Lời Tựa

08 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16441)


VÔ NIỆM VIÊN THÔNG YẾU QUYẾT

Thích Minh Thiền
Phật Lịch 2536 - 1992

Lời Tựa

Khi chưa có danh từ “Tự Tánh”, bổn lai không có Phật và chúng sinh. Chỉ vì có kẻ cao hứng kiến lập ra cái chúng sinh, làm cho thế thăng bằng bị nghiêng lệch nên không thể không có kẻ cao hứng mà lập nên cái Phật để lấy lại thế thăng bằng.

Danh từ “TỰ TÁNH” đã không thật, chúng sinh không thật thì danh từ Phật há lại thật sao! Thế mới biết: vạn pháp vốn thị hiện, cho nên chúng sinh và Phật cũng không thể khác hơn. Tất cả đã vốn là thị hiện, nên lý ưng tất cả đều là được, chẳng có gì đáng ân hận. Chỉ vì không biết là được nên trở thành bị, có bị phải có chất chứa, có chất chứa phải có phiền lụy. Phiền lụy đích thật là chúng sinh. Đã có chứa tất có ít có nhiều, có nhẹ có nặng. Đến đây không thể không nghĩ cách để giải tỏa. Có nghĩ cách để giải tỏa, tất phải nói đến khéo tay khéo chân nên không thể không đề cập đến phương pháp và kỹ thuật.

Đời là một đại hí trường, đã trót đến hí trường, không thể tìm trò vui cho thoải mái. Muốn vui theo chúng sinh hay vui theo Phật thì cứ mà tùy ý miễn đừng quên là mình đang vui là được rồi!

Đã trải qua một thời gian dài đăng đẳng vui theo kiểu chúng sinh, nay chán vui theo kiểu chúng sinh, đổi sang trò vui giải thoát. Đã là trò đời, ai mà không vui! Đã vui theo kiểu chúng sinh thì ai mà không tìm vui theo con đường giải thoát! Hễ là đồng thanh tương ứng, đòng khí tương cầu, nên không thể không rủ rê thâu hút. Nên đây cũng không phải là chuyện riêng của một nhóm nào mà là của chung tất cả làng vui trong thiên hạ. Vì thế cao hứng viết lên tập sách nhỏ này để hầu khách làng vui giải thoát thưởng thức rồi có muốn bình luận ra sao, cứ mặc!
 

TÁC GỈA KÍNH GHI LỜI TỰA
THÍCH MINH THIỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11991)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13339)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 13016)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....