhọc nói trên. Sa môn ngồi liên tục nhiều giờ tại một chỗ. Mặc dù chân và lưng của người rất đau đớn, nhưng ông vẫn không lay động. Sa môn tự thiêu đốt thân mình dưới ánh nắng hè cháy bỏng và làm tê cóng da thịt bởi những làn gió đông lạnh buốt. Sa môn chỉ dùng vừa đủ thức ăn để duy trì sự sống. Và cho dù khổ nhọc đến đâu, ông vẫn tự bảo: “Ta phải tiếp tục để tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”.

Năm người bạn cùng tu nhìn sa môn Tất Đạt Ta, đầy kinh ngạc. Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy ai có quyết chí tu hành như vị này. Ông ta luôn tinh tấn và không bao giờ thối tâm. Người sắp thành công bằng lối tu khổ hạnh này sẽ là Tất Đạt Đa. Chúng ta nên đến ngồi sát cạnh sa môn để khi người tìm ra được con đường chánh đạo, chúng ta sẽ có thể tu học với ông”.

Sa môn Tất Đạt Đa ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn. Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũng không ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.

Sa môn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu. Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống. Nhưng người vẫn không từ bỏ sự tu hành khổ hạnh.

Sáu năm dài trôi qua. Khi rời cung điện và từ bỏ mọi thú vui trần tục, sa môn Tất Đạt Đa đúng hai mươi chín tuổi. Nay ông được ba mươi lăm trải qua sáu năm tu hành khắc khổ trong sự ăn uống, ngủ nghỉ, ẩn trú và phục sức. Ngày kia, sa môn thầm nghĩ: “Nay ta có tiến gần chút nào đến mục đích tầm đạo giải thoát của ta hơn sáu năm trước chăng? Hay ta vẫn đang còn mê mờ như xưa? Khi làm thái tử sống trong cảnh giàu sang phú quý, ta thụ hưởng đủ mọi điều mà một vị hoàng tử có thể mong ước có được. Ta đã phung phí nhiều năm trong các ngục tù lạc thú đó.

“Rồi ta xuất gia đi tu và bắt đầu công cuộc tầm đạo. Ta đã sống trong rừng, các hang động và chưa gặt hái được kết quả gì ngoài sự nhịn ăn và hành hạ xác thân. Nhưng ta vẫn không tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Giờ đây ta có thể nhận thấy đó là một sự sai lầm trong việc tự hủy hoại thân thể của mình như thế này, chẳng khác gì sự nhầm lẫn là ta đã phí phạm nhiều thì giờ trước kia trong các cung điện hoàng gia. Để tìm ra chân lý, ta nên theo con đường trung đạo nằm giữa hai cuộc sống quá dục lạc, và quá ép xác khổ hạnh”.

Sa môn nhớ lại nhiều năm trứơc, sau khi nhìn thấy cảnh một người chết, ông đã ngồi thiền định dưới gốc cây hồng táo. Sa môn thầm nghĩ: “Sau lần tham thiền đó, tâm ta trở nên rất định tinh. Lần đầu tiên ta có thể sáng suốt nhìn thấy rõ ràng các sự vật. Giờ đây ta sẽ cố gắng thiền định trở lại như thế”.
 
Nhưng khi nhìn lại mình, sa môn nhận thức rằng: “Ta đã ngồi đây tu tập nhịn ăn trong nhiều năm hiện giờ thân ta mệt mỏi, đầy dơ bẩn và suy yếu. Ta ốm gầy đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Làm sao ta có thể thiền định sáng suốt, quán sát sự vật khi thân mình dơ nhớp và quá đói khát”.

Sa môn từ từ đứng dậy đi xuống sông tắm. Nhưng người quá yếu sức gần như muốn ngã chìm nước. Sa môn nỗ lực cố gắng vươn mình để tiến lên bờ. Rồi Ngài ngồi trong giây lát, nghỉ ngơi.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7713)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13054)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13155)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8945)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7639)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11616)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5484)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11030)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14776)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6558)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.