Món nợ lớn nhất đời người là gì?

11 Tháng Tư 201709:08(Xem: 6868)

MÓN NỢ LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI LÀ GÌ?
Thích Đạt Ma Phổ Giác


Thich Dat Ma Pho GiacPhật tử Phúc Đức hỏi: Món nợ lớn nhất của đời người là gì? Xin thầy giải thích cho chúng con được biết rõ ràng thấu đáo mọi lý lẽ?

Thầy trả lời: Phật dạy, món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm! Trong tình cảm có 7 thứ gọi là thất tình lục dục, được biểu lộ ra bên ngoài và sáu việc ham muốn của một con người. Thất tình lục dục được ví như những cục nam châm khi gặp sắt nó sẽ hít vào không thể gỡ ra. Cũng vậy, do tâm tham muốn luyến ái về tình cảm nặng nề nên lúc nào cũng làm cho mình và người dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.

Thất tình là bảy thứ tình cảm như: Tình cảm con người được biểu hiện qua tâm lý cảm xúc buồn vui, thương ghét, giận hờn, lo lắng, sợ hãi, ganh tị, tật đố và tham muốn. Bảy trạng thái hỗn hợp này  luôn chi phối đời sống con người như lửa với nước không thể thiếu nhau.

Như khi chúng ta hân hoan vui vẻ, sẽ thể hiện ra nét mặt xinh đẹp dễ thương, khi buồn bã hay bất an lo lắng một điều gì thì mặt mày như bánh bao ế trông thật khó coi.

Còn khi giận ai thì mặt mày tái mét, hoặc đỏ bừng lên tay chân run rẫy dẫn đến mất tự chủ nên nói năng và hành động làm tổn hại người khác. Khi chúng ta yêu thương ai quá mãnh liệt làm cho mình cảm thấy rạo rực, bồn chồn trong lòng. Khi quá ham muốn một điều gì ta bất chấp mọi hậu quả xảy ra để đạt được mục đích của mình.

Lục dục là 6 điều ham muốn qua sự tiếp xúc giữa mình và người khác khi đối duyên xúc cảnh, đã trở thành thói quen khó thay đổi của một con người.         

-Thấy các đồ vật hình sắc xanh, vàng, đỏ, trắng và hình sắc nam nữ rồi sinh luyến ái tham đắm vào đó. Thấy hình dung đoan chánh, tướng mạo tốt đẹp mà sanh lòng tham đắm. Thấy tướng đi, đứng, nằm ngồi, nói cười mà sanh lòng ái nhiễm. Thấy da thịt của nam nữ mịn màng, trơn láng mà sanh lòng thương mến, yêu thích rồi chấp giữ vào đó. Thấy hình nam nữ dễ thương mà sanh lòng đắm trước dính mắc vào đó mà phát sinh thèm khát muốn chiếm đoạt.

Thất tình lục dục là những thứ tình cảm nó giống như những cục nam châm khi gặp sắt, con người ta cũng vậy nam nữ gặp nhau đam mê say đắm sắc dục mà không có ngày thoát ra. Những mong muốn tìm cầu được thỏa mãn nhà Phật gọi là vị ngọt, thích một thứ âm thanh êm dịu nhẹ nhàng, thấy một hình ảnh đẹp ta đam mê dính mắc vào đó để được thỏa mãn, sự thỏa mãn đó chính là vị ngọt của dục lạc, là cái đã đáp ứng được cho lòng ham muốn, làm cho ta cảm thấy đam mê ngất ngây trong hạnh phúc rồi chìm đắm trong đó.

Có một loại tình cảm mà nhân loại lúc nào cũng ca ngợi từ ngàn xưa cho đến nay là tình yêu nam nữ, nhờ đó mà thế gian luôn phát triển và tồn tại. Tình yêu lứa đôi luôn đóng vai trò thiết yếu quan trọng trong cuộc sống. Thế giới loài người sở dĩ tồn tại và phát triển nhờ loại tình yêu mãnh liệt này. Vì muốn bảo vệ tình yêu cho riêng mình trong sự ích kỷ nên mới phát sinh ra các thứ tình cảm như yêu ghét, buồn vui, thương giận và lo lắng. Tình ở đây nói chung gọi là tình người trong cuộc sống như tình cha mẹ, tình chồng vợ, tình anh em, tình bè bạn, tình làng nghĩa xóm, tình yêu, tình nhân loại v.v… Vì cái tình đó nên con người sinh ra luyến ái, mến thương, yêu thích và luôn gắn bó với nhau nhiều hơn.

