Thích Ca Mâu Ni Phật

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16578)


QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 

Thích Ca Mâu Ni Phật

(Thích ca Mâu Ni là tiếng Phạn, dịch: Năng Nhân-Tịch-Mặc, Thích Ca là họ, Mâu Ni là tên; Phật có nghĩa là: đấng giác ngộ, Đức Bổn Sư khi xưa là Thái Tử Tất Đạt Đa, ở xứ Trung „n Độ, nước Ca Tỳ La Vệ, cha là Vua Tịnh Phạn, mẹ là Ma Da Hoàng Hậu, Thái tử xuất gia lúc 19 tuổi, đến 30 tuổi thành đạo, thuyết pháp 50 năm trụ đời 80 tuổi. Đức Phật ra đời độ vô lượng chúng sanh, hiện nay đạo pháp của Ngài được khắp giới Á, Âu tôn trọng).

Kinh Phật Thuyết A Di Đà nói: “Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --
Đức Phật ấy vì sao hiệu là A Di Đà? Bởi ánh sáng của đức Phật này không lường, soi khắp mười phương quốc độ, không chỗ nào chướng ngại, nên hiệu là A Di Đà. Lại nữa, đức Phật kia cùng với nhân dân của ngài sống lâu đến không lường, không ngằn A Tăng Kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. --Chúng sanh, sanh về cõi Cực Lạc, đều là bậc A bệ bạt trí, trong ấy hàng nhứt sanh bổ xứ rất nhiều, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên A tăng kỳ để nói mà thôi. --Chúng sanh nào nghe kinh này, nên phát nguyện sanh về nước kia.--Tại sao thế? Vì được cùng các bậc người thượng thiện ở chung một chỗ.

 Nếu có người thiện nam thiện nữ nào nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn, khi người ấy mạng chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh Chúng hiện ở trước. Bấy giờ kẻ ấy lòng không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực Lạc.

 Chúng sanh các ngươi! Nên tin kinh “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức, Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” này.

 Kinh Đại Tập nói: Hành giả ngồi ngay thẳng, chuyên tâm tưởng đức Phật A Di Đà, tướng đẹp như thế, oai nghi như thế, đại chúng như thế, thuyết pháp như thế, tưởng niệm như vậy, tâm tâm nối nhau, thứ lớp không loạn, sẽ thấy được Đức Phật kia. Ví như trong đời có người nam hay nữ đi xa ở xứ khác, trong giấc mơ thấy nhà cửa của mình. Lúc bấy giờ thật ra người ấy chẳng biết là đêm hay ngày, là ngoài hay trong, tường vách núi đá không thể che ngăn, cho đến sự tối tăm mù mịt không làm chướng ngại. Hành giả mỗi niệm cứ huân tu như thế, lâu ngày sự quán tưởng sẽ sáng suốt lanh lẹ, kết qủa thấy được đức Phật Di Đà.

 Kinh Thập Lục Quán nói: --Muốn sanh về Cực Lạc, phải tu ba thứ phước: 

1)Hiễu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành. 

2) Thọ trì tam quy, giữ trọn các giới, đừng phạm oai nghi. 

3) Phát lòng bồ đề, tin sâu lý nhân qủa, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. 

Ba điều trên đây gọi là tịnh nghiệp.

 Kinh Bảo Tích nói: -- Bấy giờ Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói những công đức lợi ích của Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc. Lại bảo: Nếu có chúng sanh nào phát mười thứ tâm, một lòng chuyên niệm hướng về Phật A Di Đà, khi người ấy mạng chung sẽ được sanh về thế giới của đức Phật kia. Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phát mười thứ tâm, và do tâm này sanh về Cực Lạc?” --Phật bảo: “Này Di Lặc! Mười thứ tâm ấy không phải hạng người phàm phu, bất thiện có thể phát được. Những gì là mười tâm:

Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ không làm tổn hại.

Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi không làm bức não.

Với chánh pháp của Phật khởi lòng hộ trì không tiếc thân mạng.

Với tất cả pháp lành sanh lòng thắng nhẫn, không chấp trước.

Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng, sự cung kính.

Tâm cầu chứng trí của Phật, trong tất cả thời không xao lãng.

Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng cung kính, không khinh rẻ là hèn thấp.

Không say đắm theo thế luận, đối với phần bồ đề sanh lòng quyết định.

Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm.

Đối với các đức Như Lai, xả lìa các tướng, lòng tùy niệm.

Di Lặc! Đó là mười thứ phát tâm của Bồ Tát, do tâm nào sẽ được sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Di Lặc! Nếu có người nào trong mười tâm này, tùy ý thành tựu được một tâm, ưa thích muốn về Cực Lạc, quyết không lẽ nào không được vãng sanh.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11950)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9772)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9030)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8145)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10027)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17235)