Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư

22 Tháng Chín 201516:03(Xem: 4546)

LỜI VÀNG 
ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC 
 

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm 
Phiên dịch & thi kệ toát yếu 2015

Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư

 

Phần I 
Thay lời tựa
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”.[1]
Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư qua nhiều địa điểm khác nhau.
Theo lời đã dẫn chứng trên mà nếu vẫn còn có người cho rằng vì Đại sư thuộc tông Tịnh độ nên hết lòng xiển dương cho tông phái của mình, thì người ấy quả thật sai lầm lớn vậy.
Núi Bắc, tháng 6 năm 2015
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm 

Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư:
Lý Tịnh Độ vốn cực kỳ thâm áo
Sự hành trì lại giản dị, bình dân
Kẻ tự nhận mình mẫn tuệ, đa văn
Vướng tri kiến thế gian[2], liền khinh miệt
Xem thường pháp môn cao sâu, diệu tuyệt
Tưởng dành cho kẻ già cả, muội mông
Có hay đâu tánh Tịnh Độ viên thông
Mười pháp giới [3], trên tựu thành Phật quả
Dưới vì chúng sinh phát tâm phổ hóa
Căn bản và hậu đắc, trọn thủy chung [4]
Bởi thấy người chẳng màng thế trí biện thông [5]
Tín, Hạnh, Nguyện tu trì nên khinh bạc.
Sao chẳng rõ?
Pháp hội Hoa Nghiêm hằng sa Bồ tát
Tâm vô biên như đại hạnh Phổ Hiền
Phát mười đại nguyện hồi hướng Tây thiên
Nơi đất Phật sẽ viên thành quả Phật.
Nay lớn tiếng dèm pha, a dua bài bác
Hẳn chưa từng biết đến chỗ quy tông
Hẳn chưa từng thấu suốt chữ sắc, không
Mang tâm loạn chấp pháp môn cao, thấp.
Không xét tận tường trí phàm và Phật lực
Không biết tùy phương tiện ứng cơ duyên
Nếu rõ rành học hải hội Hoa Nghiêm
Đâu chẳng vội quy tâm cầu Cực Lạc?.
Ấn Quang [6] tôi, tự thuở còn búi tóc
Cũng nhiễm theo khí độc của Hàn, Chu [7]
Tài vụng thô nên thoát chốn ao tù
Khéo biện bạch ắt tự lầm mình vậy
Lại thêm nỗi buộc người trong tà vạy.
Tuổi mười lăm, thân nhuốm bệnh bao thu
Tỉnh hẳn người, chiêm nghiệm thuyết Trình, Âu [8]
Mới phát hiện chỉ quẩn quanh thế trí.
Khác chi kẻ lân la ngoài cửa ngõ [9]
Chưa một lần vào được tận trong nhà [10]
Thì làm sao thấy rõ nẻo cao xa [11]
Sự thâm thúy cũng chưa từng học hỏi.
Ấn Quang tôi,
Xuất gia lúc vừa ngoài hai mươi tuổi [12]
Nguyện chuyên tu tịnh nghiệp trọn đời mình
Không lập môn đình, chẳng nhận môn sinh
Nào ngờ được cháu con làm bại hoại [13].
Duyên đưa đẩy gặp người cầu học hỏi [14]
Liền bảo người: “Trước hãy gắng dụng công
Niệm Phật danh khiến tiêu nghiệp, tuệ thông
Gây tạo phước, rồi phát huy Phật pháp.
Đến lúc ấy,
Bầu vũ trụ pháp ý truyền rao khắp”.
Đạo Như Lai, Giới-Định-Tuệ đó thôi
Tận tâm tu trì, tận lực vun bồi
Chỗ huyền nhiệm tại chỗ thô sơ ấy.
Nếu chẳng vậy,
Chỉ trên đầu lưỡi lời lời tuôn chảy
Việc tử sinh há dùng được mảy may?
56. Chớ phân biệt quê mùa hay trí thức.

Chú thích:

[1] Trích Lời Tựa, Ấn Quang Gia Ngôn Lục, dựa vào các bản in của Tô Châu Hoành Hóa Xã và Phật Quang Viện.

[2] Chấp vào Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

[3] Phật, Bồ tát, Duyên Giác, Thanh văn, Trời, Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.

[4] Chỉ cho Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí.

[5] Suy nghĩ lanh lợi theo cái thấy biết của thế gian

[6]  Ngài Ấn Quang tên là Thánh Lượng, biệt hiệu Thường Tàm. Ấn Quang Đại Sư sanh vào cuối đời nhà Thanh, bước qua kỷ nguyên Dân Quốc. Ngài họ Triệu ở đất Hiệp Tây. Mãi đến năm ngài được 59 tuổi, ngài mới bắt đầu thâu nhận đệ tử. Số đệ tử tại gia của ngài lên đến hơn 300 ngàn, bao gồm từ hàng quyền quý giàu sang, danh nhơn, học sĩ cho đến thường dân. Ngài dạy: “Pháp môn Tịnh Độ là do Phật Thích Ca và A Di Đà kiến lập. Các vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền hướng dẫn và duy trì. Đức Mã Minh và Long Thọ hoằng dương. Các Tổ Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo cùng tiếp phần giáo hóa. Vì thế nên nay khuyên khắp các hàng Thánh, Trí, Phàm, Ngu đồng nên tu hành vậy.

[7] Hàn Dũ, bài bác Phật pháp.

[8] Họ Trình và Âu Dương Tu, bài bác Phật pháp

[9] Người cùng tử, phẩm Tín Giải, kinh Pháp Hoa.

[10] Nhà vị trưởng giả, phẩm Tín Giải, kinh Pháp Hoa.

[11] Chỉ cho Phật thừa. Kinh Pháp Hoa phá truyền hiển thực, đưa tam thừa (Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát) về nhất thùa là Phật thừa.

[12] Nhược quan: Lễ đội mủ cho thanh niên 20 tuổi, cho là trưởng thành

[13] Chỉ những người chấp chặt pháp môn mình ưa thích, không biết xứng tánh, tùy cơ.

[14] Cư sĩ họ Lý. Vị này nghe dạy nhưng không tin theo, sau nhiều năm trải bao thăng trầm mới hiểu lời Đaji Sư Ấn Quang chân thực.






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5039)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6080)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6561)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6389)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 14012)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7079)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15474)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8969)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10203)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.