Ai có lập gia đình rồi mới biết giá trị đích thực của tình yêu nam nữ là gì? Đôi khi nhìn bên ngoài nhiều người thấy gia đình đó sống thật hạnh phúc quá trời, nhưng đi sâu vào bên trong ta mới thấy họ sống chỉ có hình thức bên ngoài để che mắt thiên hạsĩ diện, vì sự nghiệp gia đình người thân và con cái. Có những chuyện tình rất đẹp, rất nên thơ, rất đáng nhớ và đáng được người đời ca tụng. Có những bài tình ca bất hủ ca ngợi về tình yêu, có những bức tranh tuyệt đẹp để diễn tả về tình yêu.

Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, dù mỏi mệt, dù trăm công ngàn việc phải lo, dù vui ít khổ nhiều mà ít ai chối bỏ được tình yêu nam nữ. Khi chúng ta tới tuổi trưởng thành bổng nhiên có điều gì đó cứ thôi thúc đôi nam nữ tìm gặp nhau, để tìm hiểu về nhau, rồi yêu thương nhau, thích nhau và dẫn đến yêu nhau rồi lập gia đình. Trong tình yêu nam nữ rất có nhiều sự ràng buộc và hệ luỵ là khổ đau. Bởi vì trong tình yêu có tình dục, có trách nhiệm, có bổn phận, có cảm thôngtha thứ, mới duy trì được hạnh phúc lúa đôi.

Trong tình yêu ngoài việc đầu ấp tay gối, chúng ta còn phải có ý thứctrách nhiệm với nhau, chúng ta còn phải có tình chồng nghĩa vợ và phải biết cách nuôi dạy con cái cho đàng hoàng. Người Phật tử chân chính hãy nên sống thuỷ chung, thành thật, hy sinh, trách nhiệm và biết tôn trọng, biết nhường nhịn, biết chia sẻ, biết tha thứ, biết chia ngọt xẻ bùi.

Giữa vợ chồng và con cái còn có sợi dây luyến ái, quan hệ mật thiết với nhau bởi tình cảm nợ nần nhiều đời vay trả. Chúng ta muốn bảo vệ được hạnh phúc gia đình, vợ chồng phải biết thông cảm, tin tưởng, chung thủy, thường xuyên trao đổi tâm tình, phấn khích cho nhau, cùng đồng tâm hiệp lực nuôi dạy con cái và có sự chịu đựng hy sinh.

Thế cho nên, sống ở đời ta phải biết vị tha, bao dungđộ lượng, yêu thương nhau bằng trái tim hiểu biết và bằng tình người trong cuộc sống. Đến lúc đó, hôn nhân không còn là nỗi sợ hãi dày vò tâm trí ta mà còn có thể làm đẹp thêm trong tình yêu lứa đôi, làm đẹp thêm cho cuộc đời, bằng sự hiểu biết chân chínhnhận thức sáng suốt nhờ tin sâu nhân quả và sống theo lời Phật dạy.

Trong mối tương quan cuộc sống tình cảm thiêng liêng cao quý nhất đó là tình cha mẹ, là sự kết tinh kỳ diệu bởi tình yêu thương vô bờ bến, là ơn sâu nghĩa nặng không gì có thể sánh bằng. Ai đã đem đến cho ta sự sống, ai đã mang nặng đẻ đau nuôi ta khôn lớn, khi mở mắt chào đời ta đã được bầu sữa ngọt ngào từ người mẹ làm cho ấm lòng.

Nhịp cầu kết nối tình thươnggia đình, giữa cha mẹ và con cái, tạo nên sợi dây quyến thuộc từ đó bắt đầu hình thành xã hội của sự trả vay theo nguyên lý nhân quả. Ái dục làm cho con người ta đam mê say đắm chạy theo hoài mà không biết thỏa mãn.

Đức Phật cũng thừa nhận rằng ái dục là một sự thật cũng đem đến hạnh phúc, đem đến sự khả ái, khả lạc, sự thỏa mãn cho con người nghĩa là ngài cũng thừa nhận niềm vui của dục lạc, nó có vị ngọt, làm cho con người bị say mê và tham đắm vào chúng. Nói cho đầy đủ hơn chúng ta vẫn thấy rằng sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, sự xúc chạm êm dịu luôn có vị ngọt làm say đắm lòng người.

Muốn đạt được hạnh phúc, thỏa mãn dục lạc, con người phải ra sức tìm cầu, phải tạo dựng để gặt hái kết quả. Con người cần có nhà cao cửa rộng, tiền tài danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp và mọi nhu cầu cần thiết để đáp ứng sự tham muốn của chính mình.

Chúng ta luôn mong cầu tìm kiếm nhằm thỏa mãn cái tôi và của tôi mà người đời gọi là “giá trị cuộc sống”. Nhưng cuộc sống thì luôn thay đổi và biến chuyển theo thời gian. Cái giá trị cuộc sống ngày hôm qua,được thay thế bằng một cái khác có giá trị hơn.

Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm, tình yêu nam nữ là loại tình cảm mãnh liệt nhất hơn các loại tình cảm khác, bởi vì nó tạo ra cảm giác khoái lạc thích thú khi hai người cùng hướng tâm vào một điểm. Nó có thể lướt qua tình cha mẹ mà phần đông con người đều như thế, bởi nghiệp duyên luyến ái nhiều đời đã hằn sâu vào ký ức chúng ta.

Tình cảm nam nữ luôn có sự thôi thúc âm thầm bởi tình dục, đầu tiên là mến, thích, thương rồi mới yêu nhau. Tình yêu này là một đề tài muôn thuở luôn được đặt lên hàng đầu trong công cuộc phát triển và gìn giữ giống nòi nhân loại.

Nếu trong tình yêu nam nữ chúng ta có chút lòng bao dung, độ lượng biết chịu đựng hy sinh cho nhau, tình yêu đó luôn được mọi người ca ngợitán dương. Tha thứ và biết cảm thông cho nhau để cùng xây dựng hạnh phúc gia đình mà làm tròn trách nhiệm bổn phận nuôi dạy con cái.

Chỉ có những người thật sự tin sâu nhân quả thì họ mới giữ trọn vẹn tình yêu chân chính để sống đời hạnh phúc trong hôn nhân. Chữ tình cảm ở đây dành cho tất cả mọi người cho nên nó có tốt xấu lẫn lộn, chính sự tình cảm này làm cho ta luyến ái dính mắc mà mãi bị chìm đắm trong biển khổ sông mê. Ai sống nặng về tình cảm thì sẽ chịu nhiều đau khổ do cảm xúc buồn thương giận ghét chi phối hằng ngày.

Nhiều người vẫn biết đó là món nợ tình cảm do mình thích được ngọt ngào, êm dịu, mơn trớn vuốt ve, thích được đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết. Nhưng ở đời có nhiều cái trớ trêu theo tình tình phụ, phụ tình tình theo, người mình thương thì họ lại bạc bẽo, kẻ thương mình thì mình lại chối bỏ, rốt cuộc rồi vì nặng về tình cảm nên ta phải gánh chịu nhiều đau khổ.

Thế cho nên, ai muốn vượt qua sự bi lụy của tình cảm thì phải cần có sự hiểu biết chân chính dùng lý trí để chuyển hóa si mê luyến ái bằng sự chánh niệm tỉnh giác, tin sâu nhân quả. Sống được như thế ta từng bước biết cách làm chủ bản thân để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúcvượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6765)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6245)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6380)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5024)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4567)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5717)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7463)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5315)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12568)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9537)
Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng.